Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường Tiểu học

Chăm sóc giáo dục

- Thực hiện đúng chương trình tháng 05. Thực hiện chủ điểm: "Quê hương - Đất Nước - Bác Hồ - Trường tiểu học".

- Ổn định tổ chức lớp học, học sinh đi vào nề nếp, thói quen sinh hoạt tại trường. Trẻ thói quen tự lập hoàn thành công việc học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường xung quanh lớp học.

- Tuyên truyền đến trẻ những vấn đề liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ mở rộng kiến thức và có những đánh giá khách quan về chúng, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách đội mũ khi trời nắng, không tắm mưa.

- Thời tiết trở gió, đôi khi có những trận mưa thất thường, giáo dục trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ ăn sáng điều độ, đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước những biến động của thời tiết.

- Giáo dục trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước mình. Biết kính trọng, nhớ ơn tới vị lãnh đạo tối cao của đất nước: Bác Hồ. Tạo niềm tin, tinh thần cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.

 

docx64 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì không? Đó là ngày tết thiếu nhi. Ngày tết dành riêng cho thiếu nhi, nhi đồng. Vào ngày này các con được người lớn tặng quà, được đưa đi chơi. Trong tranh bạn nhỏ được bố mẹ đưa đi công viên chơi vào ngày tết thiếu nhi đấy các con ạ. Các con nhìn tranh xem các bạn nhỏ được bố mẹ đưa đi đâu đây? Ra công viên có rất nhiều trò chơi. Các con ngoan ngoãn vâng lời học giỏi sẽ được ba mẹ cho đi chơi. Cô đưa tranh các bạn nhỏ cùng nhau hát mừng ngày tết thiếu nhi đấy. Cô đưa tranh Bác hồ phát kẹo cho các cháu nhi đồng và ngày tết thiếu nhi. Để trở thành chấu ngoan Bác Hồ các con phải làm gì? Cùng cô đọc bài thơ: “Ảnh Bác”. Trò chơi: “Ghép tranh”. Cô nêu luật chơi cách chơi cho trẻ chơi. Kết thúc: nhận xét cuối hoạt động.. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... Thứ 3 ngày 20 tháng 5 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết: PTTM – Âm nhạc Đề tài: Hát : “Nhớ ơn Bác” Trò chơi: "Tai ai tinh " 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát đúng lời và đúng nhạc, kết hợp vận động theo nhịp cả bài. - Tình cảm tha thiết của trẻ đối với Bác Hồ 2. Chuẩn bị: + Mỗi trẻ chọn cho mình một dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích. + Băng nhạc của bài hát : “ Nhớ ơn Bác". + Trò chơi. 3. Tiến hành: Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Ảnh Bác”. Trò chuyện về bài thơ, chủ điểm đang học. Lồng ghép chuyên đề “Lễ giáo”. Giáo dục trẻ. Cô giới thiệu bài hát. Lần 1 cô hát diễn cảm. Nêu tên bài hát, tác giả tác phẩm. Lần 2 cô hát kết hợp vận động theo lời bài hát. Giảng nội dung bài hát. Cô cho trẻ hát cùng cô 2 đến 3 lần. Cô mời lớp, nhóm,tổ, cá nhân hát kết hợp vận động theo nhạc. Cô cho trẻ thi đua nhau. Đàm thoại về bài hát: cô vừa dạy các con bài hát gì? Do ai sáng tác? Bài hát nói về điều gì? Em bé trong bài hát mơ gặp ai nhỉ? Râu Bác như thế nào? Tóc Bác thì như thế nào? Bác khen em bé trong bài hát như thế nào? Cô cho trẻ hát vận động tự do bài hát. Cô cho trẻ hát bài: “nhớ ơn Bác”. Trò chơi: nghe tiếng hát tìm đồ vật. Cô nêu cách chơi, luạt chơi cho trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi. Kết thúc: cho trẻ hát vận động lại bài “Em mơ gặp Bác Hồ”. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 4 ngày 21 tháng 5 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết: PTTM – Tạo hình Đề tài: Vẽ quà tặng bạn thân 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ vận dụng những kiến thức đã học để vẽ quà tặng bạn thân theo sự sáng tạo của trẻ. Trẻ có thể sáng tạo ra nhiều quà tặng bạn thân. - Rèn luyện cơ tay cho trẻ, phát triển vận động tinh cho trẻ. - Trẻ yêu thích cái đẹp, thích thú khi tạo ra cái đẹp, giữ gìn sản phẩm làm ra. - Trẻ biết nhận xét, đánh giá cái đẹp, nêu lên suy nghĩ của mình khi nhận xét bài các bạn. 2. Chuẩn bị: - Tranh mẫu. - Vở tạo hình cho trẻ, bút chì, màu sáp cho trẻ. - Băng đĩa nhạc về chủ điểm. 3. Tiến hành: * Bé yêu hay hát: Cô cùng trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác”. Trò chuyện về bài hát chủ điểm đang học. Lồng ghép chuyên đề: “Lễ giáo.” Giáo dục trẻ. * Cùng nhau xem tranh: Cô đưa tranh mẫu ra cho trẻ quan sát nhận xét. Cô có tranh gì? Tranh vẽ gì? Đây là những bức tranh cô vẽ quà tặng bạn thân. Các con có biết đây là những quà gì không? Vẽ bằng những nét gì? Bố cục bức tranh như thế nào? Cô còn trang trí thêm gì cho đẹp nhỉ? Cô tô màu gì? Cô đưa thêm một số tranh mẫu khác ra cho trẻ quan sát nhận xét. Cô hỏi ý tưởng trẻ, các con muốn vẽ gì? Vẽ bằng những nét gì? Tô màu gì? Cô nêu lại cách cầm bút, tư thế ngồi cho trẻ thực hiện. * Bé yêu trổ tài: Cô bao quát cho trẻ thực hiện. Cô khuyến khích động viên trẻ, gợi ý sáng tạo cho trẻ thực hiện. * Tham quan triển lãm: Cô cho trẻ treo tranh, nhận xét sản phẩm. Cô cho trẻ nhận xét trước, cô bao quát nhận xét sau. Kết thúc: nhận xét tuyên dương trẻ. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 5 ngày 22 tháng 5 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết : Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Truyện: "Ai đáng khen nhiều hơn" 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ hiểu nội dung chuỵện. - Trả lời đủ ý, trọn vẹn câu theo gợi ý của cô. - Giáo dục trẻ học tập nghiêm túc, tích cực. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa, tranh chữ to. - Tích hợp: Môn: Âm nhạc; Tìm hiểu; Văn học; Chữ cái. 3. Tiến hành: * Ổn định - Trò chuyện về một số đồ dùng lớp 1. Hát “ Nhớ ơn Bác”. Dẫn dắt vào bài. Lồng ghép giáo dục lễ giáo. * Bé yêu tác phẩm văn học - Cô kể chuyện lần 1kể diễn cảm. Giới thiệu tên bài, tên tác giả. - Cô kể lần 2, giảng nội dung. - Lần 3 kể kết hợp cho cháu xem tranh. Cô cùng trẻ trao đổi về nội dung bài thơ. - Trẻ chơi: Nhà Bác đẹp thế nào?. - Thi đua 4 đội lên ghép hình ảnh những căn nhà mà Bác đã từng ở đội nào ghép nhiều đội đó thắng. - Chọn một vài trẻ lên kể lại chuyện theo sự gợi ý của cô. - Cho cả lớp đọc đoạn chuyện theo tranh chữ to. * Kết thúc hoạt động: Trẻ hát “Quê hương ” II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 6 ngày 23 tháng 5 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết: Phát triển thể chất Đề tài: Bật liên tục qua 5 ô, chạy nhanh 10 m. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết bật liên tục qua 5 ô, chạy nhanh 10 m . - Luyện kỹ năng trèo. - Phát triển tố chất và rèn sự khéo léo của đôi tay và chân. - Giáo dục trẻ tính kỷ luật trật tự. 2. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ. - Túi cát, 5 vòng tròn nhựa - Tích hợp: Môn : Âm nhạc; THMTXQ 3. Tiến hành: * Khởi động: Cô cho trẻ hát bài: “Tạm biệt búp bê” cho trẻ đi vòng tròn, đi lên dốc, xuống dốc, đi bình thường, đi theo hiệu lệnh của cô. * Trọng động: ** Bài tập phát triển chung - Tay: Tay đưa ngang gập khuỷu tay. - Chân: Bước khuỵu chân sang bên, chân phải thẳng. - Bụng: Ngồi duỗi chân,tay chống hông, chân thay nhau đưa lên cao. - Bật: Bật tách khép chân. ** Vận động cơ bản: + Vận động 1: Bật liên tục qua 5 ô - Cô làm mẫu 1 lần. - Lần 2 kết hợp giải thích: Hai tay chống hông, bật liên tục vào từng ô, khi bật chú ý bật vào giữa ô. - Cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau, giữa 2 hàng là 5 ô, mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên thực hiện. - Trẻ thực hiện: Cô động viên trẻ làm đúng kĩ thuật, chú ý sửa sai. + Vận động 2: Ném xa bằng 1 tay Khi cả lớp thực hiện xong vận động 1, cô tiếp tục nêu tên vận động 2 mời 1 vài trẻ lên thực hiện và nói cách thực hiện vận động. Cô nhận xét và cho trẻ thực hiện lần lượt, cô chú ý sửa sai. ** Hồi tĩnh: Trẻ vừa đi hát nhẹ nhàng bài: “ Em yêu trường em” ……………………………………………… Tiết 2: Lĩnh vực: PTNT - LQVT Đề tài: Sắp xếp các khối theo quy luật. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sắp xếp các khối theo quy luật màu sắc, hình khối...một cách sáng tạo. Củng cố kĩ năng xếp chồng, xếp cạch. - Phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, có ý thức tham gia hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của cô. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: các loại khối có màu sắc khác nhau. - Đồ dùng của trẻ giống cô, một số dồ dùng quanh lớp cho trẻ so sánh. 3. Tiến hành: Cô cùng trẻ hát bài : “Tạm biệt búp bê”. Trò chuyện về bài hát, chủ điểm đang học. Lồng ghép chuyên đề: “Lễ giáo”. Cô cho lớp chơi trò chơi: “chiếc túi kì lạ. Cho trẻ thò tay vào túi lấy hình khối và độc tên các hình khối mà trẻ đã học. Cô hỏi trẻ về màu sắc các khối. Cho trẻ sắp xếp các khối theo yêu cầu của cô: bây giờ các con lấy các khối ra và xếp cho cô theo quy luật màu sắc nhé. xếp khối đỏ, xanh lá cây, xanh da trời. Cô cho trẻ đọc tên khối.Trò chơi: ai giỏi nhất. Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi. Kết thúc cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ………………………………………………

File đính kèm:

  • docxgiao an que huong Bac Ho truong tieu hoc.docx