Chủ đề: mùa hè Độ tuổi: 4-5 tuổi

1. kiến thức:

củng cố cho trẻ biểu tượng về lọ hoa

- Cung cấp cho trẻ phương thúc đặc trưng , cơ bản về xé dán lọ hoa, sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố là giấy màu và cách sắp xếp.

2. kỹ năng:

- cung cấp cho trẻ quy trình xé dán lọ hoa và các kỷ năng cần thiết ( xé dần, xé nhích dần, xé toạc,xé dài )

- Củng cố vầ rèn luyện cho trẻ kỷ năng, kỷ thuật đã có ở những bài dạy trước ( xé, dán, bôi hồ ).

3. giáo dục:

- Hình thành cho trẻ cảm xúc trước cái đẹp của sự vật, giúp trẻ có khả năng thẩm mỹ, từ đó mong muốn làm ra cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp.

- Giáo dục cho trẻ nề nếp học tập, cho trẻ thấy vai trò , ý nghĩa của lọ hoa đối với cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4153 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: mùa hè Độ tuổi: 4-5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Chủ đề: MÙA HÈ Độ tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 20-25 phút Ngày soạn: 30-02-2014 Ngày dạy: Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Anh Mục đích – yêu cầu: kiến thức: củng cố cho trẻ biểu tượng về lọ hoa Cung cấp cho trẻ phương thúc đặc trưng , cơ bản về xé dán lọ hoa, sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố là giấy màu và cách sắp xếp. kỹ năng: cung cấp cho trẻ quy trình xé dán lọ hoa và các kỷ năng cần thiết ( xé dần, xé nhích dần, xé toạc,xé dài…) Củng cố vầ rèn luyện cho trẻ kỷ năng, kỷ thuật đã có ở những bài dạy trước ( xé, dán, bôi hồ…). giáo dục: Hình thành cho trẻ cảm xúc trước cái đẹp của sự vật, giúp trẻ có khả năng thẩm mỹ, từ đó mong muốn làm ra cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp. Giáo dục cho trẻ nề nếp học tập, cho trẻ thấy vai trò , ý nghĩa của lọ hoa đối với cuộc sống. Chuẩn bị: Đồ dùng trực quan một bức tranh xé dán lọ hoa Một lọ hoa thật. Nguyên vật liệu: giấy màu, A4, hồ gián Phương tiện; Giá trưng bày sản phẩm, bàn ghế, khăn lau, nhạc cụ. Môi trường: Trong lớp học III. Cách tiến hành; Gây hứng thú: - cô bắt nhịp cho trẻ hát bài " bông hoa mừng cô" ( cả lóp hát theo cô) - Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát Trò chuyện: - Giáo viên trò chuyện với trẻ về lọ hoa thật. - Cô cho trẻ quan sát lọ hoa và hỏi tre: + Lớp mình nhìn xem trên bàn cô có gì? (lọ hoa) + Lọ hoa gồm những bộ phận nào? (miệng lọ, thân lọ, đáy lọ...) + Lọ hoa được làm bằng chất liệu gi?(Trẻ trả lời) + Lọ hoa được trang trí những gi? Như thế nao? ( trẻ nhận xét). + Lọ hoa được dùng để làm gì nhỉ? Hôm nay là sinh nhật bạn thỏ nâu, để trang trí cho bữa tiệc thêm phần sinh động và hấp dẫn thì lớp mình cùng cắm hoa giúp bạn thỏ nào? Chúng ta cắm hoa vào đâu nhỉ? ( lọ hoa) À đúng rồi, vậy chúng ta cùng xé dán những lọ hoa nhé. 3Hướng dẫn trẻ thực hiện: 3.1 khảo sát mẫu - Giáo viên cho trẻ quan sát bức tranh xé dán lọ hoa và trò chuyện: + Cô có bức tranh gì đây ?( lọ hoa) + Lọ hoa được cô đặt ở đâu?( trên bàn). + Ngoài lọ hoa bức tranh cô còn có những gi?( trẻ trả lời). + Lọ hoa có dạng hình gì nhỉ?( hình chữ nhật) + Lọ hoa gồm những bộ phận nào?(miệng lọ, thân lọ, đáy lọ...). + Lọ hoa bằng cô thể hiện bằng chất liệu gì nhỉ?( giấy màu) + Màu gì nhỉ? + trên lọ hoa cô còn trang trí thêm những gì để lọ hoa thêm sinh dộng nhỉ?( cô dán hoa, bướm...) Các con thấy lọ hoa cô xé dán có đẹp không? ( có ạ) Vậy lớp mình ơi ! Tay xinh đâu nhỉ, lớp mình khen cô nào( trẻ vỗ tay) . 3.2 Làm mẫu - Giáo viên cho trẻ quan sát quy trình xé dán lọ hoa: + Lựa chọn giấy màu làm lọ. + Gấp đôi tờ giấy + Xé lăn mép giấy theo đường cong ( có chỗ thắt vào. Phình dãn ra chỗ thân, thắt vào ở phần đáy.) + Mở giấy ra ta được một lọ hoa. + Xếp thử. + Bôi hồ rồi dán vào nền giấy. + Trang trí lọ hoa. 3.3 trẻ thực hiện: Giáo viên không cất mẫu. - Cho trẻ làm quen với nguyên vật liệu. - Bao quát, hướng dẫn trẻ làm theo mẫu. Chỉ dẫn những trẻ chưa làm được kỹ hơn, khuyễn khích những trẻ khá hơn...( không làm giúp trẻ) 4.phân tích sản phẩm - Giáo viên cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá trưng bày. - Tập trung trẻ đứng xung quanh sản phẩm. - Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình( 2-3 trẻ). - Cho lớp nhận xét. + Con thích sản phẩm nào? Bài đó của bạn nào? + Vì sao con thích bài xé dán của bạn( trẻ trả lời). + Ngoài bài đấy con còn thích bài nào nữa không? Giáo viên nhận xét tổng kết, nhắc nhở một số bạn còn chưa hoàn thánh sản phẩm, động viên, khen ngợi, khuyến khích trẻ. 5. Kết thúc: Cho lớp hát bài ra chơi.

File đính kèm:

  • docGia an tao hinh.doc