Bộ đề thi thử Đại học môn Ngữ văn - Nguyễn Thị Bạch Mai

A. Phần chung cho tất cả thí sinh:

Câu 1 (2điểm): Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) có câu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, anh chị hãy nêu ngắn gọn niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ. Từ đó, nhận xét về ý nghĩa trào phúng của đoạn trích.

Câu 2 (3 điểm):

Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh).

Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

B. Phần riêng: (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)

Câu 3a (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản)

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi.

(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23)

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên.

Câu 3b (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao)

 Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11)

 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:

 

docx7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề thi thử Đại học môn Ngữ văn - Nguyễn Thị Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên. Tài liệu gồm có 20 đề của các trường sau: Đề Tên trường Năm Lần thi 01 Trường THPT Quỳnh Lưu 4 2014 Lần 1 02 Trường THPT Lý Tự Trọng 2014 Lần 3 03 Trung tâm gia sư Thái Nguyên 2014 Lần 2 04 Trường THPT Vĩnh Yên 2014 Lần 2 05 Trường THPT Vĩnh Phúc 2014 Lần 1 06 Trường THPT Minh Khai 2014 Lần 2 07 Trường THPT Quỳnh Lưu II 2014 Lần 2 08 Trường THPT Nguyễn Huệ 2014 Lần 3 09 Trường THPT An Lão 2014 Lần 3 10 Trường THPT Quế Võ Số 1 2014 Lần 4 11 Trường THPT Lý Tự Trọng 2014 Lần 2 12 Trường THPT Phúc Thọ 2014 Lần 3 13 Trường THPT Chu Văn An 2014 Lần 1 14 Trung tâm gia sư Thái Nguyên 2014 Lần 01 15 Trung tâm gia sư Thái Nguyên 2014 Lần 02 16 Trung tâm gia sư Thái Nguyên 2014 Lần 03 17 Trường THPT Minh Khai 2014 Lần 3 18 Trường THPT Tân Lập II 2014 Lần 4 19 Trường THPT Chuyên Vinh 2014 Lần 1 20 Trường THPT Trần Phú 2014 Lần 1 Tài liệu được lưu hành nội bộ - Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức! Nếu chưa được sự đồng ý của ban Biên soạn mà tự động up tài liệu thì đều được coi là vi phạm nội quy của nhóm. Tài liệu được tái bản lần 2. Tuy nhóm Biên soạn đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể tránh khỏi sự sai xót nhất định. Rất mong các bạn có thể phản hồi những chỗ sai xót về địa chỉ email: ntbmai.ict2006@gmail.com ! Xin chân thành cám ơn!!! Chúc các bạn có một kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2014 an toàn, nghiêm túc và hiệu quả!!! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Duyệt tài liệu TM.Nhóm Trưởng nhóm Cao Văn Tú Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 TM.Nhóm Biên soạn Chủ biên Th.S Nguyễn Thị Bạch Mai ĐỀ 01 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I Năm học 2013-2014 Môn: Ngữ Văn Khối C, D (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) A. Phần chung cho tất cả thí sinh: Câu 1 (2điểm): Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) có câu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, anh chị hãy nêu ngắn gọn niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ. Từ đó, nhận xét về ý nghĩa trào phúng của đoạn trích. Câu 2 (3 điểm): Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh). Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. B. Phần riêng: (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b) Câu 3a (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản) Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Câu 3b (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao) Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị: - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên. ĐÁP ÁN ĐỀ 01 SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I, NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) có câu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, anh chị hãy nêu ngắn gọn niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ. Từ đó, nhận xét về ý nghĩa trào phúng của đoạn trích. 2 1 Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng sau cái chết của cụ tổ: - Niềm vui chung: được chia gia tài - Niềm vui riêng + Cụ cố Hồng: được diễn trò già cả trước bà con hàng phố + Ông Văn Minh: lăng xê những mốt tang phục của của hàng Âu Hóa + Cô Hoàng Hôn, bà Văn Minh: được mặc những bộ tang phục tân thời + Ông Phán mọc sừng: được chia thêm hai nghìn đồng + Cô Tuyết: cơ hội để chứng tỏ với cả thiên hạ mình chưa mất cả chữ “trinh” và hẹn hò với anh Xuân. + Cậu Tú Tân: Chụp ảnh (Thí sinh nêu được niềm vui riêng của 3 nhân vật thì cho tối đa 0,5 điểm) 1 0,5 0.5 2 Ý nghĩa trào phúng của đoạn trích: - Vạch trần bộ mặt đạo đức giả, lạnh lùng, tàn nhẫn, hám tiền hám lợi, đại bất hiếu của gia đình cụ cố Hồng. - Qua đó, phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám 1 0,5 0,5 2. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh). I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. II. Yêu cầu về nội dung: 1 Giới thiệu và giải thích ý kiến: - Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người trong xã hội - nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn trách nhiệm của mình. => Ý cả câu: trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội 0,5 2 Bình luận ý kiến: - Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng không thể thay thế trong cuộc sống xã hội. - Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh - Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân. 1,5 0,5 0,5 0,5 3 Bài học nhận thức và hành động: - không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn) mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. - cần yêu nghề và trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội. 1 0,5 0,5 3b Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. (Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc. II. Yêu cầu về nội dung: 1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và hai bài thơ Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận. 0,5 2 a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: - Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ). - Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh.. góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt. 1,5 1 0,5 b. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: - Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông; Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử. - Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính. 1,5 1 0,5 c. So sánh - Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc-triết lí. - Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử 1,0 0,5 0.5 3 Đánh giá chung về hai đoạn thơ, hai nhà thơ 0.5 3b Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị: - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên. 5 -----Còn tiếp các bạn tham khảo tại: ----- Bạn có thể Giữ phím Ctrl+Click chuột trái vào đường link trên để đi tới download tài liệu một cách nhanh nhất. Tài liệu gồm 128 trang được biên soạn theo cấu trúc như trên.

File đính kèm:

  • docx20 de thi thu dai hoc mon Ngu Van 2014.docx