+Một số nhà ngôn ngữ học như Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Thị Lanh đề nghị bổ sung 1 PÂ tắc thanh hầu /?/ (phương thức PÂ: tắc, bộ phận tham gia cấu âm là thanh hầu), xuất hiện trong các âm tiết như: an, oan, oi nhưng không được thể hiện trên chữ viết.
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng học sinh Lớp 5 Môn Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(trừ trường hợp sự vật nêu ở CN được nhân hoá).
-Chỉ người, động vật, bất động vật.
-Trả lời cho câu hỏi : Ai ?, con gì?, cài gì ?
-Dùng chỉ người
Đặc điểm VN
-Kể hoạt động
-Là động từ (Cụm động từ) chỉ hoạt động
-Miêu tả đặc điểm, tính chât, trạng thái.
-Là ĐT (cụm ĐT) trạng thái hoặc TT.
-Là cụm C-V
VD: Bàn này chân đã gãy.
(Bàn này thế nào?)
-Định nghĩa, giới thiệu, nhận xét.
-Từ ‘‘là’’ +DT, ĐT, TT hoặc cụm C-V.
VD : Đây là bạn Nam. Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.
(Bạn nam là gì?)
=>Các kiểu câu này có ích cho phát triển kỹ năng nói, viết của HS. Vì nó gắn liền với các chức năng giao tiép khác nhau.
Chú ý :
1.Những động từ thường làm VN trong câu ‘‘Ai’’ thế nào? là:
-ĐT chỉ trạng thái: Vui, buồn, giận… VD: Mẹ rất vui.
-ĐT chỉ hành động chuyển đổi ý nghĩa thành ĐT trạng thái.
VD: So sánh +Người ta treo bức tranh trên tường. ->Câu Ai làm gì?
+Bức tranh treo trên tường. ->Câu Ai thế nào ?
-ĐT chỉ sự tồn tại (Có, còn, hết…).
VD : Nhà này có 3 gian.
-ĐT chỉ sự biến hoá (Trở nên, trở thành, biến thành…).
VD : Bạn Nam đã trở thành HS giỏi.
-ĐT chỉ sự tiếp thu (Bị, được, phải…).
VD: Nó được nghỉ; Nó bị phê bình; Nó phải đi học.
2.Có trường hợp 1 câu có 2 khả năng trả lời câu hỏi (thế nào?, Làm gì?), tuỳ thuộc vào điểm nhấn trong câu. Khi đó từ ngữ nào được nhấn, từ ngữ đó là bộ phận chính của VN.
VD: Đàn voi chậm. rãi bước đi.
->Có thể đặt 2 câu hỏi: -Đàn voi thế nào? (1)
-Đàn voi làm gì? (2)
-Trường hợp (1), “chậm. rãi” là bộ phận chính của VN -> Thuộc kiểu câu “Ai thế nào?”.
-Trường hợp (2), “bước đi” là bộ phận chính của VN ->Thuộc kiểu câu “Ai làm gì?”
2.4.Câu : ‘‘Chuối này ăn ngon’’ thuộc kiểu câu Ai làm gì ? hay Ai thế nào ?
*Câu ‘‘Chuối này ăn ngon’’ có cấu tạo khá đặc biệt :
+Nó mở đầu bằng 1 cụm DT.
+Tiếp theo là 1 ĐT (cụm ĐT).
+Sau cùng là 1 TT (cụm TT).
-Cụm DT đứng đầu câu thường chỉ đồ vật, cây cối, khái niệm được nêu ra ở nhận xét, đánh giá. Rất ít khi gặp cụm DT chỉ động vật ở vị trí này.
-ĐT trong kiểu câu này có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau, được dùng để nêu lên phương diện nhận xét, đánh giá như : ăn, mặc, uống, hút, ngửi, nhìn, trông…
-Còn TT thì nêu lên nhận xét, đánh gia scủa người nói về sự vật nêu ở cụm DT đứng đầu câu.
VD : Áo này mặc đẹp ; Thuốc này uống bổ ; Thuốc này hút thơm…
*Trong các câu trên, ĐT không phải là bộ phận chính của VN vì chúng có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa chung của câu.
-> Chuối này ngon: thuốc này bổ…
Như vậy, bộ phận chính của VN là TT. Cụm DT đứng đầu câu biểu thị sự vật có đặc điểm được miêu tả bằng những tính từ này và trả lời cho câu hỏi ‘‘Cái gì’‘, do đó chúng là CN.
Kết luận : các câu trên là những câu thuộc kiểu ‘‘Ai thế nào’’ mà không thuộc kiểu ‘‘Ai làm gì’’.
2.5.Dấu hiệu để nhận diện trạng ngữ ?
*Trạng ngữ là TPP bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu. Cụ thể là cho biết thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích diễn ra sự việc hoặc cách thức, phương tiện thể hiện hoạt động nói trong câu.
*Trạng ngữ có 1 số đặc điểm chính sau :
a/Về vai trò ngữ pháp, TN chỉ là 1 TPP, không bắt buộc có mặt trong câu.
TN có mặt trong câu để phản ánh đầy đủ thực tế khách quan hoặc tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói (viết).
VD : Hôm qua, trời mát ; Ở Bắc Giang, mọi người thức rất khuya.
b/Về cấu tạo, TN là 1 cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước.
VD : -Có quan hệ từ : Vào lúc 6h, Nam về quê.
-Không có quan hệ từ : Hôm qua, Nam về quê
c/Về vị trí, TN có thể đứng trước, giữa, sau nòng cốt câu.
VD : -Vào lúc 6h, Nam về quê.
-Nam về quê vào lúc 6h.
-Nam, vào lúc 6h, về quê.
->Ở các vị trí khác nhau, TN đều tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc quan hệ từ.
->Trong các vị trí của TN, vị trí đầu câu là hay gặp nhất.
Lưu ý: SGK lớp 4 chỉ nêu TN đứng đầu câu. Nếu có HS đặt được câu có TN ở vị trí khác, GV vẫn chấp nhận và khuyến khích các em.
2.6.Phân biệt trạng ngữ với 1 số TP dễ nhầm lẫn ?
a/Phân biệt trạng ngữ với thành tố phụ của cụm từ.
*Các cụm từ trong câu có thể có những thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nơi chốn, thời gian giống như ý nghĩa của TN.
VD : -Gia đình em ở Lạng Giang.
-Hà học bài đến trưa.
*Điểm phân biệt các thành tố nói trên với TN là khả năng chuyển đổi vị trí :
-TN bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu (Có thể đứng trước, sau hoặc chen giữa CN và VN).
-Các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính nên chỉ nằm trong cụm từ mà không thể chuyển sang vị trí khác trong câu.
VD: +Không thể nói: -Lạng Giang, gia đình em ở.
-Gia đình em, Lạng Giang ở.
+Cũng không thể nói: -Hà, đến trưa, học bài.
-Đến trưa, Hà học bài…
=>Ý nghĩa của câu đã thay đổi.
b/Phân biệt trạng ngữ với VN đồng chức:
*Một câu có thể có nhiều vị trí, gọi là VN đồng choc, trong đó có VN rất giống với TN.
VD:Đến cổng trường, nó dừng lại.
-Đến cổng trường: là bộ phận VN biểu thị hành động, đặc điểm xuát hiện trước hành động, đặc điểm nêu ở VN thứ 2 trong câu.
->Do đó nó có thể được đảo lên trước CN.
-Đến cổng trường, giống TN có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu. (Nó dừng lại).
-Tuy nhiên;
+Là VN nên bộ phận này có thể kết hợp với CN để tạo thành câu.
+Trong khi đó, TN là TPP của câu không thể kết hợp với CN để làm TP câu.
VD: So sánh: -(1) Đến cổng trường, nó dừng lại.
->Nó đến cổng trường. (đến cổng trường là VN).
-(2)Vì chăm học, nó thi tốt.
->Nó vì chăm học.(vì chăm học chỉ là TN)
c/Phân biệt trạng ngữ với CN
CN dễ lẫn với TN là CN chỉ nơi chốn.
VD: -Trên đồn im như tờ
-Ở nhà bình yên cả.
-Trong lớp không có người.
->Các cụm từ “trên đồn, ở nhà, trong lớp” rất giống TN nơi chốn.
Song khác với TN, các cụm từ này không thể bị lược bỏ, bời nếu lược bỏ, câu sẽ không trọn vẹn .
d/Phân biệt trạng ngữ với 1 vế của câu ghép.
*Câu ghép là câu do 2 cụm C-V trở nên tạo thành, trong đó các cụm C-V không bao chứa nhau và có thể nối hoặc không nối với nhau bằng 1 số quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng.
VD: Vì Tuấn tập thể dục đều đặn nên cậu ta rất khoẻ mạnh.
Tuỳ ngữ cảnh, câu này có thể lược bỏ 1 số thành tố:
+Tuấn tập thể dục đều đặn nên cậu ta rất khoẻ mạnh. (Lược:Vì)
+Vì Tuấn tập thể dục đều đặn, cậu ta rất khoẻ mạnh. (Lược: Nên)
+Tuấn tập thể dục đều đặn nên rất khoẻ mạnh.(Lược: Vì, cậu ta)
+Vì tập thể dục đều đặn, cậu ta rất khoẻ mạnh.(Lược: Tuấn, nên)
=>Trong những câu rút gọn trên, câu (4) dễ bị nhầm là câu đơn có TN chỉ nguyên nhân ở đầu câu.
Nhưng khác TN, “Vì tập thể dục đều đặn” là 1 vế câu ghép mà CN của nó hoàn toàn có thể được khôi phục.
*Ngược với những VD trên, những trường hợp sau sẽ được coi là TN:
-Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
-Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn.
-Chúng ta phấn đấu vì tương lai.
e/Phân biệt trạng ngữ với những từ ngữ có tác dụng liên kết câu..
?Ngoài các TP chính (CN, VN); thành phần phụ (TN..) và TP biệt lập (tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú), trong câu còn có từ ngữ: trái lại, tóm lại, như vậy là…có phải là TN không?
=>Là những từ được dùng để liên kết nó với những câu khác trong văn bản.
+Ý nghĩa: Nó biểu thị quan hệ giữa ND của câu với câu đứng trước. Trong khi đó, TN bổ sung ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong nòng cốt câu.
+Về đặc điểm, hình thức: Nó không thể chuyển xuống cuối câu như trạng ngữ.
2.6.Xác định các TP cấu tạo câu sau:
1.Sang, tôi cũng sang rồi.
2.Nó thì nó chẳng đến đâu.
3.Rít lên 1 tiếng ghê gớm, chiếc Mích vòng lại.
4.Bùnh tĩnh, chị nói thong thả.
5.Do không nắm vững luật đi đường, nó bị công an phạt.
6.Thế là từ đấy, ông lão không uống rượu nữa.
7.Ồ…sao mà ngu vậy ?
8.Cha ơi, con không muốn chết.
9.Thàng An, dứa bạn cùng lớp, vừa đến rủ nó đi.
10.Có việc gì vậy? –nhiều người hỏi cùng 1 lúc.
=>Trả lời:
1.Sang, tôi cũng sang rồi.
Đề ngữ
2.Nó thì nó chẳng đến đâu.
Đề ngữ
3.Rít lên 1 tiếng ghê gớm, chiếc Mích vòng lại.
TN trạng thái
4.Bình tĩnh, chị nói thong thả.
TN trạng thái
5.Do không nắm vững luật đi đường, nó bị công an phạt.
TN nguyên nhân
6.Thế là từ đấy, ông lão không uống rượu nữa.
TPP chuyển tiếp
7.Ồ…sao mà ngu vậy ?
Hô ngữ (biểu thị tình cảm)
8.Cha ơi, con không muốn chết.
Hô ngữ (biểu thị lời gọi đáp)
9.Thàng An, dứa bạn cùng lớp, vừa đến rủ nó đi.
Giải thích
10.Có việc gì vậy? –nhiều người hỏi cùng 1 lúc.
Chú thích
2.7.Phân biệt CN – VN.
1.Tháng giêng. Mạc tư khoa tuyết trắng
Một người đi quên rét buốt sương (Tố Hữu)
2.Anh ấy đến làm cho buổi gặp mặt của chúng tôi vui vẻ hẳn lên.
3. Bộ phim này, nội dung rất hấp dẫn.
4.Quyển sách anh cho tôi mượn rất khó đọc.
5.Tôi thấy anh ấy đi chơi.
6.Anh ấy đến, chúng tôi bàn bạc hồi lâu rồi tôi và anh ấy mỗi người về một địa điểm.
7.Hoặc tôi nói hoặc các anh chị nói.
8.Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin
9.Ai làm người ấy chịu
10.Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái rau.
11.Chỉ cần trời mưa nhỏ là tôi đã nghỉ học.
12.Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
13.Để mọi người hiêu rõ, tôi xin lấy một ví dụ minh hoạ.
=>Phân tích
1. Tháng giêng. Mạc tư khoa/ tuyết trắng
Câu đặc biệt
Một người đi/ quên rét buốt sương (Tố Hữu)
2.Anh ấy đến /làm cho buổi gặp mặt của chúng tôi vui vẻ hẳn lên.
3. Bộ phim này, /nội dung rất hấp dẫn.
4.Quyển sách anh cho tôi mượn/ rất khó đọc.
5.Tôi /thấy anh ấy đi chơi.
->Những câu trên đây là câu đơn có cụm C-V làm TP, còn gọi là câu phức.
6.Anh ấy /đến,// chúng tôi/ bàn bạc hồi lâu// rồi tôi và anh ấy/ mỗi người về một địa điểm.
-> Câu ghép liệt kê.
7.Hoặc tôi /nói // hoặc các anh chị /nói.
->Câu ghép lựa chọn
8.Chúng tôi /mua //chứ chúng tôi /không xin
->Ghép tương phản, đối nghịch
9.Ai/làm//người ấy/ chịu
->Câu ghép hô ứng
10. Vì chưng bác mẹ tôi/ nghèo//
Cho nên tôi /phải băm bèo thái rau.
->Ghép nguyên nhân – kết quả
11.Chỉ cần trời /mưa nhỏ // là tôi/ đã nghỉ học
->Ghép điều kiện – hệ quả
12.Dù ai/ nói ngả nói nghiêng//
Lòng ta/ vẫn vững như kiềng ba chân.
->Ghép nhượng bộ – tăng tiến
13.Để mọi người /hiêu rõ,// tôi /xin lấy một ví dụ minh hoạ.
->Ghép quan hệ mục đích
File đính kèm:
- boi duong cho hs lop 5.doc