- Trẻ biết đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác.
- Những đặc điểm giống và khác nhau của thời tiết mùa xuân với các mùa khác
- Kể về hoa ngày tết, biết so sánh về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa khác nhau. Cách chăm sóc và bảo vệ hoa.
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
- Nhận dạng được 17 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 6: thế giới thực vật - Mùa xuân Nhánh 3: một số loại hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(cô chia mẫu kiểu 1-7, đặt thẻ số tương ứng )
- Mời 3 cháu lên chia kiểu chia khác cô, và khác bạn rồi đặt thẻ số tương ứng: kiểu 2 - 6, 3 - 5, 4 - 4.(cho 3 cháu thỏa thuận trước khi chia).
Đồng thời cho các cháu ở dưới chia theo ý thích.
- Các con có nhận xét gì về kiểu chia của cô? Vậy kiểu chia của cô là kiểu chia mấy với mấy?
- Bạn nào có kiểu chia giống cô giơ tay lên nè !(cô kiểm tra cháu )
- Tương tự , nhận xét ,tìm những cháu có cách chia giống bạn A và B, cách chia 2-6, 3-5, 4-4.
- Ngoài những kiểu chia trên bảng, bạn nào có kiểu chia khác nữa? ( cho cháu chia 7-1 tự giới thiệu, cô nhận xét). Tương tự cháu có kiểu chia 5-3.
- Sau đó cô đến kiểu chia 1-7 đổi thành 7-1: chỉ cần đổi vị trí nhóm đồ dùng thì kiểu chia 1-7 thành kiểu chia 7-1
- Với số lượng 8 ta có các cách chia: 1-7, 2-6, 3-5, 4-4 (vừa nói vừa gắn thẻ số lên). Vậy số lượng 8 có tất cả mấy kiểu chia? Đó là những kiểu chia nào?
- Và nếu chúng ta đổi nhóm đồ dùng thì sẽ có cách chia ngược lại (vừa nói vừa làm : 6-2, 7-1)
- Vì sao ta chia được 2 phần bằng nhau?
- À, đúng rồi vì số 8 là số chẵn nên chia được 2 phần bằng nhau?
* Chia theo yêu cầu:
- Các con hãy đếm lại xem có bao nhiêu hoa mai?
- Hãy chia nhóm ở trên có 1 hoa mai, vậy phải chia nhóm ở dưới mấy quả xoài? Vậy đây là kiểu chia nào? Gộp nhóm 1 hoa mai vào nhóm 7 hoa mai được mấy hoa mai? 1 gộp 7 được mấy?
- Các con chia nhóm bên trái có số lượng ứng với số lượng trong câu hát nhé! “Hai con thằn lằn….đứt đuôi”. Vậy nhóm bên trái có mấy hoa mai? Nhóm bên phải mấy hoa mai?
Hãy gộp nhóm 2 hoa mai vào nhóm 6 hoa mai được mấy hoa mai? Vậy 2 gộp thêm 6 được mấy?
- Con hãy chia 8 hoa mai thành 2 phần bằng nhau? Đó là kiểu chia gì? Gộp nhóm 4 hoa mai vào nhóm 4 hoa mai được mấy hoa mai?
( Tương tự cho cháu chia nhiều kiểu chia khác nhau)
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập
- Cô cho trẻ chơi “Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô để trên bàn nhiều loại quả, cô có 3 cái giỏ và 6 cái dĩa chia đều cho 3 đội, mỗi đội có 5 bạn sẽ lên xếp thành 3 hàng dọc, phía trước 3 đội cô đặt 3 cái ghế.
Nhiệm vụ của từng đội là lần lược từng bạn đi vòng qua ghế đến bàn của cô tìm 1 loại quả bỏ vào giỏ cho đội của mình rồi đi vòng về cuối hàng. Bạn thứ 2 tiếp tục…
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cô cùng trẻ nhận xét, kiểm tra kết quả.
- Trẻ đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
- Hoa mai, thẻ số.
- 8 hoa mai
- Đếm rổ cô
- Xem cô chia mẫu
- 3 cháu lên chia
- Trẻ chia.
- 1 với 7
-Trẻ nêu nhận xét.
- Có 4 kiểu chia,….
- ……..
- ………..8….
- Trẻ chia theo yêu cầu của cô
- Cháu chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Hát “Hoa trường em”. Về góc học tập chơi với quyển toán nhé!
Thứ năm ngày14 tháng 02 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : VẬN ĐỘNG TTC “HOA TRƯỜNG EM”
NGHE HÁT: HOA THƠM BƯỚM LƯỢN
TCAN: HÁT THEO HÌNH VẼ
I/ YÊU CẦU
- Cháu thuộc trọn vẹn bài hát và vận động nhịp nhàng
- Cháu thích nghe bài hát cô hát cháu nghe. Biết cách chơi trò chơi
- Giáo dục cháu tình yêu thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ
- Băng nhạc.
- Hình ảnh : Người, hoa, cây xanh, con vật…
- Tích hợp: MTXQ , AN.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, giới thiệu bài
- Cháu ngồi hình chữ u đọc thơ : “ Bó hoa tặng cô”
- Ngày mồng 8 tháng 3 các bạn đã tặng hoa gì cho cô?
- Ngoài ra, con còn biết được những loại hoa gì nữa?
- À, trên sân trường mình cũng có rất nhiều loại hoa đẹp, đố các con đó là hoa gì?
-Con có thích ngắm hoa không? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy vận động “ Hoa trường em”- Dương Hưng Bang
- Muốn có nhiều hoa đẹp thì chúng ta cần phải làm gì?
- Các con biết bài hát nào nói lên điều đó? Hát cho cô nghe nào…
- Bài hát này khi hát kết hợp với vận động sẽ càng vui hơn nữa. Ai biết cách vận động lên vận động cho cô và các bạn xem nào?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.
- Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo tiết tấu phối hợp” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nhé!
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem., phân tích vận động.
- Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp là vỗ như thế nào?
( nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe )
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động theo tiết tấu phối hợp bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, dậm chân…
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng)
- Cô chú ý sửa sai.
- Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ?
HOẠT ĐỘNG 3 :Nghe hát “ Hoa thơm bướm lượn”, dân ca Quan Họ Bắc Ninh
- Thiên nhiên luôn mang lại cho con người cảm giác thoải mái dễ chịu, nhờ có các loài hoa mà cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp hơn. Hoa đã đi vào thơ ca qua nhiều ca khúc rất hay. Sau đây cô sẽ hát cho các con nghe 1 làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh rất hay qua bài hát “hoa thơm bướm lượn”.
- Cô hát cháu nghe lần 1. Nêu nội dung.
- Lần 2, mở băng kết hợp minh họa.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc “Hát theo hình vẽ”
- Cô cho cháu chơi trò chơi “ hát theo hình vẽ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho cháu chơi 4-5 lần. (Nhận xét tuyên dương cháu.)
- Cháu đọc thơ cùng cô
- Hoa…
- Trẻ tự kể…
- ………
- Trẻ tự kể…
-Trẻ hát bài “Hoa trường em”
- Trẻ lên vận động tự do theo ý thích
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ vận động.
-Tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ nhau
- ……….
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cùng cô vào góc nghệ thuật vẽ, trang trí tranh ảnh dán vào ngày xuân..
Thứ sáu ngày15 tháng 02 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : LÀM QUEN h - k
I/ YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái h – k
- Nhận ra âm và chữ cái h – k trong từ trọn vẹn thể hiện nội dung chủ đề hương sắc các loại hoa. Biết chơi trò chơi nhận biết và phát âm chữ cái h – k.
- Giáo dục cháu yêu quý và chăm sóc hoa.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu.
- 5 vòng tròn to có dán chữ cái: h - k , b – d- đ.
- 1 số thẻ chữ cái : h - k , b – d- đ.cho trẻ chọn.
- 1 số hình ảnh và từ ghép có chữ cái h - k
- Tích hợp: AN, LQVH, MTXQ.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ốn định- gây hứng thú
- Cho trẻ hát và vận động bài “Hoa trường em”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Trên sân trường mình có những loại hoa nào?
- Ai giỏi kể tên 1 số loại hoa mà con biết?
- Người ta trồng hoa để làm gì?
- Cô tóm ý.
- Trẻ vận động cùng cô.
- Trẻ tự trả lời.
HOẠT ĐỒNG 2: Làm quen với nhóm chữ cái h-k
*Làm quen chữ cái h:
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Phía dưới cô có từ “Hoa hồng ”
- Cô ghép từ, đọc từ 1- 2 lần.
- Trong từ “Hoa hồng” có 2 chữ cái giống nhau bạn nào giỏi lên tìm giúp cho cô?
- Đây là chữ cái h hôm nay cô sẽ cho các con làm quen.
- Cô có chữ cái h to hơn để các con dễ nhìn.
- Cô phát âm 2 lần.
- Chữ cái h có nét gì ?
- Đây là chữ cái h in hoa, đây là chữ cái h in thường và đây là chữ cái h viết thường.
- Cho lớp phát âm lại
*Làm quen chữ cái k:
- Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố…
Chiếc kèn nhỏ Trắng trắng tinh Nhụy xinh xinh Thơm thơm ngát Là hoa gì ?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Phía dưới cô có từ “hoa loa kèn ”
- Cô ghép từ, đọc từ 1 - 2 lần.
- Trong từ “hoa loa kèn” có chữ cái nào mà các con đã học? Ai giỏi lên tìm giúp cô nè?
- Đây là chữ cái k hôm nay cô sẽ cho các con làm quen.
- Cô có chữ cái k to hơn để các con dễ nhìn.
- Cô phát âm 2 lần.
- Chữ cái k có nét gì ?
- Đây là chữ cái k in hoa, đây là chữ cái k in thường và đây là chữ cái k viết thường.
- Cho lớp phát âm lại
- Cho cháu phát âm lại chữ cái h- k
- “Hoa hồng ”
- Trẻ đọc từ.
- Cháu tìm chữ cái h, phát âm.
-Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ)
-Có 1 nét thẳng đứng và 1 nét móc
- Trẻ nghe cô đọc và giải câu đố.
- “Hoa loa kèn ”
- Trẻ đọc từ.
- Cháu tìm chữ cái đã học: o, a.
-Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ)
-Có 1 nét thẳng đứng, 2 nét xiên ở giữa.
- Cháu đọc chữ cái h- k.
HOẠT ĐỘNG 3 : TRÒ CHƠI VỚI CHỮ CÁI.
* Trò chơi động. “Tìm chữ cái vừa học”
- Cho trẻ đi 1 vòng xung quanh lớp tìm chữ cái vừa học (h – k ) trên các góc chơi, hình ảnh… và lên tìm, phát âm chữ cái đó.
* Trò chơi tĩnh. “Vòng quay kỳ diệu”
- Cho trẻ chơi: “Nghe phát âm tìm chữ cái”
- Cho trẻ chơi nhiều lần.
- Cho trẻ dẹp bảng cài.
* Trò chơi động: “Nhảy vòng”
- Cách chơi: Phía trước cô có 5 vòng tròn to ở giữa lớp, bên trên mỗi vòng tròn có gắn các chữ cái các con đã học, trên bảng cô có gắn một số thẻ chữ cái, cô mời 6 - 7 lên chọn 1 thẻ chữ cái mà con thích cầm trên tay.
- Các con vừa đi vừa hát xung quanh các vòng tròn này, khi nghe hiệu lệnh của cô các con sẽ nhảy vào vòng tròn có chứa chữ cái giống chữ cái con cầm trên tay, và nhớ là mỗi vòng tròn chỉ chứa 1 bạn thôi nhé! Cô sẽ đến kiểm tra từng vòng tròn và khi đó các con sẽ phát âm thật to chữ cái con đang giữ.
- Ai nhảy vào không đúng vòng tròn thì sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp. Các con hiểu cách chơi chưa?
- Cho cháu chơi 2-3 lần
- Cô cháu cùng kiểm tra lại
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN:
- Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần:
- Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan’
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3- 5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan.
- Cả lớp hoan hô
- Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để được khen.
- Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để lần sau được khen.
- Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu.
- Trả trẻ.
KÝ DUYỆT TUẦN 21
…………………………………..........................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Mot so loai hoaTuan 21.doc