Chủ đề : Biển đảo Nha Trang

1. Kiến thức

- Trẻ biết biển Nha Trang, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa .Biết quần đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng. Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của biển đảo Nha Trang.

- Bé biết lợi ích của biển đảo : Là nơi sinh sống của động vật,thực vật biển,cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, cảnh quan phục vụ du lịch, biết được nước biến làm thành muối.

- Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển đảo

2,Kỹ năng

- Phát triển khả năng quan sát, chú ý,ghi nhớ,phát triển tư duy cho trẻ

- Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc

3, Thái độ

- Biết thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước

- Có ý thức bảo vệ môi trường biển,đảo

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 17937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề : Biển đảo Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản và du lịch biển… Cô nói : Biển,đảo rất đẹp và cũng có rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống con người .Nhưng ngày nay môi trường biển đang bị đe dọa do ô nhiễm . + Các con có biết vì sao môi trường biển hải đảo bị ô nhiễm không? ( Trẻ trả lời) - Cô cho trẻ xem hình ảnh ( vứt rác trên biển,tràn dầu,nước thải công nghiệp) Cô hỏi : Vậy các con có yêu biển không ? + Vậy để thể hiện tình yêu của mình các con phải làm gì ? ( Trẻ trả lời) - Cô cho trẻ xem hình ảnh những công việc trẻ nên làm khi đi biển - Cô giáo dục trẻ * Hoạt động 3 : Luyện tập - Cô chia trẻ thành 3 nhóm : - Nhóm 1 : Làm đảo từ cát sỏi - Nhóm 2 : Xé dán phong cảnh biển - Nhóm 3 : Tìm và dán hành vi đúng khi đi chơi biển *************************** Thứ tư ngày 11 tháng 03 năm 2014 LÀM QUEN CHỮ CÁI TẬP TÔ NHÓM CHỮ CÁI P-Q I. Mục tiêu - Nhận biết được nhóm chữ cái. Tô trùng khít chữ cái p- q. biết ngồi đúng tư thế khi tô viết chữ - Rèn kĩ năng tô viết chữ cái, quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ - Cháu biết tô, giữ vở tô luôn sạch đẹp II. Chuẩn bị - Tranh mẫu bé tập tô. - Vở bé tập tô, bút chì III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Ôn p- q Các bạn ơi, cô biết có một cuộc triển lãm với chủ đề Biển đảo, lớp mình có muốn đi tham quan không nào? Cô cho trẻ hát bài: Em yêu biển đảo quê em. Cho trẻ xem tranh, đàm thoại. Cho trẻ tìm chữ cái p- q trong các từ: quần đảo … và cho trẻ phát âm. * Hoạt động 2: Tô p- q Tập tô p Các bạn ơi, có một bạn nhỏ muốn mời lớp chúng ta đi chơi, lớp mình có muốn biết bạn nhỏ đó là ai không? - Bạn ấy muốn mời các con đến thăm quê bạn ấy nhưng bạn ấy muốn mời các con đi bằng phà vì Cô cho trẻ xem tranh, đàm thoại: Trước khi đi chơi, lớp mình sẽ thực hiện xong 1 việc: tô chữ cái p Giới thiệu chữ p viết thường. Cô tô mẫu và giải thích cách tô: cầm bút bằng tay phải và tô chữ p theo chiều mũi tên số 1 đi lên rồi kéo1 nét thẳng từ trên xuống, sau đó nhấc bút tô nét móc theo chiều mũi tên số 2, và tô trùng khít lên nét chấm mờ. Mời 1 trẻ lên thực hiện. Cho cả lớp tô mô phỏng chữ p. Cho trẻ thực hiện trên tập tô.( cô nhắc trẻ tư thế ngồi tô, cách cầm bút) Bây giờ chúng mình đã làm xong bài tập rồi chúng mình sẽ cùng bé đi chơi nhé! Tập tô q Với chữ cái q cô cũng có một bức tranh rất là hay. Cho trẻ em tranh, đàm thoại: + Bức tranh vẽ gì? + Bạn nhỏ trong tranh đang đứng ở đâu? Dưới tranh có từ: Quần đảo Cho trẻ đọc từ. Cho 1 trẻ tìm chữ cái q đã học có trong từ. Cô giới thiệu chữ q viết thường. Cô tô mẫu và giải thích: cầm bút bằng tay phải, tô chữ cái q là nét cong tròn khép kín theo chiều mũi tên số 1, rồi nhấc bút tô nét thẳng từ trên xuống dưới theo chiều mũi tên số 2, và tô trùng khít lên nét chấm mờ. Mời 1 trẻ lên thực hiện. Cho cả lớp tô mô phỏng chữ q. Cho trẻ thực hiện trên tập tô.( cô nhắc trẻ tư thế ngồi tô, cách cầm bút) Trẻ tô xong cho trẻ trưng bày sản phẩm. * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm Khen thưởng, tuyên dương những bạn tô đẹp và đúng. Nhắc nhở, khuyến khích những bạn chưa hoàn thành sản phẩm. Cho cháu vận động bài “Bé yêu biển lắm” ra chơi. ********** ************************ Thứ năm ngày 12 tháng 03 năm 2014 TOÁN ĐO ĐỘ DÀI MỘT VẬT BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO I, Mục đích yêu cầu - Trẻ biết đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo. - Trẻ diễn đạt từ chính xác kết quả đo “ chiều dài của vật bằng …chiều dài …” - Rèn kĩ năng đo và diễn đạt 1 cách đầy đủ . - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ . II, Chuẩn bị Bút sáp , phấn , bút chì, sợi dây ...đủ cho số lượng trẻ Chiếc ghế , bàn , quyển sách, bảng … III. Tổ chức hoạt động. *. Hoạt động 1. Trò chuyện chủ điểm Cô cho trẻ hát bài : Bé yêu biển lắm, Các con vừa vận động bài hát nói về điều gì? Các con đã được đi chơi biển chưa? Ở biển có gì? Các con có biến để chúng ta có cuộc sóng bình yên nhờ có ai không? Hôm nay các chú hải quân nhờ lớp mình làm cho các chú một cái bàn để các chú làm việc. * Hoạt động 2 : Đo độ dài các vật so sánh và diễn đạt kết quả đo - Trước tiên cô và cả lớp sẽ cùng đo cái bàn trước nhé! - Cô sẽ lấy bút chì làm dụng cụ đo, cả lớp hãy quan sát và cùng nói kết quả đo với cô - Cô vừa đo vừa nói cách đo : - Đặt 1 đầu của bút chì trùng với 1 đầu của mép bàn sao cho cạnh của bút chì sát với cạnh của bàn - Cô dùng phấn gạch sát vào đầu kia của bàn để đánh dấu - Nhấc bút lên đặt tiếp bút theo chiều cần đo sao cho 1 đầu của bút trùng với vạch đánh dấu ,đánh dấu tiếp đầu kia và tiếp tục làm như trên cho đến khi đo hết chiều dài - Các con nhớ khi đo phải đo từ trái sang phải . Như vậy cô đã đo xong chiếc bàn cô và trẻ cùng đếm kết quả số lần đo được : chiều dài của chiếc bàn bằng 6 lần cái bút chì. Tiếp theo cô sẽ mời 1 bạn lên đo bằng gang tay xem chiều dài của chiếc bàn bằng mấy lần gang tay của con * Hoạt động 3: Trẻ luyện tập thực hành Cô cho các nhóm trẻ đo chiều dài của chiếc bàn bằng bút sáp ( 5 nhóm trẻ đo chiếc bàn , ghế , quyển vở …) bằng các đơn vị đo khác nhau so sánh và diễn đạt kết quả đo Cô tổng kết 1 vật đo bằng các dụng cụ khác nhau thì được kết quả khác nhau như cùng là cái bàn khi đo bằng bút chì thì chiều dài bằng 6 lần còn đo bằng gang tay thì bằng 5 lần Như vậy các con đã biết cách đo chưa, có thấy thú vị không . * Hoạt động4: Trò chơi “Bật vòng đo dây” -Cách chơi: chia 2 đội, lần lượt từng bạn ở 3 đội bật qua 3 vòng lên lấy HCN và đặt cạnh sợi dây thừng,đội nào nhanh xếp đến hết dây là thắng cuộc -Trẻ chơi -Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ. ******************************* VĂN HỌC TRUYỆN: GIỌT NƯỚC TÍ XÍU (T2) I. Mục tiêu - Trẻ hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: “Giọt nước tí xíu”, biết kể chuyện diễn cảm, biết thể hiện tính cách các nhân vật trong câu chuyện. - Phát triển khả năng kể chuyện diễn cảm, đóng kịch, chú ý, ghi nhớ có chủ định - Hiểu được lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật trên trái đất. Biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch . II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa nội dung câu chuyện. - Rối dẹt các nhân vật. - Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, “Giọt mưa và em bé”, “Co mây yêu thương” III. Tổ chức hoạt động. 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô mở máy cho trẻ hát theo bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” - Cô có một số hình ảnh vừa sưu tầm, lớp mình cùng xem để biết đó là gì nhé! Cho trẻ xem đĩa về các nguồn nước (sông, hồ, biển, mưa....) - Các con vừa xem một số hình ảnh rất đẹp về nước, nước có ở đâu? - Các con rửa tay bằng nước ở đâu? - Nước ở vòi đã uống được chưa? Vì sao? - Nếu không có nước thì điều gì sẽ xãy ra? Nếu không có nước thì chúng ta sẽ không làm được rất nhiều việc. Vậy làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch? - Để tiết kiệm nước thì mình phải làm gì? - Nước có ở khắp nơi và rất cần thiết đối với đời sống con người. Vậy bạn nào còn nhớ câu chuyện gì nói về nước không? 2. Hoạt động 2: cung cáp kiến thức - Cô kể chuyện diễn cảm với rối dẹt 1 lần. - Các con vừa nghe câu chuyện gì? - Họ hàng anh em nhà Tí Xíu sống ở đâu? - Tí Xíu đi chơi và đã gặp ai? - Ông mặt trời đã nói gì với Tí Xíu? - Tí Xíu hỏi ông Mặt Trời điều gì? - Thế nhưng Ông Mặt Trời làm thế nào mà biến Tí Xíu thành hơi được? - Mà ai đã đưa TX bay vào đất liền và bay qua những dòng sông? - Tí Xíu và các bạn đã reo lên như thế nào? - Rồi điều gì đã xãy ra? * Cho cháu kể lại câu chuyện 1 lần. - Tổ chức cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân kể chuyện diễn cảm - Cô thấy các con đã thuộc câu chuyện rồi bây giờ cô cháu mình cúng thể hiện lại tính cách của các nhân vật trong câu chuyện này nhé. - Cô làm người dẫn chuyện , cháu sẻ là các nhân vật trong câu chuyện. - Tổ chức cho trẻ đóng kích 2-3 lần. * Giáo dục cháu biết tiết kiệm nước khi sữ dụng. ***************************** ĐÓNG CHỦ ĐỀ - Cho trẻ tiếp tục hoàn thành sản phẩm ở các góc chơi - Trưng bày sản phẩm của trẻ, cho trẻ giới thiệu với mọi người về những điều trẻ hiểu, trẻ thể hiện qua chủ điểm. - Đàm thoại giúp trẻ nhớ lại những điều đã được khám phá ở chủ điểm “ Biển đảo ” - Biểu diễn văn nghệ như: Đọc thơ, kể chuyện, hát, múa…những bài trẻ đã học, sưu tầm trong chủ điểm. - Trẻ biểu đạt tình cảm của mình về những điều khám phá qua chủ điểm. - Tuần sau lớp mình sẻ tìm hiểu về “cát sỏi” về nhà các con tìm hiểu thêm về cát và sỏi xem có điều gì thắc mắc tuần sau cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé. NHẬT KÝ SAU CHỦ ĐỀ Kiến thức................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................ Kĩ năng...................................................................................................... ....................................................................................................................Thái độ....................................................................................................... ........................................................................................................... *Tồntại:............................................................................................ Kiến thức................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................ Kĩ năng...................................................................................................... ....................................................................................................................Thái độ....................................................................................................... ....................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN MN.doc
Giáo án liên quan