Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Tiết 1-9

A- Mục tiêu.

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và trong đời sống.

- Có nhận thức đúng đắn trong việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK, SGK và các tài liệu tham khảo. Tranh vẽ các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng.

HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 1 SGK. Tìm đọc các tài liệu tham khảo.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Tiết 1-9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Bản vẽ nhà. A- Mục tiêu. - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phậndùng trên bản vẽ nhà. - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bản vẽ H15.1 và bảng kí hiệu quy ước một số bộ phậncủa ngôI nhà. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 15 SGK. Tìm hiểu, quan sát các vị trí của các bộ phận trong ngôi nhà. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. ? GV gọi 2 học sinh lên bảng đọc bản vẽ: Bộ ròng rọc. 3- Bài mới. Hoạ động 1: Nội dung bản vẽ nhà. GV treo tranh vẽ hình 15.1 và hình 15.2 yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: ? Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Diễn tả mặt nào? ? Mặt bằng có mặt phẳng cắt cắt qua những bộ phận nào của ngôi nhà? Diễn tả bộ phận nào của ngôI nhà? ? Mặtphẳng cắt song song với mặt phẳng nào của ngôi nhà? Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà? ? Cac kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, kích thước từng phòng, từng bộ phận của ngôi nhà? Học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhận xét và kết luận chung. Mặt đứng có hướng chiếu từ trước tới diễn tả mặt chính, lan can của ngôi nhà. Mặt phẳng cắt đi qua các cửa và song song với nền nhà. Diễn tả vị trí , kích thước các tường , vách, cửa ra vào, cửa sổ, kích thước chiều dài, chiều rộng của các phòng và của cả ngôi nhà. Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh diễn tả vị trí cột kèo kết cấu tường, vách, móng nhà và kích thước mái nhà, các phòng, móng nhà theo chiều cao. Kích thước ghi trên bản vẽ cho ta biết kích thước chung của ngôi nhà: (6300X4800X4800) và kích thước của từng phòng: + Phòng sinh hoạt chung: (4800X2400)+(2400X600). + Phòng ngủ: 2400X2400. + Kích thước từng bộ phận: Hiên: 1500X2400 Nền cao: 2700. Mái cao: 1500. Hoạt động 2: Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. GVyêu cầu học sinh đọc bảng 15.1 và giải thích trong mục ghi trong bảng: ? Kí hiệu cửa đi một cánh và hai cánh diễn tả trên hình biểu diễn nào? ? Kí hiệu của cửa sổ đơn và cửa sổ kép mô tả cửa sổ trên hình biểu diễn nào? Kí hiệu cầu thang mô tả cầu thang trên hình biểu diễn nào? Các kí hiệu được mô tả trên hình chiếu bằng Biểu diễn trên mặt phẳng chiếu cạnh mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu bằng. Hoạt động 3: Cách đọc bản vẽ nhà. Gv treo tranh vẽ hình 15.1 và hình 15.2 rồi hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ nhà. ? Nêu tên gọi của ngôi nhà và tỉ lệ của bản vẽ? Nêu tên gọi hình chiếu và vị trí hình cắt? Nêu kích thước của bản vẽ nhà một tầng? Phân tích các bộ phận của bản vẽ nhà một tầng? Trình tự đọc. Khung tên. Tên gọi: Nhà một tầng. Tỉ lệ: 1:100 Hình biểu diễn. Hình chiếu: Hình chiếu đứng. Hình cắt: Cạnh, A-A, mặt bằng. Kích thước: Kích thước chung của ngôi nhà: (6300X4800X4800) Kích thước của từng phòng: + Phòng sinh hoạt chung: (4800X2400)+(2400X600). + Phòng ngủ: 2400X2400. + Kích thước từng bộ phận: Hiên: 1500X2400 Nền cao: 2700. Mái cao: 1500. Các bộ phận: Số phòng: 3 phòng. Cửa: 1 cửa đi 2 cánh và 6 cửa sổ. Các bộ phận khác: Hiên, lan can. 4- Củng cố. - GV gọi hoc sinh lên bảng đọc bản vẽ nhà và đọc nội dung phần ghi nhớ. - GVnhận xét bài học. 5- Hướng dẫn về nhà. - Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị trước bài 16: Đọc bản vẽ nhà đơn giản. …………………………………………………………………. Hết tuần 6. Tiết 13. Tuần 7. Thứ … ngày…tháng….năm 200.. Bài 16: Thực hành đọc bản vẽ nhà đơn giản. A- Mục tiêu. - Đọc được bản vẽ nhà đơn giản. - Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ nhà và tác phong làm việc theo quy trình. - Ham thích tìm hiẻu bản vẽ xây dựng. B- Chuẩn bị. GV:Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị trah vẽ: Nhà ở. HS: Tìm hiểu trước bài 16; SGK, tìm hiểu và quan sát các bộphận của ngôI nhà cao cấp. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Nội dung bản vẽ nhà bao gồm những nội dung gì? ? Đọc bản vẽ nhà một tầng? 3- Bài mới. Hoạt đọng 1: Giới thiệu bài. Như chúng ta đã biết bản vẽ nhà ở bao gồm các hình biểu diễn và các số liệu cần thiết để xác định kích thức và hình dạng và kết cấu của ngôi nhà. Để đọc, hiểu được bản vẽ nhà ở, xác định được hình dạng, kích thước, kết cấu của ngôI nhà chúng ta cùng tmf hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Nội dung thực hành. GV gọi học sinh đọc nộidung của bài thực hành. HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ nhà. Nội dung: Đọc nôịi dung bản vẽ nhà ở theo bảng 15.1 Trình tự: Đọc khung tên. Phân tích hình biểu diễn. Đọc kích thước. Tổng hợp các bộ phận. GV yêu cầu học sinh đọc bản vẽ nhà ở và hoàn thành bảng theo mẫu sau: Trình tự đọc. Nội dung cần hiểu. Bản vẽ nhà ở. Khung tên Tên gọi. Tỉ lệ. Nơi thiết kế. Nhà ở. 1:100 Công ti xây dựng số 1. Hình biểu diễn. Tên gọi hình chiếu. Mặt cắt. Hình chiếu đứng; mặt cắt B. Mặt cắt A-A. Mặt bằng. Kích thước Kích thước chung. Kích thước tong bộ phận. 10200; 6000; 5900. Phòng sinh hoạt chung: 3000X4500 Phòng ngủ: 3000X3000 Hiên: 1500X3000. Khu phụ: 3000X3000 Nền chính cao: 800. Tường cao: 2900. Mái cao: 2200 Các bộ phận Số phòng. 3 phòng ngủ+ khu phụ 3 cánh cửa đi một cánh, 10 cửa sổ. Hiên, khu phụ, bếp, nhà tắm, nhà xí. 4- Củng cố. - Gv đánh giá, nhận xét bài thực hành. - Gọi 2 học sin lên bảng đọc lại bản vẽ: Nhà ở. 5- Hướng dẫn về nhà - Học bài và ôn tập kiến thức toàn chương. - Chuẩn bị tiết ôn tập.. …………………………………………………………………. Tiết 14. Tuần 7. Thứ … ngày…tháng….năm 200.. Tổng kết và ôn tập. Phần I- Vẽ kĩ thuật. A- Mục tiêu. - Nắm vững một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học. - Rèn cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà. - Rèn kĩ năng và ý thức học tập. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị sơ đồ hệ thống kiến thức. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài ôn tập. Hệ thồng hoá kiến thức toàn chương. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức. GV và học sinh cùng nghiên cứu bài thực hành theo kiến thức trong sơ đồ sau: Vẽ kĩ thuật với đời sống. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống. Vẽ kĩ thuật với sản xuất. Vẽ kĩ thuật Hình chiếu. Bản vẽ các khối hình học. Bản vẽ các khối đa diện. Bản vẽ các khối tròn xoay. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ chi tiết. Biểu diễn ren. Bản vẽ lắp. Bản vẽ nhà. Bản vẽ kĩ thuật. Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập. Gv yêu cầu học sinh làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối phần ôn tập. 1. Vì sao phải học vẽ kỹ thuật? 2. Bản vẽ kỹ thuật thuật là gì? bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? 3. Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện 4. Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào? 5. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? 6. Hãy kể tên một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của nó? 7. Ren được vẽ theo quy ước nào? 8. Ren trục, ren lỗ được vẽ theo quy ước nào? 9. Hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng và công dụng của nó? Gọi học sinh lên bảng làm bài. GV hướng dẫn và kết luận chung. Bài 1: Hoàn thành bảng. A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X Bài 2: Hoàn thành bảng 2. Vật thể Hình chiếu A B C Đứng 3 1 2 Bằng 4 6 5 Cạnh 8 8 7 Bài 3: Học sinh tự hoàn thành. Bài 4: GV hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ các hình cắt và hình chiếu của các vật thể. Bài 5: GV gọi một số học sinh lên bảng đọc lại một số bản vẽ lắp và bản vẽ nhà. 4- Củng cố. GV hệ thống lại các phần cần ghi nhớ để chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút - Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? - Tác dụng của các hình chiếu, hình cắt? - Ren trục, ren lỗ được vẽ theo quy ước nào? 5- Hướng dẫn về nhà. - Hướng dẫn HS về nhà tiếp tục ôn tập - Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 45 phút …………………………………………………………………. Hết tuần 7. Tiết 15. Tuần 8. Thứ … ngày…tháng….năm 200.. Kiểm tra viết 1 tiết. A- Mục tiêu. - GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kĩ năng và vận dụng. - Học sinh rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập và rèn luyện ý thức thái độ học tập. - GV rut king nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạycho phù hợp và gây hứng thú học tập cho học sinh. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu nội dung chơng I, II, ra đề bài, biểu điểm và đáp án. HS: Ôn tập kiến thức toàn chương và chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho bài kiểm tra. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài kiểm tra. đề bài. Lớp 8A. Câu 1.(3đ) Cho vật thể có các cạnh A, B, C...G và các hình chiếu. Hãy ghi số tương ứng với các mặt của vật thể vào bảng: Mặt Hình chiếu A B C D E F G Đứng Bằng Cạnh 1 2 3 3 5 6 7 8 4 9 B C D G A F E Câu 2. (3đ): Hãy quan sát và vẽ các hình chiếu của vật thể sau: Câu 3. (4đ): Hãy trình bày quy ước ren trục? Vẽ ký hiệu của ren trục? Lớp 8B: Câu 1: (2 điểm) Nêu những nội dung cần hiểu của bản vẽ lắp? Câu 2: (4 điểm) a- Hình nón được hình thành như thế nào? b- Vẽ hình biểu diễn? Câu3: (4 điểm) a- Ren lỗ được quy ước như thế nào? b- Vẽ hình biểu diễn. Lớp 8C Câu 1: (2 điểm) Trình bày nội dung của bản vẽ chi tiết? Câu 2: (4 điểm) a- Hình nón được hình thành như thế nào? b- Vẽ hình biểu diễn. Câu 3: (4 điểm) a- Ren trục được vẽ theo quy ước nào? b- Vẽ hình biểu diễn. Đáp án- Biểu điểm. Lớp 8A: Mặt Hình chiếu A B C D E F G Đứng 2 5 1 Bằng 5 7 8 6 4 Cạnh 9 Câu 1. Đánh dấu đủ đúng (mỗi ý 0,5điểm) Câu 2: Vẽ đúng các hình chiếu mỗi hình đúng 1 điểm, yêu cầu cân đối thể hiện rõ mối liên hệ giữa các hình chiếu Câu 3 - Trình bày đủ 5 quy ước vẽ ren trục - Đường đỉnh ren dược vẽ bằng nét liền đậm. - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh. - Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm. - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh. b- Vẽ hình biểu diễn. 4- Củng cố. 5- Hướng dẫn về nhà. …………………………………………………………………. Hết tuần

File đính kèm:

  • doccn8- t1,2,3,4,5,6,7,8,9,.doc
Giáo án liên quan