* Dinh dưỡng và sức khỏe :
- Biết được lợi ích của môi trường trong sạch với sức khỏe, ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và bữa ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất, đảm bảo vệ sinh đối với sức khỏe bản thân.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể , luyện kỹ năng lau mặt, đánh răng bằng xà phòng.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm đau: sốt, đau bụng và cách phòng tránh.
- Nhận biết và tránh một số nơi nguy hiểm, vật dụng nguy hiểmđối với bản thân.
* Vận động :
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trogn việc vệ sinh cá nhân , sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày( bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng dao, kéo )
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động : Đi bước dồn trước trên ghế thể dục , bật xa 45- 50cm ; đập bóng xuống sàn và bắt bóng . Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m.
- Phát triển sự phối hợp vận động các giác quan( Mắt , tai, mũi , miệng)
100 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề : “ bản thân” (thực hiện trong 4 tuần , từ ngày 4/10 đến ngày 29/10/2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hát bài “ Mừng sinh nhật”
- Trẻ háo hức lắng nghe
- Cả lớp hát và thể hiện tình cảm.
- Tốp hát lên hát
- Trẻ lên đọc thơ tặng bạn
- Nhóm bạn nam, nữ biểu diễn
- Cô cho trẻ gửi lời chúc đến bạn
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát và thể hiện tình cảm
¶ HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai:Nấu món ăn trẻ thích, bác sỹ, siêu thị
Góc xây dựng: Xây công viên trung tâm, ngôi nhà, ...
Góc học tập : Xếp số lượng 6,phân loại thực phẩm.
¶ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có mục đích: “Nhặt lá xếp số lượng 6, tạo nhóm, thêm bớt theo yêu cầu ”
2. TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi ở đoàn tàu trên sân ( cô bao quát trẻ chơi)
- Trẻ nhặt lá xếp số lượng 6
- Thêm bớt theo yêu cầu của cô
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
- Trẻ chơi ở đoàn tàu trên sân
¶ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động chính: Cho trẻ học kismart
Cho trẻ chơi các trò chơi:
- Trạm phân loại ( Sammy)
- Máy đếm số ( Millie)
- Tập tô chữ cái a, ă, â ( Happkid)
- Trẻ học hứng thú
2. Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc trẻ hứng thú ( Cô chú ý bao quát trẻ)
¶ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010
¶ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, ông bà….. rồi vào lớp
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â trong các thẻ chữ quanh lớp
¶HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Lêi bÐ
Phát triển ngôn ngữ: Thơ
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Lời bé ” và hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm của bé, của mọi người đối với mẹ, niềm mong mỏi của bé và mọi người khi mẹ không có nhà
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng nghe, hiểu ngôn ngữ văn học, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm mẹ cũng như những người thân yêu bên cạnh bé
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ
- Các loại nguyên vật liệu, phế thải ( giấy gói hoa, quả thông…), hồ gián, kéo… để trẻ tham gia trò chơi
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu: (2-3’)
- Cho trẻ xem style về hình ảnh mẹ và các hoạt động mẹ chăm sóc trẻ hàng ngày.
- Cô vừa cho chúng mình xem những hình ảnh về ai?
- Chúng mình có yêu thương mẹ của mình không?
- Thể hiện những tình cảm đó với mẹ thì chúng mình đã làm được những gì để giúp mẹ nào?
- Cô Thuỷ cũng có 1 bài thơ rất hay viết về lời của 1 bạn nhỏ khi mẹ bạn ấy vắng nhà đấy, chúng mình có muốn cùng nghe không?
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ “ Lời bé ” (2- 3’)
- Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe
- Đọc xong cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Cô đọc lần 2 ( có sử dụng tranh minh họa )
* Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn ( có sử dụng tranh minh họa ) ( 13 -15’)
- Mẹ của bạn nhỏ đi đâu?
- Em bé cảm thấy như thế nào?
- Lúc mẹ đi trực thì ở nhà thế nào?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Cô tổng hợp: mẹ đi trực vắng nhà và em bé cảm thấy rất nhớ mẹ đấy : “ Mẹ đi ….meo meo”
- Mẹ đi trực mang theo những gì?
- Câu thơ nào thể hiện điều đó?
- Thế còn lúc mẹ về thì sao?
- Cô tổng hợp ý: Lúc mẹ váng nhà thì mặc dù không còn tiếng nạt nộ, la mắng của mẹ nhưng mọi người vẫn thây rất buồn đấy và khi mẹ về thì ai cũng vui mừng
“ Mẹ đi trực mang theo
………….hơn con”
* Giáo dục trẻ: Các con ạ, mẹ là người rất yêu thương chúng mình, hàng ngày thì mẹ thường xuyên lo lắng, chăm băm dạy đỗ chúng mình khôn lớn từng ngày, vì vậy hcúng mình phải biết thương yêu mẹ….
- Cô cho trẻ đọc thơ dưới các hình thức
* Hoạt động 4 Trò chơi làm thiếp tặng mẹ ( 5- 7’)
- Cho trẻ về nhóm làm thiệp từ nghuyên phế liệu để tặng mẹ, tặng người thân
- Trẻ xem tranh trên máy
- Trẻ trả lời: Hình ảnh về mẹ chăm sóc các con
- Trẻ trả lời
- 3-4 trẻ trả lời: Giúp mẹ các công việc nhà….
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- 2 trẻ trả lời: Bài thơ “ Lời bé”
- Trẻ lắng nghe và xem tranh
- 2-3 trẻ TB trả lời: mẹ đi trực
- 2 trẻ trả lời: Em bé cảm thấy buồn “ Như thiếu hơn 1 nủa”
- 3- 4 trẻ trả lời: Bếp thất thường đỏ lủa, đường ra chợ thêm xa…..
- Trẻ trích dẫn “ mẹ đi…
- Trẻ lắng nghe
- Mẹ mang theo tiếng ồn ào la hét
-Trẻ trả lời
- 2-3 Trẻ trả lời: mẹ về thì ai cũng vui…
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ về góc làm thiếp tặng người thân yêu, tặng mẹ
¶ HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Gia đình tổ chức sinh nhật bé, bác sỹ….
Góc xây dựng: Xếp hình bé tập thể dục, lắp ghép bạn trai, bạn gái
Góc học tập : Xem tranh ảnh về chủ đề, hoàn thành bài tập vở tạo hình
¶ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có mục đích: “Kể ề những người chăm sóc bé”
2. TCVĐ: “ Kéo cưa lựa xẻ”
3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do trò chơi đoàn tàu trên sân ( Cô chú ý bao quát trẻ)
- Trẻ kể dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ chơi tự do trên sân
¶ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động chính : Ôn bài hát”Em thêm 1 tuổi”
- Cô cất cho trẻ hát bài hát
- Chú ý lắng nghe, sửa sai cho những trẻ chưa hát đúng
- Mòi tổ, cá nhân , nhóm hát thi đua nhau
- Trẻ hào hứng hát
- Trẻ chú ý sủa sai
- Các tổ, nhóm trẻ, cá nhân trẻ thi đua nhau
2. Chơi tự do:
- Trẻ chơi tự do ở các góc chơi
¶ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2010
¶ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, ông bà….. rồi vào lớp
- Cho trẻ chơi xếp hình góc xây dựng
¶HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Bß b»ng bµn tay, bµn ch©n chuyÓn thùc phÈm vÒ nhµ
Phát triển thể chất: PTVĐ
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết “Bò bằng bàn tay, bàn chân ” , biết phối hợp tay, chân và mắt
- Trẻ biết chơi trò chơi “ Về đúng nhà ”
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng bó bằng bàn tay, bàn chân, rèn luyện sự cứng cáp của bàn tay bà chân
- Kỹ năng định hướng trong không gian phối hợp tay, chân và mắt khi thực hiện vận động
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, khéo léo
- Giaó dục trẻ chăm luyện tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, trang phục cô, trẻ thoải mái, phù hợp
- Các loại rau củ quả, lương thực, thực phẩm
- Đàn ghi bài hát: “Mời bạn ăn”, “ Em thêm 1 tuôi”
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: ổn định lớp
- Cho trẻ hát " Mời bạn ăn "
Vậy để có một cơ thể khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì?
- Bây giờ các con hãy cùng tập bài thể dục với cô Thuỷ để có một cơ thể khoẻ mạnh nhé
* Hoạt động 2: Qúa trình hoạt động
a. Khởi động:
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, cho trẻ đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng má bàn chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, chạy nhanh. Cho trẻ về hàng
b. Trọng động;
BTPTC:
- Tay:
- Chân:
- Bụng:
- Bật:
VĐCB: “Bò bằng bàn tay, bàn chân ”
- Cô giới thiệu tên vận động cho trẻ biết
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Làm xong cô hỏi lại trẻ tên vận động
- Cô làm mẫu lần 2 có kèm lời giải thích:
Cô chống cả bàn tay, bàn chân xuống sàn nhà, gối hơi khuỵu, mắt nhìn phía trước, khi có hiệu lệnh xuất phát cô bò phối hợp chân nọ tay kia
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động
- Mời 2 trẻ khá lên làm mẫu
- Lần lượt cho nhóm 2 trẻ lên thực hiện cho đến hết( cô chú ý sủa sai cho trẻ)
- Cho 2 nhóm trẻ thi đua “ “Bò bằng bàn tay, bàn chân chuyển thực phẩm về nhà ”
- Mời trẻ khá lên làm và nêu tên vận động
Nhận xét, tuyên dương khen ngợi trẻ
ð Giaó dục trẻ: Chúng mình phải chăm tập thể dục thì mới có được một cơ thể khỏe mạnh, như vậy thì chúng mình sẽ có sức khỏe tốt để học tập và được vui chơi
TCVĐ: “Về đúng nhà”
Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi
Cho trẻ tham gia chơi
c. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp và hát bài: “Em thêm một tuổi ”
- Trẻ hát cùng cô
- Phải ăn uống đầy đủ các chất, phải chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao
- Trẻ đi thành vòng tròn, thực hiên đi các kiểu chân
- Trẻ đi về hàng
4 lần 8 nhịp
2 lần 8 nhịp
2 lần 8 nhịp
2 lần 8 nhịp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem cô tập
- Mời một vài cá nhân trẻ trả lời: “Bò bằng bàn tay, bàn chân ”
- Cho cả lớp nhắc lại tên vận động
- Trẻ xem và lắng nghe
- Trẻ cả lớp trả lời: “Bò bằng bàn tay, bàn chân ”
- Trẻ khá lên làm mẫu
- Lần lượt tốp 2 trẻ lên thực hiện
- Nhóm trẻ thi đua
- Trẻ khá lên thực hiện và nêu tên vận động
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp và hát “Em thêm một tuổi”
¶ HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Mẹ con ,cô giáo, bác sỹ, siêu thị
Góc xây dựng: Xây công viên, ngôi nhà, xếp hình bé tập thể dục
Góc học tập : Xem tranh ảnh về các giác quan, các bộ phận trên cơ thể
¶ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có mục đích: “ Bé nhìn thấy gì?”
2. TCVĐ: “ Kéo cua lựa xẻ”
3. Chơi tự do:
Trẻ chơi trò chơi đoàn tàu trên sân
- Trẻ quan sát và kê cho cô và các bạn trẻ nhìn thấy gì
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ chơi trò chơi đoàn tàu trên sân
¶ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động chính: Tổ chức lao dộng vệ sinh
- Cô chia trẻ thành 5 nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện lao động vệ sinh
- Cho trẻ thi đua giữa các tổ ( động viên trẻ kịp thời)
* Nêu gương cuối tuần:
- Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan”
- Cho trẻ nhận xét về mình và các bạn trong tuần
- Cô nhận xét tổng hợp, nhắc nhở, động viên trẻ
- Phát phiếu bé ngoan cho trẻ
- Cho cả lớp hát “ Cả tuần đều ngoan”
- Trẻ chia thành 5 nhóm
- Trẻ thực hiện lao động vệ sinh các góc trong lớp
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ nhận xét về mình và các bạn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhận phiếu bé ngoan
- Trẻ hát “ Cả tuần đều ngoan”
2. Chơi tự do
¶ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
File đính kèm:
- giao an 4 tuoi.doc