-lấy đà và bật nhảy xuống.
- chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân và giữ được thăng bằng khi tiếp đất.
- Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Cài, cởi và mở các cúc áo, quần khóa kéo.
- Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt.
65 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: thế giới thực vật Thời gian thực hiện 5 tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..)
Tiến hành tương tự như trên
* So sánh giống và khác nhau giữa hai loại rau :
+ Rau bắp cải và rau su hào
+ So sánh rau ngót và rau muống
+ Muốn có rau ăn hàng ngày phải làm gì ?
* Giáo dục: Làm đất, trồng rau, chăm sóc và bảo vệ rau,các loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả có rất nhiều ở địa phương những loại rau này có chứa nhiều sinh tố cao ăn rất ngon và bổ không thể thiếu rau trong bữa ăn hàng ngày các con ăn nhiều rau cho cơ thể cân đối khoẻ mạnh lớn lên làm nhiều việc có ích cho gia đình và cho xã hội...
Ôn luỵên củng cố kiến thức:
* Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
- Cô phát tranh lô tô cho trẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: giơ lô tô theo yêu cầu của cô.
- Tổ chức cho trẻ chơi, bao quát và khuyến khích trẻ chơi.
* Trò chơi: Về đúng nhà mình.
- Cô phát thẻ lô tô cho trẻ, phổ biến tên trò chơi, luật, cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi, bao quát và khuyến khích sửa sai cho trẻ, cho trẻ chơi nhiều lần.
Kết thúc : Cô cho trẻ giả làm đàn chim bay nhẹ ra sân bắt sâu cho rau.
…………………………………………………………………………………………….
Thứ ba, ngày 04tháng 03 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNN: THƠ RAU NGÓT RAU ĐAY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :-Trẻ cảm nhận vần điệu và nội dung bài thơ
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của mình qua nét mặt, điệu bộ.- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định.
II/ CHUẨN BỊ :- Đồ dùng - đồ chơi : giáo án điện tử
III/ TIẾN HÀNH
* ổn định-giới thiệu
- Cả lớp hát bài “Các loại rau ”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì ?
- Trong bài hát có những loại rau nào ?
-Cô Hồng Thu có sưu tầm một bài thơ nói về các loại rau rất là hay nhưng không biết trong bìa thơ nói về loại rau nào thì các con chú ý lắng nghe cô đọc bà thơ nhé.
* Làm quen tác phẩm
- Cô đọc lần 1+ cử chỉ điệu bộ
-ND:Nói về hương vị và lợi ích của các loại rau mà bạn nhỏ rất thích ăn ,vì nó cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều loại vitamin ,giúp cho da vẽ hồng hào cơ thể khỏe mạnh mau lớn
+Đàm thoại
-bài thơ nói về loài rau gì?
-Rau nào nấu canh ăn mát ?
-Khi ăn rau nào con thấy mát ruột ?
-Khi nấu canh muốn có vị ngọt thì nấu với gì?
-Khi ăn với cơm thì thế nào ?
*bé thể hiện tài năng
-lớp đọc
-tổ 1, 2,3
-cá nhân 3-4 cháu
-nhóm tổ luân phiên nhau đọc dưới mọi hình thức
*Trò chơi : ai nhanh nhất
-Cô hướng dẫn cho cháu thi đua bật qua voøng gắn rau đay ,rau ngót theo yêu cầu cô
-Cháu chơi cô theo dõi kiểm tra
-Cho cháu chơi vài lần
- Cô hỏi lại đề tài.
+ GDTT:Các con ơi ăn nhiều rau giúp cho cơ thể hồng da vẻ khỏe mạnh mau lớn
*Nhận xét- cắm hoa
…………………………………………………………………………………………….
Thứ tư, ngày 05 tháng 03 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
ÔN SỐ LƯỢNG CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 9
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết số lượng, chữ số trong phạm vi 9
- Rèn kỹ năng đếm, tạo nhóm, gắn số tương ứng, phát triển tư duy cho trẻ.
- Biết thực hiện theo yêu cầu của cô, biết liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng cho cô: Các nhóm đồ dùng, đồ chơi trong phạm vi 9, chữ số từ 1- 9. Một số loại rau củ quả.
- Đồ dùng cho trẻ: Mỗi trẻ 9 bông hoa. Thẻ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8, 9. (2 thẻ số 9)
III.Cách tiến hành:
Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cho trẻ hát bài “ bắp cải xanh”
Cô trò chuyện với trẻ với trẻ về chủ đề rau củ quả. Dẫn dắt trẻ vào bài......
Nội dung:
* Ôn luyện nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 9:
- Mẹ bạn Hạnh đi chợ mua hàng. Các con xem mẹ bạn mua được gì và có số lượng là bao nhiêu?
+ Cá nhân lên nói tên hàng, đếm, tìm số tương ứng đặt vào, cả lớp đếm: 8 quả cà chua, 9 củ cà rốt, 9 bó rau...
* Ôn tập chữ số, số lượng trong phạm vi 9:
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm hoa đọc số”:
- Cho trẻ lên đọc một chữ số cô gắn ở cây rau, đọc đúng cô tặng cho số đồ chơi tương ứng.
- Cho trẻ chơi “ Vẽ thêm cho đủ 9”
- cho trẻ chơi với những rau củ quả: trẻ xếp số rau củ quả theo yêu cầu của cô và tìm chữ số tương ứng.
- Cho trẻ xếp theo ý thích, tìm chữ số tương ứng gắn vào. Cô và cả lớp kiểm tra.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ hát “ bầu và bí”.
…………………………………………………………………………………………….
Thứ năm, ngày 06 tháng 03 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
DẠY HÁT: “ BẦU BÍ THƯƠNG NHAU”
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát .Trẻ thuộc bài hát và biết vận động theo lời ca bài “ Bầu bí thương nhau”. Trẻ biết cách chơi trò chơi.
- Chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng hát cùng cô. Chơi trò chơi vui và đúng luật.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Cô hát tốt bài “Bầu bí thương nhau”, “ Cây trúc xinh ” để dạy trẻ hát và hát cho trẻ nghe.
- Xắc xô, phách tre.
III.Cách tiến hành:
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc thơ “ Rau ngót, rau đay”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Giới thiệu bài hát: “ Bầu bí thương nhau”
Hôm nay cô dạy các con hát nhé...
* Nội dung:
Dạy hát: “ Bầu bí thương nhau”:
- Cho trẻ hát cùng cô 1 lần.
+ Các con vừa hát bài gì?
- Bầu và bí là hai loại dây leo trên giàn,cho quả để nấu canh ăn rất ngon. Trên một giàn ng]ời ta cho cả bầu và bí leo chung tuy là 2 loài nhưng ở trên cùng một giàn chúng quán quýt nhau và cùng lớn lên ra hoa kết trái. Bài hát cũng nhắc nhở các con ở chung cùng một lớp phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau..
- Cả lớp hát.
- Cho tổ, cá nhân trẻ hát
- Cho trẻ sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo giai điệu của bài hát.
- Trẻ hát luân phiên to nhỏ theo hiệu lệnh của cô.
- Cô động viên, khen ngợi trẻ.
Trò chơi: “Bao nhiêu bạn hát”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi:
+ Luật chơi: Trẻ nghe và đoán có bao nhiêu bạn vừa hát. Đoán đúng được khen, đoán sai phải hát 1 bài.
+ Cách chơi: Một trẻ lên che kín mắt. Cô cho từ 1- 3 bạn lên hát. Bạn bịt kín mắt phải lắng nghe rồi đoán xem có bao nhiêu bạn vừa hát.
- Cho trẻ chơi: Nếu cho 2 hoặc 3 trẻ hát cô cho đứng gần trẻ bịt kín mắt để trẻ nghe rõ.
- Cô nhận xét sau khi chơi.
*. Kết thúc: cô ngợi khen và động viên trẻ
**********************************
ÔN CHỮ CÁI ĐÃ HỌC
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt, phát âm đúng chữ cái đã học nhất là các chữ vừa học: i, s, x
- Phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng tạo hình cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: - Cây hoa có gắn chữ cái
- Đồng hồ chữ cái
- Các thẻ chữ đã học: b, d, đ, i, t, c, l, m, n, p, q...
* Đồ dùng của trẻ: - Rổ đựng chữ cái b, d, đ, l, m, n, p, q...
- Đất nặn
III. Cách tiến hành
Ổn định tổ chức gây hứng thú:
Cho trẻ hát “ bầu và bí”
- Trò chuyện với trẻ về các loại rau
Nội dung:
Đầu tiên xin chào đón các bạn đến với trò chơi đầu tiên:
*Trò chơi “ Tìm chữ”:
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ chơi tìm chữ theo hiệu lệnh của cô giáo.
- Cô kiểm tra, sửa sai cho trẻ nếu có.
Cô giới thiệu tương tự như trên với các trò chơi sau:
*Trò chơi “ Chia quả đem tặng bạn”:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến lại cách chơi: trẻ lên hái quả và chia ra hai rổ một rổ chữ p, một rổ chữ q để đem chia cho các bạn nghèo nhân dịp Tết.
- Cho trẻ lên chơi.
- cô và cả lớp kiểm tra.
*Trò chơi “ Tìm hoa đọc chữ”:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến lại cách chơi: Trẻ lên tìm hoa và phát âm chữ cái gắn trên bông hoa. Cả lớp phát âm theo.
- Cho trẻ lên chơi.
- cô và cả lớp kiểm tra.
*Trò chơi “ nặn chữ cái”:
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- cô hướng dẫn trẻ cùng dùng đất nặn để nặn chữ cái đã học.
- Cô động viên trẻ cùng thực hiện.
- Cô hỏi trẻ cháu nặn được những chữ nào?
Kết thúc:
……………………………………………………………………………………….......
Thứ sáu, ngày 07 tháng 03năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC:VỪA ĐI VỪA ĐẬP BẮT BÓNG .
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết vừa đi vừa đập bắt bóng .
- Trẻ biết đập bắt bóng bằng hai tay. Phát triển khả năng khéo léo và thị giác cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia vận động. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ.
- Một quả bóng ten- nít.
- Trẻ gọn gàng, khỏe mạnh.
III.Cách tiến hành:
1.Ổn định tổ chức, khởi động:
Loa ! loa! Hội mùa xuân năm nay được tổ chức tại xã Minh Dân xin mời các bạn lên tàu đi dự hội.
Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu kết hợp đi thường theo hiệu lệnh của cô.
- Sau đó cô nói : Đã đến hội rồi. xin mời hành khách xuống tàu .
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
* Để bước vào bài thi đạt kết quả cao xin mời các bạn cùng tập các động tác phát triển chung nhé:
- Động tác tay: Hai tay ra trước gập trước ngực (2 lần x 8 nhịp):
- Đt Chân: Ngồi khuỵu gối: (3 lần x 8 nhịp):
-ĐT Bụng: Hai tay lên cao cúi người:
(2 lần x 8 nhịp)
- ĐT Bật: Bật tách chụm chân: (3 lần x 8 nhịp):
b. Vận động cơ bản: “Vừa đi vừa đập bắt bóng”
Môn thi đầu tiên là “ Vừa đi vừa đập bắt bóng”
- Cô giới thiệu: Các con hãy nhìn người dẫn chương trình làm mẫu trước nhé:
+ Cô làm mẫu lần 1 : Không phân tích.
+ Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: Cầm bóng bằng hai tay, chân bước lên một bước rồi ném nhẹ xuống sàn trước mặt cách mũi chân khoảng 25- 30 cm. Khi bóng nảy lên, dùng hai bàn tay bắt lấy bóng, rồi lại bước tiếp và đập bóng xuống đất. Bước khoảng từ 5- 7 lần đi và đập bóng.
- Trẻ thực hiện:
- lần 1: Cho hai trẻ khá lên thực hiện.
- Lần 2: Lần lượt cho trẻ lên thực hiện Vừa đi vừa đập bắt bóng .
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ: Các con đập bắt bóng khéo léo không để bóng rơi xuống đất.
c. Trò chơi: “ Chuyền bóng”
Tiếp theo là môn thi“ Chuyền bóng”
- Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi:
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội. Bạn đầu hàng cầm bóng đưa qua đầu bạn đứng sau đỡ bóng đưa qua đầu cho bạn tiếp theo sau. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đưa cho bạn đứng đầu. Bạn đầu hàng nhận được bóng cúi xuống chuyền bóng qua chân, bạn đứng sau đưa qua chân cho bạn tiếp theo sau. Đội nào mang bóng về trước, không làm rơi bóng là thắng cuộc. Đội nào làm rơi bóng phải chuyền lại từ đầu.
+ Luật chơi: Không chuyền bỏ cách, không làm rơi bóng.
* Tổ chức cho trẻ chơi. Cho trẻ chơi 2-3 lần
Trong quá trình chơi, cô bao quát, động viên trẻ, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật.
sau mỗi lần chơi, cô nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng.
File đính kèm:
- CHU DE THUC VAT LOP LATHEO BO CHUAN.docx