Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12

1. Tích lũy kiến thức:

 1.1. Kiến thức phải đảm bảo lấy trong tác phẩm văn học, kiến thức phải chính xác, chọn lọc.

Nghị luận văn học là kiểu bài văn hướng tới các vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học: nội dung, nghệ thuật, hoặc các khía cạnh khác như tình huống truyện, diễn biến tâm lí của nhân vật,. Cho nên người viết phải hiểu biết kĩ về tác phẩm văn học đó: từ tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đến nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

 1.2. Nguồn hình thành kiến thức:

Đối với các tác phẩm văn học được học trong chương trình. Hướng dẫn các em cách đọc hiểu văn bản. Hình thành kĩ năng đọc cho học sinh

+ Đọc thông suốt toàn văn bản để có ấn tượng toàn vẹn về văn bản. Phải đọc tiểu dẫn để biết được những tri thức thiết yếu về tác giả, tác phẩm. Yêu cầu phải nắm được cốt truyện, hệ thống các chi tiết có liên quan đến nhân vật chính. Cần chú ý đến mạch văn, chất văn của văn bản, phát hiện những điểm đặc sắc, thú vị.

+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học được xây dựng sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ, qua chi tiết, cốt truyện, hình ảnh, tâm trạng.tùy thể loại mà khác nhau về ngôn từ. Đọc hiểu hình tượng văn học đòi hỏi người đọc phải nhập thân vào hình tượng, cụ thể hóa tình cảnh, để hiểu điều tác giả muốn nói.

+ Đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà văn sáng tác tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, bộc lộ tình cảm không chỉ của cá nhân họ về cuộc đời, con người mà còn là của tầng lớp, giai cấp, thời đại mà các nhà văn như là một đại diện.

+ Đọc hiểu để thưởng thức văn học: người đọc tiếp nhận tư tưởng, tình cảm của người viết gửi gắm vào ngôn từ, hình tượng đó, tìm ra tầng hàm nghĩa, nhận ra tín hiệu mà người viết kí thác điều muốn nói, quan niệm về nhân sinh, hoài bão, ước mơ. giúp cho người đọc hiểu về thời đại, hiểu đời, hiểu mình, chia sẻ với sự xúc động, niềm say mê. của tác giả.

1.3. Khuyến khích học sinh khi đọc phải có thói quen ghi chép.

Ví dụ: Sau khi đọc xong một tác phẩm truyện, học sinh có thể ghi chép:

- Tóm tắt tác phẩm. Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc. Những câu văn hay, những hình ảnh đẹp, những câu nói "có cánh" của nhân vật. Biết đánh giá tác phẩm.

- Ghi lại những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi đọc về tác phẩm, về nhân vật hoặc một chi tiết mà bản thân tâm đắc nhất trong tác phẩm.

 2. Phân biệt các dạng đề:

 Phân biệt đề được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định cho người làm bài. Đề bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu thường gặp các dạng đề cơ bản sau:

 - Dạng đề I: Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, về tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, về tác phẩm là nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm

Ví dụ

 Đề: Cảm nhận của anh /chị về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2008)

 - Dạng đề II: Phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm hay một khía cạnh về nhân vật, về tác phẩm là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Ví dụ

+ Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2008)

- Dạng đề III: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, GV phải biết tích hợp các kiến thức chương trình để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài văn dạng này cho HS.

Ví dụ Đề: Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Việt và Chiến, để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận chứng nào? Hỏi: Luận điểm 3? Hỏi: Kết bài cần nêu những ý nào? - Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài văn tham khảo và chỉ cho học sinh từng luận điểm, luận cứ, luận chứng, cách triển khai. - Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn ngắn..... - Giáo viên gọi 1 - 2 học sinh trình bày đoạn văn của mình. Hỏi: Hãy nhận xét bài viết của bạn? - Giáo viên: Nhận xét và sửa bài cho học sinh. - Thu một số bài của học sinh về chấm, có kế hoạch điều chỉnh trong tiết tự chọn sau. Đề bài: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên. I. Tìm hiểu đề: 1. Xác định yêu cầu về nội dung: Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. 2. Xác định yêu cầu về hình thức: Nghị luận về một khía cạnh tác phẩm văn xuôi: Tạo tình huống trong truyện. 3. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng: - Tác phẩm Vợ nhặt. II. Lập dàn ý: Mở bài: - Kim Lân là nhà văn gắn bó với nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật , xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962) - Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Thân bài: Luận điểm 1: Tình huống truyện là "cái tình thế xảy ra truyện" là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc" là "cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người" (Nguyễn Minh Châu). Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó nhân vật được bộc lộ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm. Luận điểm 2: Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn: a. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân xóm ngụ cư (bị người làng khinh bỉ) giữa lúc đói khát lại lấy được vợ. - Việc Tràng lấy vợ là một điều lạ: + Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí còn "vợ theo", "vợ nhặt". + Thời buổi đói khát này, người như Tràng nuôi thân chẳng nổi lại còn dám lấy vợ. - Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và ngay cả Tràng nữa. + Người dân xóm ngụ cư "đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra và bàn tán". + Bà cụ Tứ: Sững sờ, ngạc nhiên. + Chính Trành cũng không thể tin nổi: "... bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?". - Đây là tình huống độc đáo nhưng hết sức hợp lí vì nếu không phải là năm đói thì Tràng sẽ không lấy được vợ, chẳng ai thèm lấy Tràng. Lại là "vợ nhặt" không cần cheo cưới gì. "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.....". b. Tình huống trên đồng thời cũng hết sức éo le. Đó là truyện nên vui hay nên buồn, nên mừng hay nên lo. - Chính điều này đã thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhà văn khắc họa tâm trạng nhân vật phong phú, tính cách nhân vật rõ nét hơn. Trong tình huống hết sức éo le ấy ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợ trong tâm trạng mọi người: + Người dân xóm ngụ cư: Mừng cho Tràng nhưng cũng lo cho Tràng. + Bà cụ Tứ: Vừa vui vừa mừng, vừa buồn vừa lo cho con. + Chính Tràng: cũng vừa vui vừa "chợn" "Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". - Tình huống truyện dẫn đến hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ thật mong manh, tội nghiệp. Hạnh phúc của Tràng, niềm vui của bà Tứ diễn ra trong không khí ảm đạm, chết chóc, trong bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới thật thảm hại.... Luận điểm 3: Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của truyện làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: - Tình huống truyện làm nổi bật số phận của người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, gián tiếp tố cáo thực dân phát xít đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Đặt người nghèo khổ trong tình huống này, tác giả cho ta thấy vẻ đẹp nhân bản của con người. Dù đói khổ vẫn cưu mang đùm bọc, khao khát hạnh phúc gia đình. - Tình huống truyện Vợ nhặt cũng lí giải sự gắn bó tự nhiên, tất yếu của người dân với cách mạng. Kết bài: - Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. - Tình huống ấy không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: Niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất. III. Đọc bài văn tham khảo IV. Luyện viết đoạn văn ngắn Hãy chọn một luận điểm và viết một đoạn văn trong đó có sử dụng thao tác lập luận. V. Luyện nói 4. Hướng dẫn học bài: - Nắm vững cách làm bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn hoàn chỉnh. III. KẾT QUẢ Qua việc áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy, học sinh đã có tiến bộ, đạt được kết quả cao hơn, học sinh có hứng thú với tìm hiểu các tác phẩm văn học, thích làm văn nghị luận văn học. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; có nhiều bài khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, hạn chế tình trạng gượng ép, máy móc hay khuôn sáo. Học sinh có kĩ năng làm văn nghị luận văn học nói chung và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện nói riêng sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ thực tế giảng dạy chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh trường 1. Giáo viên cần phải hiểu tâm lí, khả năng nhận thức, vốn hiểu biết các tác phẩm văn học, khả năng cảm thụ văn học của học sinh nhất là HS dân tộc kh.mer để vận dụng phương pháp phù hợp với khả năng tiếp nhận của từng em. 2. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức về văn học trong các tác phẩm văn học được học và đọc thêm và qua các phương tiện thông tin đại chúng 3. Để HS làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, cũng như các dạng bài nghị luận khác, nhất thiết GV phải cho HS nắm chắc 6 bước cơ bản làm một bài văn: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, đựng đoạn, viết bài, sửa bài, trong đó quan trọng nhất là bốn bước đầu như đã trình bày ở trên. Ở mỗi bước lại có những thủ thuật riêng vừa dễ làm dễ nhớ, do đó khi giảng dạy GV phải chỉ cho HS làm sao để các em ghi nhớ được các thao tác, các thủ thuật đó như ghi nhớ các công thức trong toán học để mỗi khi làm bài là có ngay. Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen: Phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài. Trong các bài kiểm tra 2 tiết GV có thể yêu cầu các em nộp cả dàn ý để chấm (Tuy nhiên phần dàn ý không lấy điểm. Chủ yếu tạo thói quen lập dàn ý và viết theo dàn ý cho các em). 4. Trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải thích các từ ngữ, khái niệm và chú ý tích hợp giáo dục môi trường, phát huy trí tưởng tượng phong phú của các em. 5. Việc ra đề kiểm tra đánh giá giáo viên nên ra những đề “mở” để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời khơi gợi hứng thú cho học sinh tìm hiểu các tác phẩm văn học. Phần ba: KẾT LUẬN Có thể nói, hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện tức là đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo. Giúp các em hiểu ra chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu thích văn chương và có hứng thú khi làm bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm truyện nói riêng. Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh là rèn khả năng tư duy logic, khoa học, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, sự nhạy cảm trước những vấn đề của đời sống xã hội. Công việc đó không chỉ làm trong ngày một, ngày hai mà phải là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và rất nhiều tâm huyết của GV. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm “rèn kỹ năng làm văn nghị về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12”. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để khơi gợi hứng thú đối với phần làm văn nghị luận về tác phẩm truyện, ngoài lí thuyết gọn nhẹ, dễ hiểu, các kỹ năng được chia nhỏ để học sinh rèn luyện từng phần một cách thuần thục thì một việc không kém phần quan trọng là giáo viên cần tìm những đề tài hay đảm bảo tính vừa sức, nhưng vẫn kích thích sự sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh được phát biểu những suy nghĩ riêng, được nói bằng tiếng nói của riêng mình. Có như vậy thì việc học văn, làm văn nghị luận văn học trong nhà trường phổ thông mới mang lại hiệu quả thiết thực. Trên đây là một số kinh nghiệm hy vọng sẽ giúp học sinh say mê và hứng thú học văn hơn. Thiết nghĩ, đề tài này có thể áp dụng đối với việc rèn kĩ năng Nghị luận tác phẩm truyện cho học sinh THPT ở những vùng có nhiều học sinh dân tộc kh.mer. Kính xin sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp. Hiếu Tử, ngày tháng 10 năm 2013 Người viết V-TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1-Sách Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008. 2-Sách giáo viên Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008. 3-Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn 12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2010. 4-Rèn luyện kỹ năng nghị luận – Bảo Quyến – NXB Giáo dục – 2003. 5-Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh – NXB Giáo dục – 1994 6-Dạy văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB ĐHQG Hà Nội – 2001. 7-Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội tháng 12 năm 2010, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập,100 trang. 8-Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, 2002, Hợp tuyển nghiên cứu-giảng dạy văn học và ngôn ngữ, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 544 trang. 9-NXB Quốc gia, 1998, Luật giáo dục. 10-Viện Ngôn ngữ học, 2002, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1219 trang.

File đính kèm:

  • docChuyen de Ren luen ky nang lam van ve TP truyen.doc