Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học – công nghệ, thế giới đã và đang có bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Toàn cầu hóa về kinh tế tri thức là xu thế khách quan lôi cuốn mọi người vào quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy hội nhập quốc tế là một tất yêu khách quan, mang tính quy luật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong thời gian hiện nay.
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước ta từ năm 2001 – 2010 Đảng ta chỉ rõ: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” (NQ Đại hội Đảng – IX)
38 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, hướng dẫn tự học)
- Chủ yếu là dùng thao tác trí tuệ
- Thường căn cứ vào quá trình hình thành kĩ năng nên gồm có 3 giai đoạn (hướng dẫn ban đầu, hoạt động thực hành, đánh giá kết quả)
- Kết hợp thao tác trí tuệ với các thao tác vật chất.
Bước chuẩn bị
Giáo án và đồ dùng dạy học
Giáo án và các phương tiện, dụng cụ, đồ dùng và các điều kiện dạy học khác.
VII. Kết quả của sáng kiến.
Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được và thực trạng kết quả của học sinh năm 2007 - 2008. Sang những năm học tiếp theo với những phương pháp dạy học mới tôi nhận thấy được vai trò của cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng tôi mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm này vào áp dụng ở trường THCS Mường Chùm - Mường La – Sơn La, kết quả có phần khả thi hơn.
Kết quả học kỳ I về khả năng sử dụng các phương pháp dạy học
để nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8:
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng
số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng
số
Tỉ lệ %
8a1
32
09
28.1
12
37.5
11
34.4
00
00
8a2
29
14
48.3
10
34.5
05
17.2
00
00
8a3
32
06
18.8
18
56.3
08
24.9
00
00
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm
học sinh học môn Công nghệ 8 năm học: 07 - 08:
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng
số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng
số
Tỉ lệ %
8a1
32
02
6,25
15
46,9
15
46,85
00
00
8a2
29
02
6,89
15
51,7
12
41,4
00
00
8a3
32
02
6,25
17
53,1
13
40,7
00
00
Nhận xét: Qua bảng khảo sát chất lượng đầu năm học sinh học Công nghệ 8 còn chưa cao đa phần học sinh còn đang học ở mức độ khá và trung bình, nhưng khi áp dụng cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ta thấy kết quả học sinh học môn công nghệ 8 đã thay đổi rõ rệt tỉ lệ học sinh giỏi đã được tăng lên so với kết quả khảo sát đầu năm học và tỉ lệ học sinh học khá, trung bình đã được thay đổi so với đầu năm khảo sát. Qua đó ta thấy việc áp dụng cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng để nâng cao chất lượng học sinh học môn công nghệ 8.
VIII. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi rút ra được bài học kinh nghiệm đó là:
1/ Môn Công nghệ 8 là một môn khoa học tự nhiên cần nhiều kỹ thuật và kĩ năng sử dụng đồ dùng thiết bị do đó, phương pháp dạy học phải luôn gắn với nội dung và phương tiện dạy học.
2/ Giáo viên dạy bộ môn Công nghệ 8 cần phải có khả năng chuyên môn vững vàng, các biện pháp dạy học phải linh hoạt, có kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo. Muốn vậy giáo viên phải chịu khó, không ngừng nghiên cứu, học hỏi để nâng cao chuyên môn, nhất là kĩ năng truyền đạt và sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy học cũng như các phương tiện dạy học.
3/ Đối với học sinh: Ngay từ đầu khi các em tiếp cận với bộ môn Công Nghệ, các em phải được làm quen dần với các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
4/ Trong giảng dạy mỗi giáo viên phải tự tìm và đúc rút cho mình phương pháp dạy học có hiệu quả nhất.
5/ Qua việc cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học giúp cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Phần 3: Kết luận – Kiến nghị
I. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm đã nghiên cứu khái niệm cơ bản về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học đặc trưng trong phân môn Công nghệ 8. Sáng kiến đã vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu cách sử dụng các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THCS Mường Chùm - Mường La.
Thông qua kết quả các phương pháp nghiên cứu, sáng kiến đã nêu rõ tình hình chung và riêng về chất lượng môn học của nhà trường để từ đó đề ra một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tại trường để nâng cao chất lượng môn học.
Có thể nói nếu giáo viên sử dụng tốt phương pháp, thiết bị, đồ dùng thực hành, trực quan... trong dạy học môn Công nghệ 8 sẽ giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn rất nhiều, các em hiểu vấn đề một cách tường tận từ đó ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Đặc biệt qua môn học đã bồi dưỡng cho học sinh hiểu và nắm được các kiến thức và kỹ năng của môn học.
Qua kết quả của bài học giúp học sinh có kĩ năng tổng hợp và khả năng tổng hợp kiến thức mới từ đó học sinh thấy hứng thú với bộ môn học, kích thích sự tò mò và óc sáng tạo của học sinh.
Những sáng kiến mà tôi đã đề xuất là kết quả nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của bản thân. Đến đây có thể chưa được sâu sắc nhưng cũng là bước tập dượt nghiên cứu khoa học của tôi, nội dung của sáng kiến đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu mà sáng kiến đã đề ra.
II. Kiến nghị:
1. Đối với phòng Giáo dục:
- Trang bị cho nhà trường có đầy đủ đồ dùng theo mô hình và tranh vẽ trong sách giáo khoa để thuận tiện hơn cho việc giảng dạy.
- Cấp thêm sách tham khảo cho cả giáo viên và học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, học hỏi ở trung tâm chất lượng cao trong tỉnh để giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao nhận thức cho giáo viên.
2. Đối với nhà trường:
- Nhà trường tạo điều kiện sắp xếp để có phòng bộ môn để thuận tiện cho việc thực hành.
- Tổ chuyên môn nhà trường tăng cường dự giờ thăm lớp để kịp thời giúp đỡ cho giáo viên.
3. Đối với cha mẹ học sinh:
- Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con, em mình.
- Bổ sung tài liệu tham khảo cho các em.
Mường chùm, ngày tháng 04 năm 2008
Xác nhận của nhà trường Người thực hiện
Hiệu trưởng
Nguyễn Đình Hiến Lò Bun Ly
Xác nhận Xác nhận
của phòng giáo dục của HĐTĐ - KT Huyện
Danh mục các tài liệu tham khảo
1/ Luật Giáo dục 2005.
2/ Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Vũ Hài (Chủ biên), Công nghệ 8, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
3/ Nghị quyết Đại hội Đảng – lần thứ IX.
4/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS Môn Công nghệ – NXB Giáo dục – năm 2007.
5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) Môn: Công nghệ – Quyển 1 – NXB Giáo dục – năm 2005
6/ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2001 – 2010)
7/ Chương trình giáo dục THCS (Bộ Giáo dục - Đào tạo)
8/ Kế hoạch thực hiện nhịêm vụ năm học 2007 - 2008 trường THCS Mường Chùm
9/ Nguyễn Văn Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Trọng Khanh, Lê Huy Hoàng, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ . Dự án phát triển giáo dục THPT, trường ĐHSP Hà Nội, tháng 10 năm 2005.
10/ Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Vũ Hài (Chủ biên), Công nghệ 8 (Sách giáoviên), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
11/ Nguyễn Văn Khôi, Lý luận dạy học Công nghệ (Phần KTCN), Giáo trình CĐSP, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 2005.
Mục lục
Phần 1: Mở đầu
Trang
I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
V. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
VI. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
VII. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................3
VIII. Giải thiết khoa học............................................................................................3
Phần 2: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận về biện pháp nâng cao....................................................4
I. Một số khái niện:..........................................................................................4
II. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...........................................................4
III. Chủ trương giáo dục trung học cơ sở........................................................5
Chương II: Cơ sở thực tiễn......................................................................................6
1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của xã Mường Chùm................6
2. Tình hình trường trung học cơ sở Mường Chùm..............................7
3. Thực trạng về giáo viên.................................................................7
4. Thực trạng về học sinh..................................................................8
Chương III: Cách sử dụng các phương pháp .......................................................9
I. Phân môn Công Nghệ...................................................................................9
II. Những căn cứ đề xuất các phương pháp....................................................11
III. Nội dung các phương pháp......................................................................12
IV. Đánh giá dạy học môn Công Nghệ 8.......................................................22
V. Thiết kế dạy môn Công nghệ....................................................................23
VI. Một số tiết dạy kiểm nghiệm sáng kiến kinh nghiệm..............................26
VII. Kết quả của sáng kiến ..........................................................................33
VIII. Bài học kinh nghiệm.............................................................................34
Phần 3: Kết luân – Kiến nghị
1. Kết luận................................................................................................................35
2. Kiến nghị..............................................................................................................35
3. Danh mục các tài liệu tham khảo.........................................................................37
File đính kèm:
- de tai.doc