Chủ đề: trường tiểu học (2 tuần)

1. Phát triển thể chất:

- Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày (đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm muỗng xúc cơm, lấy, cất đồ dùng ).

- Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh.

- Biết tránh những vật gây nguy hiểm, nơi không an toàn.

- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: thể dục sáng, biết phối hợp tay chân

vào các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời.

- Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ: biết mặc ấm khi trời lạnh, nhặt và bỏ

rác đúng nơi qui định.

2. Phát triển nhận thức:

- Biết được trường lớp, bạn bè, cô giáo và một số đồ dùng của học sinh lớp 1.

- Biết được tình cảm của cô đối với học sinh. Biết yêu quý, kính trọng cô giáo và những người lớn trong trường.

- Trẻ biết ghép thành từng cặp.

- Trẻ biết dấu =, +, -, >, <

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: trường tiểu học (2 tuần), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hành trên đồ dùng rời cô nêu yêu cầu trẻ thực hiện. - Cô cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng và cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, xếp 2 nhóm đối tượng và đặt dấu tương ứng. - Cho trẻ đi xung quanh lớp tìm các dấu, nói tên dấu. - Cho trẻ xếp các dấu =,+, -, >, < bằng sỏi, vỏ sò. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô và trẻ cùng nhận xét nhóm chơi. - Nhận xét chung, tuyên dương. Kết thúc. __________________________________________________ THỨ 4: 14/ 05/ 2014 TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. 1. Yêu cầu: - Trẻ làm được một số sản phẩm theo chủ đề: “Một số đồ dùng của học sinh lớp 1”. - Trẻ biết trao đổi cách thực hiện với bạn bè trong nhóm, biết nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. - Qua hoạt động rèn trẻ tính kiên nhẫn tạo sản phẩm, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển các cơ tay của trẻ. - Giáo trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và bạn làm ra. 2. Chuẩn bị: - Mẫu của cô ở các góc. - Nguyên vật liệu tạo hình: Giấy vẽ, bút màu, bút chì, đất sét, bảng con, khăn lau tay, hồ dán, lá cây. - NDTH: TTHCM, BVMT. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “ Em yêu trường em” - ĐT: + Con vừa hát bài gì?. + Bài hát nói về gì?. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, thích thú đi học, lễ phép với thầy cô giáo, thương mến bạn. - Cô cho trẻ xem một số vật mẫu trên mô hình mà cô đã làm. + Đây là cái gì? + Được làm từ vật liệu gì? - Cô giới thiệu các góc chơi: Góc vẽ: Vẽ trường tiểu học. Góc nặn: Nặn đồ dùng học tập. Góc xé dán: Xé dán đồ dùng học tập Góc cắt dán: Cắt dán thước kẻ, cuốn vở, bút viết. Góc TN: Chơi với sỏi, đá. - Cho trẻ đọc thơ: “ Của chung” về góc chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ thực hiện. - Giúp đỡ nhóm chơi còn lúng túng. - Báo giờ chơi- hết giờ. - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Cô nhận xét. - Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ____________________________________________________ THỨ 5: 15/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: TDGH VĐCB: Bật, đi, ném, chạy. TC: Bắt bóng. 1. Yêu cầu: - Thông qua hoạt động cô giúp trẻ thực hiện được bài tập: Bật, đi, ném, chạy. - Trẻ biết cách chạy chậm là chạy vừa phải, không chạy nhanh quá. Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy. Rèn cho trẻ sức bền. - Trẻ thích vận động, tham gia tích cực vào trò chơi để cơ thể thêm khoẻ mạnh, dẻo dai. - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối. - Giáo dục trẻ tính trật tự, kỷ luật. Siêng năng tập thể dục để cơ thể được phát triển một cách toàn diện. 2. Chuẩn bị: - Vạch mức. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Tạm biệt búp bê”. - Tập trung trẻ xếp 3 hàng dọc. * Khởi động: - Chuyển đội hình 3 hàng dọc thành vòng tròn. - Luân phiên đi, chạy các kiểu chân: + Đi bằng mũi bàn chân- đi thường- đi bằng mép chân- đi thường- đi bằng gót bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường. Sau đó về 3 hàng theo tổ. - Chuyển đội hình hàng ngang, dãn hàng. * Trọng động: Tập BTPTC - Thở 2: Thổi bóng bay. - Tay vai 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao.(4l x 8) - Bụng lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về trước. (4l x 8) - Chân 4: Bước khuỵu một chân về phía trước, chân sau thẳng. (6l x 8) - Bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau. (6l x 8) - Hồi tỉnh: Cho trẻ đi thường, hít thở nhẹ nhàng. * VĐCB: Bật, đi, ném, chạy. - Cô giới thiệu bài tập, cho trẻ nhắc lại tên đề tài. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: + Bật tách, khép chân vào các vòng tròn, đi thường, nhặt túi cát ném trúng đích và sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng. Khi bạn đầu tiên ném thì bạn kế tiếp chuẩn bị bật. - Cô tổ chức cho trẻ thực hiện. - Cô quan sát, chú ý sửa sai hướng dẫn trẻ thực hiện. - Cô nhận xét trẻ thực hiện, tuyên dương trẻ. ⃰ TCVĐ: Bắt bóng. - Luật chơi: Trẻ bắt bóng do cô ném và ném trả lại cho cô - Cách chơi: Cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa vòng tròn. Cô tung bóng cho từng trẻ bắt, sau đó trẻ ném lại cho cô. Cô ném cho các bạn khác cho đến hết lượt (ném bằng hai tay từ dưới lên, khi bắt bóng không ôm vào ngực, chỉ được bắt bóng bằng hai tay). - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ chơi. - Nhận xét kết quả. - Hồi tỉnh: Cho trẻ đi nhẹ, hít thở sâu. Kết thúc. ________________________________________________ THỨ 5: 15/ 05/ 2014 TẬP LÀM NỘI TRỢ: Làm nước nho. 1. Yêu cầu: - Hình thành cho trẻ một số thao tác nội trợ đơn giản biết cách làm nước nho. - Trẻ biết được chất dinh dưỡng có trong nước nho. - Giáo dục trẻ làm đúng thao tác. 2. Chuẩn bị: - Nước nho, đường, đá, muỗng, cốc. - NDTT: TTHCM, BVMT 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Em yêu trường em”. - ĐT: + Con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con làm nước nho. - Cô đã chuẩn bị nước nho và đá. - Cô làm mẫu và giải thích: + Cô lấy một ít nước nho vừa đủ bỏ vào cốc, bỏ đường, sau đó đập thêm đá bỏ vào và có thể dùng được. - Cho trẻ làm động tác mô phỏng. - Cho trẻ nói chất dinh dưỡng có trong nước nho. - Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất, siêng tập thể dục để cơ thể phát triển. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ________________________________________________ THỨ 6: 16/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: LQCC V, R (T2) 1. Yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng được chữ V, R. - Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp. - Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách mở vở, cách cầm bút. - Trẻ khéo léo, linh hoạt khi tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ thích học chữ cái, giữ gìn sách, đồ dùng học tập cẩn thận, ngồi học ngay ngắn. 2. Chuẩn bị: - Sách, bút chì. - Bút màu. - Bàn ghế đúng quy định. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Em yêu trường em”. - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì?. + Nội dung bài hát nói về gì?. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến, lễ phép với thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè - Cho trẻ chơi trò chơi: Tổ nào nhanh. - Cách chơi: Chơi theo hình thức 2 đội, mỗi đội 5 bạn, đội 1 chọn cái bút mang chữ cái V, đội 2 chọn cái thước mang chữ cái R, phía trước mỗi đội là những vật cản, phải bật nhảy qua những vật cản đến chọn cho cô những đồ dùng mang chữ cái mà cô yêu cầu, rồi chạy về bỏ vào rổ, rồi đứng cuối hàng, bạn tiếp theo cũng tương tự. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô nhận xét kết quả của mỗi đội chơi. - Cô hỏi trẻ chữ cái trên đồ dùng học tập. - Cô cho trẻ tập trung lại. - Cô hướng dẫn trẻ thực hành bài tập trong sách. - Cô chỉ trẻ yêu cầu trong bài tập. - Giáo dục trẻ đi nhẹ nhàng, không xô đẩy bạn, ngồi làm bài tay phải cầm bút, ngồi ngay ngắn và không nói chuyện. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Quyển vở của em” đi lại bàn thực hiện. - Cô hướng dẫn, bao quát, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. - Cô báo sắp hết giờ làm- hết giờ. - Cô cho trẻ cùng nhận xét bài làm của bạn. - Cô nhận xét, tuyên dương. - Cô động viên những trẻ chưa hoàn thành xong lần sau cố gắng hơn. - Cho trẻ chơi trò chơi: Xếp chữ cái bằng sỏi, vỏ sò. - Cho trẻ hát bài: “Em yêu trường em”. - Cô nhận xét lớp. Cho lớp nghỉ. _________________________________________________ LAO ĐỘNG VỆ SINH 1. Yêu cầu: - Trẻ biết lao động làm sạch môi trường xung quanh là niềm vui. - Trẻ biết phụ cô dọn dẹp vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Giáo dục trẻ lao động vệ sinh sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau, nước, chậu. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát bài: “Bài ca đi học”. - Đàm thoại: + Các con vừa đọc hát bài gì? + Bài hát nói về gì? - Cô giới thiệu buổi lao động vệ sinh lớp. - Cô hướng dẫn trẻ cách làm vệ sinh. - Cô phân công trẻ thực hiện. - Cô quan sát trẻ làm và cùng làm với trẻ. - Cô nhận xét buổi lao động vệ sinh lớp. - Giáo dục trẻ biết phụ giúp cô và biết giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Kết thúc. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN- SINH HOẠT CUỐI NGÀY 1. Yêu cầu: - Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Trẻ mạnh dạn nhận xét mình- bạn, biết tự nhận lỗi. - Giáo dục trẻ đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ bạn. 2. Chuẩn bị: - Cờ, sổ bé ngoan, phiếu bé ngoan, sổ theo dõi. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Em yêu trường em”. - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì?. + Trong bài hát nói về điều gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY - Cô giới thiệu giờ cắm cờ. - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Cho trẻ nhận xét theo tổ. - Cho tổ bạn nhận xét từng tổ, cô nhận xét. - Mời trẻ ngoan lên cắm cờ. - Nhắc trẻ cầm cờ bằng 2 tay, biết cám ơn. - Tuyên dương trẻ ngoan. - Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn. - Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ. - Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn cắm cờ lên cắm cờ tổ. *********************************************** NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Tổ, cá nhân đọc. - Trẻ tự nhận xét theo tổ. - Tổ bạn nhận xét từng tổ- cô nhận xét. - Mời trẻ ngoan lên cắm cờ. - Nhắc nhở trẻ cầm cờ bằng hai tay, biết cám ơn. - Tuyên dương trẻ ngoan. - Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn. - Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ. - Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn được cắm cờ lên cắm cờ tổ. - Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại xem mình đã cắm được bao nhiêu cờ trong tuần. - Cho trẻ đếm cờ đã được cắm. - Cô nêu tên bạn được phiếu bé ngoan, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng hơn. - Cô phát sổ bé ngoan cho trẻ. - Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ dán phiếu. - Giáo dục trẻ lật nhẹ nhàng, dán ít keo, giữ gìn sổ sạch đẹp. - Cho trẻ biết chủ đề tuần sau. - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan tuần sau. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………….......…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt Giáo viên Thứ ngày tháng năm Vũ Thị Vui

File đính kèm:

  • docMot so do dung hoc sinh lop 1.doc