1. Kiến thức:
- 4+5T: Trẻ biết cách chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân, biết chơi trò chơi: "Có bao nhiêu đồ vật".
-3T: Trẻ biết chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang và biết chơi trò chơi: " Có bao nhiêu đồ vật ".
2. Kỹ năng:
- 4+5T: Rèn trẻ kỹ năng quan sát, sự khéo léo, kỹ năng phối hợp chân tay nhịp nhàng khi chuyền bóng
- 3T: Rèn trẻ kỹ năng quan sát, sự phối hợp nhịp nhàng để chuyền bóng
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tập thể dục để có sức khỏe tốt, giữ gìn môi trường cho quê hương đất nước.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3946 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm lớn: Quê hương, đất nước, Bác Hồ-Trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đến vui chơi ở đây các con phải làm gì ?
Không bẻ cành, hái hoa.
b, Đàm thoại sau quan sát
Không vứt rác bừa bãi.
Hôm nay đến thủ đô Hà Nội các con được thăm những gì ?
Lăng Bác Hồ, Hồ Gươm, chùa một cột.
Các con còn biết ở Hà Nội còn có những khu di tích nào nữa.
- Nhà hát lớn
- Nhà bảo tàng
Thủ đô Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử nhiều công trình lớn. Hà Nội là trái tim của cả nước, tình cảm của các con với Thủ đô Hà Nội như thế nào ?
-Trẻ lắng nghe
Giáo dục: Mọi người đều yêu quý TĐHN hãy góp sức nhỏ bé của mình để xd ngày một giàu hơn.
c, Củng cố
Để cho giờ vui chơi của các con thêm sinh động cô tổ chức 1 trò chơi thật hấp dẫn mang tên "Ai nhanh nhất" mỗi đội cử 6 bạn. Dùng miệng ghép để ghép tranh, những miếng ghép cô ghi số và chữ cái giống nhau. Để ghép thành bức tranh: hoàn chỉnh đội nào ghép xong trước và đúng thì dành chiến thắng.
Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn
- Kiểm tra kết quả
Các đội ghép được tranh gì ?
Tranh "Hồ gươm"
Chùa một cột.
3.Kết thúc (2p)
Đến thăm Thủ đô Hà Nội các cháu được thăm rất nhiều nơi biết được nhiều điều bổ ích. Đây là chuyến đi thăm đầy bổ ích khi về các con hãy kể cho các bạn cùng biết về Thủ đô Hà Nội nhé. Bây giờ đã muộn rồi cô cùng chúng mình lên tàu trở về lớp học thân yêu nào ?
- Trẻ hát đoàn tàu nhỏ xíu.
Thứ 5, ngày 24 tháng 4 năm 2014
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Tên hoạt động: LQCC
Tên đề tài: Ôn chữ cái đã học a, â, ă, o, ô, ơ
I Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm được các chữ cái đã học: a, â, ă, ô, o, ơ thông qua trò chơi.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết phát âm cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, tham gia giao thông an toàn.
II Chuẩn bị:
- Mô hình thủ đô Hà Nội
- Lô tô chữ cái, tranh các địa danh, bút, màu, tranh chữ in rỗng, đoạn thơ.
III. Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài ( 3 phút)
- Cô cho trẻ hát: Đoàn tàu nhỏ xíu, và đi thành hàng đi thăm thủ đô Hà Nội .
- Cô giáo dục trẻ khi tham gia giao thông không được thò đầu thò tay ra ngoài.
- Về thủ đô có nhiều trò chơi rất hay chúng mình có muốn tham gia không?
2. Phát triển bài:( 25 phút)
* Trò chơi: “ Ai tinh mắt”
- Cô nêu cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một đoạn thơ, trẻ có nhiệm vụ gạch chân dưới những chữ cái đã học( a, ă, â, ô, o, ơ)
- Luật chơi: Trẻ nào tìm sai sẽ phải hát một bài hát.
- Cô phát giấy và bút cho trẻ.
* Trò chơi: “ Tìm đúng địa danh”.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một địa danh có gắn chữ cái đã học, khi có hiệu lệnh tìm địa danh thì trẻ có lô tô địa danh có gắn chữ cái nào sẽ về đúng địa danh có gắn chữ cái đó.
- Luật chơi: Bạn nào tìm sai sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Trò chơi: “ Tai thính – Tay nhanh”
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một tờ tranh vẽ chữ cái a, â, ă, o, ô, ơ in rỗng, nhiệm vụ của trẻ phải tô màu cho các chữ cái mà mình được nhận theo yêu cầu của cô ( Ví dụ: Tô màu đỏ cho chữ a, màu xanh lá cây cho chữ â...)
- Luật chơi: Bạn nào tô không đúng yêu cầu của cô, sẽ phải làm con vịt.
- Cô phát giấy và màu cho trẻ tô.
* Trò chơi: “ Thi đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, nhiệm vụ của hai đội sẽ phải tìm chữ cái theo yêu cầu:
+ Đội 1: Tìm nhóm chữ cái: a, ă, â
+ Đội 2: Tìm nhóm chữ cái: o, ô, ơ
- Các chơi: Đội nào tìm đúng, và được nhiều chữ cái đội đó sẽ chiến thắng. Đội nào tìm sai và ít chữ cái đội đó sẽ thua và phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần
3. Kết thúc: (2p): Cô khuyến khích động viên trẻ
- Trẻ đi theo hàng
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ!
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tìm chữ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi tích cực
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi tích cực
- Trẻ lắng nghe
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tên hoạt động: Tạo hình.
Tên đề tài: 5t: Vẽ lá cờ (M) Cs 102
3+4t: Tô màu lá cờ ( M)
I.Mục đích- Yêu cầu.
1.Kiến thức:
- Trẻ 5t: biết cầm bút vẽ nét thẳng ngang, thẳng dọc, nét xiên nối lại với nhau, và tô màu được bức tranh giống của cô
- Trẻ 3+4t biết cách cầm bút, biết tô màu trùng khít không chườm ra ngoài
2. Kĩ năng:
- Rèn trẻ khả năng quan sát, cách cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu, tô màu.
3.Giáo dục:
- Trẻ yêu tổ quốc, giữ gìn sản phẩm, không vứt giấy ra làm bẩn lớp, không vứt rác lung tung làm bẩn môi trường xung quanh..
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Tranh cho trẻ. Bàn ghế, bút màu, khăn lau tay, giá treo sản phẩm
III. Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài (2p)
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Trường em
? Bạn nhỏ trong bài thơ thi nhau viết gì, vẽ gì
? Lá cờ có màu gì
? Trên lá cờ còn có gì nữa
=> Cô khái quát+ GD trẻ yêu quê hương của mình, yêu màu cờ tổ quốc…
2. Phát triển bài (25p)
- Quan sát mẫu.
? Cô có bức tranh vẽ gì đây
? Lá cờ có dạng hình gì? Cô tô mầu gì
? Bên trong lá cờ cò có gì đây ? Ngôi sao có mấy cánh ? Cô tô mầu gì? Cô tô lá cờ thế nào
? Đây là phần gì ? Cột cờ cô tô mầu gì
? Bố cục bức tranh
? Các bạn có muốn vẽ, tô mầu lá cờ như của cô không
- Cô làm mẫu.
Cô cầm bút tay phải, bằng 3 đầu ngón tay, cô vẽ ra giữa tờ giấy 1 hình chữ nhật ( 2 nét ngang từ trái qua phải song song nhau, 2 nét thẳng nối 2 nét ngang thành hình chữ nhật). Bên trong ở giữa hình chữ nhật cô vẽ ngôi sao 5 cánh bằng 1 nét xiên phải, nối phần đầu với 1 nét xiên trái, 1 nét ngang....tạo thành hình ngôi sao. Vẽ 2 nét thẳng dọc sát bên trái phía dưới hình chữ nhật làm cán cờ
Sau đó cô chọn màu để tô.
? Cô tô gì trước ? cô tô thế nào?
? Khi tô song lá cờ cô chọn màu gì cô tô tiếp
- Trẻ thực hiện.
+ Cô cho trẻ nhắc lại cách cầm bút tư thế ngôi và cách chọn màu, tô màu.
+ Cô phát cho trẻ giấy, bút để trẻ thực hiện.
+ Cô bao quát sửa sai cho trẻ. Nhắc trẻ không vứt giấy lung tung làm bẩn lớp, không vứt rác lung tung làm bẩn môi trường xung quanh..
3. Kết thúc (3p)
- Cho trẻ mang bài lên treo
- Nhận xét sản phẩm.
+ Cá nhân trẻ nhận xét cách tô màu của trẻ 3+4t
+ Cách vẽ của trẻ 5t
+ Cô nhận xét chung. Động viên trẻ
=> Mang tranh đi trưng bày ở góc trưng bày sản phẩm
- Trẻ nghe
- Trẻ nói: viết tên Bác, vẽ ngôi sao
- Trẻ nói: có ngôi sao
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát trả lời.
- Hình chữ nhật, màu đỏ
- Ngôi sao, màu vàng
- Màu nâu
- Cân đối
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nghe
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ nghe
- Trẻ cất tranh.
Thứ 6, ngày 25 tháng 4 năm 2014
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tên hoạt động: Làm quen với toán
Tên đề tài: Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai
qua các sự kiện hàng ngày (CS110)
I .Mục đích - Yêu cầu
1.Kiến thức:
- 5 Tuổi trẻ biết được khái niệm hôm qua, hôm nay, ngày mai và phân biệt được qua các hoạt động của các bé ngày (CS 110)
-3+4 tuổi: Biết phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai theo khả năng.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng nhận biết, phân biệt
3.Giáo dục:
- GD trẻ yêu quê hương đất nước của mình, khi đi chơi, tham quan các danh lam thắng cảnh phải giữ vệ sinh chung, không chen lấn xô đẩy...
II.Chuẩn bị
- Một quyển lịch, tranh vẽ hoạt động của ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai (3 ô cửa bí mật)
- Tranh vẽ buổi sáng (bé tập thể dục, ông mặt trời lấp ló sau dãy núi)
III. Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài ( 2p)
Cho trẻ quan sát tranh vẽ buổi sáng
? Tranh vẽ buổi nào trong ngày
? Buổi sáng các cháu thường làm gì
? sáng nay ai đưa cháu đi học
? Sáng hôm qua ai đưa cháu đi học
? Trên đường đi chúng mình nhìn thấy những gì
=> Cô khái quát lại: Trên đường đến trường, các bé sẽ nhìn thấy nhiều cảnh đẹp của đất nước chúng ta, núi non trùng điệp, cây xanh mát, suối chảy... đất nước ta rất đẹp, chúng ta phải biết yêu quý đất nước mình, chúng ta ở miền núi muốn thăm cảnh đẹp ở miền xuôi thì phải biết giữ gìn cảnh đẹp, không xả rác bừa bãi...
2. Phát triển bài (25p)
* Trẻ 5 tuổi: Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai:
- Cô đố bạn nào biết hôm qua là thứ mấy? (thứ hai)
- Hôm nay là thứ mấy? (thứ ba)
- Vậy ngày mai là thứ mấy? (thứ tư)
- Để tìm hiểu kỹ về công việc và các diễn biến của ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai bây giờ cô và chúng mình cùng tìm hiểu nhé!
- Quan sát tranh: hoạt động 1 ngày của cô và bé ở lớp
- Cô nói: Ngày hôm nay là ngày đang diễn ra, chúng mình sẽ làm gì? ( sáng ngủ dậy đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học)
- Vậy đến lớp các cháu được cô dạy những gì? (trò chuyện cùng cô, tập thể dục, học bài, chơi trò chơi....rửa tay ăn cơm, đi ngủ, dậy xúc miệng, rửa mặt, ăn quà chiều, học bài, ôn bài, vệ sinh tay chân, mặt, cha mẹ đón về)
- Hôm qua là ngày đã diễn ra bé đã làm gì?( cho trẻ kể hoạt động đã làm- thực hiện như ngày hôm nay)
- Vậy ngày mai là sắp diễn ra cháu sẽ làm gì?
( cho trẻ nêu công việc ngày mai). Cô khái quát lại
- Cho trẻ khám phá ô cửa bí mật về lịch của ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai (hôm qua thứ hai, hôm nay thứ ba, ngày mai thứ tư)cho trẻ gọi tên thứ hai, thứ ba, thứ tư.
* Trẻ thực hiện: Trẻ 5 tuổi thực hiện xếp lịch theo ngày.
- VD: cô nói hôm nay thứ tư thì trẻ xếp lịch thứ ba,thứ tư, thứ năm, hoặc cô nói hôm nay thứ năm trẻ xếp thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
- Cô cho 2 trẻ khá thực hiện xếp lịch theo ngày.
* Trò chơi luyện tập
- Trò chơi: Thi ai nói nhanh
+ Cách chơi: cô nói hoạt động đang diễn ra, đã diễn ra hay sắp diễn ra trẻ nói thứ tự tên ngày ( hôm qua, hôm nay, nhày mai )
+ Luật chơi: Ai nói sai phải nói lại cho đúng
+ Cho trẻ chơi
- Trò chơi: Đội nào nhanh hơn
+ Cách chơi: Cho trẻ chọn tờ lịch và sắp xếp theo yêu cầu của cô...
+ Luật chơi: Đội nào nhanh và đúng là đội thắng cuộc
+ Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ
3. Kết thúc (3p)
- Cô nhận xét trẻ chơi, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ đọc thơ: Giếng làng em, ra chơi.
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời: buổi sáng
- Trẻ kể: rửa mặt...
- Trẻ nói
- Trẻ kể: thấy cây xanh...
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát, trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện gọi tên thứ
- Trẻ lắng nghe
- 2 Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc
File đính kèm:
- Giao an chu de que huong dat nuoc.docx