Đền lớn Abu Simbel
Ngôi đền lớn Ramesses II ở Abu Simbel, Ai Cập là một trong những công trình ấn tượng và được mọi người biết đến nhất trong số tất cả các công trình kiến trúc lớn.
Ngoài các vách tường ở sân trong, bên ngoài và một ngôi nhà thờ mặt trời nhỏ, toàn bộ ngôi đền đều được tạc từ đá rắn. Nhờ vào sự hẻo lánh và vững chãi, ngôi đền được bảo quản tốt, bất chấp nước trong đập Aswan dâng cao. Chiếm cả mặt tiền là bốn pho tượng khổng lồ của nhà vua, cao khoảng 22 m trong khi lối vào giữa các tượng dẫn đến một loạt các phòng trong khoét sâu vào trong vách đá.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các công trình vĩ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đến tận chân núi vây gọn cả sơn trang, khiến nó trông chẳng khác nào một ngôi thành cổ, tạo cho ta biết bao mối liên tưởng. Bước vào sơn trang, đâu đâu cũng là cổ thụ cành lá sum suê, cung điện nằm rải rác, với ngói lưu ly màu sắc tươi tắn, góc mái hiên cong vút, lại càng gợi lên sự phồn hoa của năm xưa.
Sơn trang này do ba đời vua triều nhà Thanh xây dựng, trải qua 87 năm mới xây xong, bên trong gồm hơn 120 tòa kiến trúc như: lầu, đình, miếu, tháp, hành lang, cầu... Sơn trang được chia thành khu cung điện, khu núi non, khu hồ nước và khu đồng bằng. Khu cung điện là hình ảnh thu nhỏ của Cố Cung Bắc Kinh, chỉ chiếm 3% diện tích của sơn trang. Trong vườn có nhiều cảnh quan non nước và phong cảnh thiên nhiên.
Khu cung điện nằm ở phía nam sơn trang, là nơi hoàng đế nhà Thanh xử lý chính vụ, tổ chức đại lễ và hội kiến sứ thần các nước, đồng thời cũng là chỗ ở của nhà vua. Hiện nay, du khách tới đây vẫn có thể nhìn thấy người thời nay mặc tuồng phục và biểu diễn những sự tích về hoàng gia.
Khu hồ nước nằm ở hướng bắc khu cung điện, mặt nước rộng gần 30 ha sóng biếc lăn tăn, do bờ đê và các đảo nhỏ chia thành hồ, những kiến trúc kiểu phương nam xinh đẹp và nhiều vẻ khác nhau nằm rải rác bên bờ hồ. Từ khu hồ lại đi lên hướng bắc thì đến khu đồng bằng và khu núi. Khu đồng bằng cỏ mọc tốt tươi, cổ thụ cao ngất. Còn trong khu núi thì đỉnh núi nhấp nhô, biển rừng vươn xa tít tắp. Cảnh sắc trong vườn đã thể hiện được đặc điểm phong cảnh đa dạng của Trung Quốc, nên khi dạo bước trong sơn trang này, ta thật chẳng khác nào đã đi du lịch khắp Trung Quốc.
Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, 12 ngôi chùa hoàng gia ở xung quanh sơn trang cũng được đưa vào danh mục này.
Chùa Phổ Ninh là ngôi chùa hoàng gia đầu tiên được xây dựng sau khi xây xong sơn trang nghỉ mát, đã có 250 năm lịch sử. Trong chùa thờ phụng một pho tượng phật bằng gỗ sơn vàng có 42 cánh tay. Tượng cao 22 mét, tỷ lệ cân xứng, tạo hình độc đáo.
Chùa trong sơn trang Thừa Đức.
Chùa Phổ Đà là ngôi chùa rộng nhất trong số 12 ngôi chùa ở đây, phong cách kiến trúc của nó được phỏng theo cung Pu Ta La của La Sa Tây Tạng, do đó mới được gọi là Cung Pu Ta La nhỏ, thời bấy giờ, các vương công quý tộc ở Tây Tạng, Thanh Hải... khi đến yết kiến nhà vua đều nghỉ tại đây. Nằm bên cạnh chùa này là chùa Phúc Thọ được xây phỏng theo chùa Cha sư lun pu của Dư ha chơ Tây Tạng, đây là ngôi hành cung do triều nhà Thanh xây dựng cho Pen Sê đời thứ 6 khi đến yết kiến nhà vua.
Những ngôi chùa chiền này do xây dựng cho các dân tộc khác nhau, cho nên nó cũng có đặc điểm khác nhau. Người đến hành hương, hoạt động chính trị, hay hoạt động tôn giáo, đều có nơi nghỉ ngơi hay nơi tổ chức các hoạt động. Việc xây dựng những chùa chiền này là phù hợp với các dân tộc thiểu số.
(Theo China Broadcast)
Sự tích tên gọi các cửa ải Vạn Lý Trường Thành
Phía Bắc Sơn Hải Quan là dãy núi Yên Sơn, phía Nam là biển Bột Hải, non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Lên cửa ải phóng tầm mắt về phía trước, quang cảnh núi non và biển cả hoành tráng thu hút trong tầm mắt, bởi vậy mới có tên gọi Sơn Hải Quan.
Sơn Hải Quan là cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thanh.
Người đầu tiên xây dựng Sơn Hải Quan là Từ Đạt, vị tướng nổi tiếng của nhà Minh. Với con mắt sắc bén về quân sự, Từ Đạt đã xây dựng Sơn Hải Quan để kiểm soát được núi, lại khống chế được biển. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ “Thiên hạ đệ nhất quan”. Bức hoành phi dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết, nhưng dưới bức hoành phi không có lạc khoản tên ông.
Truyền thuyết kể rằng khi viết bức hoành phi này, Tiêu Hiển đã viết một mạch là xong, sau khi viết xong và ngắm lại ông có chút không hài lòng đối với chứ “Nhất”, và nhiều lần viết lại, những vẫn không hài lòng. Ông liền quẳng bút và vào quán rượu dưới chân núi vừa uống rượu vừa nghiền ngẫm. Người hầu trong quán quen tay vạch một đường trên bàn, để lại vệt nước. Tiêu Hiển trông thấy vệt nước liền vụt đứng dậy là nói liến thoắng “tuyệt quá” “tuyệt quá”. Thì ra vệt nước đó là chữ “Nhất” kỳ diệu. Tiêu Hiển liên viết chữ "nhất" này lên bức hoành phi và trở thành bức hoành phi thiên cổ. Bởi vậy Tiêu Hiển không ghi tên mình vào chỗ lạc khoản, khiến cho bức hoành phi này là một trong số rất ít bức không có lạc khoản.
Vạn Lý Trường Thành nằm vắt qua núi non trùng điệp.
Gia Dụ Quan, khởi điểm phía tây của Trường Thành nằm trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, được xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ (1372). Do cửa ải xây dựng trên núi Gia Dụ nên mới có tên như vậy. Ngoài ra còn có tên gọi là Hoà bình quan, vì nơi đây chưa từng có chiến loạn.
Nương Tử Quan nằm trên địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Nơi đó địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Cửa ải này trước kia có tên Vi Trạch Quan. Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là “nương tử quân”. Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ rằng “Trực thuộc Nương tử Quan”.
Cửa ải Ngọc Môn ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc có tên vậy là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.Cửa ải Biển Đầu Quan ở huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây nghe có chút lạ là vì Biển Đầu Quan nằm ở vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp. Hơn nữa nơi này có chút nghiêng, nên mọi người mới gọi với cái tên Biển Đầu Quan như vậy.
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng. Hai bên là vách núi dựng đứng, những con nhạn con én không sao bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.
Ngoài ra còn có Cư Dung Quan ở núi Tử Kinh, huyện Dị (tỉnh Hà Bắc).
(Theo ChinaBroadcast)
Rực rỡ lạc viên Walt Disney
Kiến trúc trung tâm lạc viên Disney - Mỹ - là lâu đài Cô bé Lọ Lem. Kiến trúc dạng thành lũy trong đồng thoại này được thực hiện nên nhờ sự gợi ý từ thành lũy Stain trong mộng của Ludwig II - quốc vương Baveria.
Lạc viên Disney (Disneyland) đầu tiên tọa lạc ở Anoheim ngoại ô phía Nam thành phố Los Angeles bang California, mở cửa năm 1965. Đó là một quần thể kiến trúc lạc viên kiểu mới, với 4 đặc điểm cơ bản. Một, chủ đề trung tâm là vương quốc thần kỳ do nhân vật hoạt hình Disney cấu thành. Hai, sử dụng số lượng lớn thủ pháp ma thuật bằng kỹ thuật tối tân, đưa du khách có thể đáp thuyền xuyên qua rừng rậm, trong nhà quỷ hoặc gặp thủy quái, đáp tàu ngầm du lãm đáy biển. Ba, chủ đề những thế giới kỳ diệu đều được thiết kế công phu, mang tính giải trí mạnh. Bốn, lạc viên Disney lấy gia đình làm đối tượng phục vụ, an toàn và sạch sẽ, với tôn chỉ phục vụ không chỉ cho trẻ em mà còn tất cả những người mang tấm lòng trẻ thơ. Với chiến lược này, lạc viên Disneyland đã thành công lớn. Cho tới năm 1989, Disneyland đã tiếp đãi người khách thứ 300 triệu.
Công viên Disneyland.
Lạc viên Disney World bang Florida mở cửa ngày 1/10/1971. Lạc viên này chiếm 11.300 ha đất, lớn nhất trong những trung tâm lạc viên cùng loại trên thế giới, tốn tới 400 triệu USD, quy mô lớn hơn nguyên mẫu tại California, thiết kế mới hơn, đồng thời bảo lưu được nhiều hạng mục đặc sắc. Giống như mô thức ở California, lạc viên phân ra làm các khu vực như: thế giới thần kỳ, thế giới mạo hiểm, thế giới khai hoang, thế giới tương lai...
"Thế giới khai hoang" tái hiện câu chuyện truyền kỳ của hoang mạc miền Tây: ngôi nhà ma quấy phá; các cảnh tượng thời khai hoang như bè gỗ đi chơi đảo nhỏ Tom Sawyer, thành lũy do vệ binh người máy canh giữ mà du khách chỉ cần dùng súng lục đồ chơi là có thể hạ gục. Ở đây còn có một sàn biểu diễn tạp kỹ thời xưa, tên ca vũ hài hước móng ngựa kim cương, do những con gấu máy biểu diễn điệu múa hình vuông miền Tây. Ngoài ra nơi đây còn có đại sảnh tổng thống, có người máy mô phỏng hình tượng trang nghiêm của những bị tổng thống đời trước đang diễn thuyết.
Trong lạc viên có rất nhiều cửa hiệu bán tặng phẩm và vật kỷ niệm; có hội trường diễn tấu âm nhạc; có quán ăn uống cung cấp không thiếu thức gì. Khách sẽ dễ dàng bắt gặp chuột Mickey và vịt Donald lớn bằng người thật, hoặc bất kỳ một trong số rất nhiều nhân vật hoạt hình khác vui cười nhảy múa. Du khách có thể đáp xe lửa một đường ray, xe lửa hơi nước, xe nhỏ ngựa kéo xem ngắm cảnh trí. Khách cũng có thể lên dây cáp treo trên không trung nhìn toàn cảnh lạc viên.
Khu trung tâm lạc viên sừng sững lâu đài Cô bé Lọ Lem. Lâu đài có ụ trên tường thành và lầu ở góc, đẹp như cảnh tiên dời tới đây. Dưới đường ngầm, nơi chẳng mấy khi khách để ý có một đường thông giống như mê cung, chuột Mickey đột nhiên thò ra ngay chỗ không ai ngờ đến, làm hết hồn du khách.
(Theo Sách 100 kỳ quan thế giới)
File đính kèm:
- Cac cong trinh vi dai.doc