Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945 (Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù)

1.Các nhân vật, tình huống hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm của tác giả.

- Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tăm tối, tầm thường; khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp.

VD: + TL – HĐT: xúc động, trân trọng cái khát vọng được đổi đời, được sống hạnh phúc hơn của những con người bé nhỏ bị lãng quên nơi phố huyện nghèo xưa.

 + Nguyễn Tuân – CNTT: tìm thấy sự tỏa sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối; sự vươn lên cái đẹp, cái thiên lương của một ngục quan, trong một nhà tù xã hội PK xấu xa, suy tàn.

- Nhân vật của văn xuôi lãng mạn hành động theo sự tưởng tượng chủ quan của nhà văn và trực tiếp thể hiện tư tưởng của tác giả.

VD: HĐT: L và A tuy còn nhỏ nhưng phải thay mẹ trông coi một quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống. Hàng đêm các em lại cố thức để đón chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Con tầu với những toa sang trọng, đèn sáng trưng chiếu sáng xuống mặt đường và tiếng còi rít lên rầm rộ như mang theo cả một thế giới khác đối lập với cái phố huyện tăm tối, tĩnh lặng. Nó như thắp lên trong tâm hồn của các em một niềm khát vọng dẫu mơ hồ nhưng thật xúc động, đáng trân trọng. -> Nhà văn muốn qua đó thể hiện khát vọng của những con người bé nhỏ bị lãng quên trong xã hội cũ.

- Văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm của cái tôi cá nhân, các nhà văn lãng mạn thường tuyệt đối hóa vai trò của cái tôi cá nhân, đặt chúng cao hơn thực tế khách đời sống để thể hiện tư tưởng của mình.

VD: CNTT: Thể hiện quan điểm thẩm mĩ riêng của NT: Cái đẹp gắn với văn hóa dân tộc, gắn với cái thiện, có sức cảm hóa cái xấu, cái ác và cái đẹp luôn bất tử với đời.

2. Văn học LM thường được viết bởi cảm hứng LM

- Nhà văn thường hướng tới những cái phi thường có tính biệt lệ.

VD: CNTT: Một không khí thiêng liêng khác thường, con người cũng tài hoa, dũng liệt một cách rất đỗi nghệ sĩ như HC.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945 (Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lam lũ, tẻ nhạt và bế tắc. \ Tương phản quá khứ, hiện tại ( của Liên ), nhờ đó bộc lộ được chủ đề tác phẩm. + Hiện tại nghèo khổ: “ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.” + Quá khứ vui vẻ : “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội,chịđược hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rõ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh” II. Nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn HĐT 1. Giá trị nghệ thuật: a. Cốt truyện: HĐT là kiểu truyện dường như không có cốt truyện, cốt truyện khộng dựa trên những sự kiện, tình tiết mà dựa trên những diễn biến tâm trạng của nhân vật. b. Về nhân vật: Không chú ý miêu tả ngoại hình và hành động mà quan tâm tới đời sống nội tâm, đời sống tình cảm. c. Về miêu tả cành: Cảnh vật được miêu tả tinh tế với những hình ảnh, mầu sắc, âm thanh, mùi vị hòa quện vào nhau gợi cái hồn riêng của quê hương VN xưa. Đặc biệt hình ảnh bóng tối được gợi đi, gợi lại như một mô típ đầy ám ảnh. Cảnh lại được cảm nhận qua cái nhìn tâm trạng của nhân vật L: “Liên thấy”, “L mải nhìn”, “L nhớ lại”, “L tưởng”,” L lặng theo”. L là thiếu nữ mới lớn, dịu hiền nhân hậu và đa cảm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt vì nó làm cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc, làm cho cảnh vật vốn đơn sơ, tẻ nhạt vẫn mang cai thi vị riêng của nó, làm cho TG được lạ hóa qua cảm tưởng, qua cảm giác của HĐT. Tương xứng với khung cảnh là tâm trạng và cảm xúc của nhân vật L như những nấc thanh tâm lí: L man mác buồn thương trước cảnh chiều tàn, L buồn khắc khoải và thấm thía hơn khi bóng đêm khi bóng đêm buông xuống, L buồn nuối tiếc, ngơ ngẩn mơ tưởng khát khao khi đoàn tầu đi qua. Cách miêu tả đoàn tầu từ xa đến gần, quan sát bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác và bằng nhiều sắc thái cảm giác: hồi ức, thực tại, tương lai. Hình ảnh đoàn tầu tương phản với các cảnh vật nơi phố huyện càng thấm thìa niềm mong ước khiêm nhường mà trong sáng, tốt đẹp. Một nét tâm lí rất thật, rất điển hình của những người dân quanh quẩn nơi thôn quê nghèo xưa mà cuộc sống bị trim khuất, mỏi mòn trong tăm tối. d. Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyện giầu cảm xúc, giọng văn điềm tĩnh, nhẹ nhàng như ẩn chứa một tâm sự kín đáo có sức gợi và khơi sâu và cảm xúc người đọc. Nó như một thứ thơ bằng văn xuôi. 2. Nội dung tư tưởng: a. Thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc: - Giá trị hiện thực: + Truyện là một bức tranh chân thực và đượm buồn về một miền đất, một miền đời bị lãng quên: Một phố huyện nghèo xa vắng với phiên chợ nghèo xơ xác, tiêu điều; những ngọn đèn tù mù như đang lụi dần; những kiếp đời lụi tàn như mẹ con chị Tí, những đứa trẻ nghèo, gia đình bác Xẩm, bà cụ Thi điên và HĐT. Họ sống nghèo khổ, tăm tối như trim trong cái ao đời tù túng .Những cảnh vật qua ngòi bút của TL lại gợi cảm vô cùng. + Ngòi bút hiện thực của TL đậm chất trữ tình. TL đã viết bằng chính kí ức tuổi ấu thơ của mình gắn với phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Mỗi chi tiết, hình ảnh đều chân thật, xúc động vô cùng. - Giá trị nhân đạo: + Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn dành cho nhưng con người nhỏ bé, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Ở mảnh đất đó, những số phận con người sống trong tăm tối, không biết tới niềm vui và hạnh phúc, họ cũng ước mơ nhưng ước mơ của họ thật nhỏ nhoi, tội nghiệp. Ước mơ chỉ là nhìn thấy con tầu qua phố huyện trong giây lát rồi phố huyện lại trim vào bóng tối. TL không chỉ thấu hiểu, thương cảm mà còn rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh: những con người bé nhỏ, thiệt thòi dễ bị XH lãng quên và vùi lấp trong tăm tối, xã hội cần quan tâm đến họ. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ trở thành vô nghĩa. + Truyện khẳng định, đề cao ước mơ hạnh phúc, khát vọng đổi đời của con người. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến với người đọc là tư tưởng nhân đạo sâu sắc này: Những con người phố huyện đêm đêm thức chờ đoàn tầu để được sống trong không khí sôi động và luồng ánh sáng rực rỡ. Dù con tầu chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng cũng đủ khuấy lên một niềm mơ ước. HĐT thật đáng thương mà cũng thật đáng trọng: chúng đáng thường vì chúng như hai mầm cây mới lớn mà đã còi cọc trên mảnh đất khô cằn; chúng đáng trọng vì những mầm cây còi cọc ấy vẫn cố vươn lên, vẫn hi vọng đươm hoa, kết trái. Truyện HĐT đã đem đến trong lòng người đọc khát vọng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. + HĐT còn là bước phát triển của tư tưởng nhân đạo của văn học 1930 – 1945. Đó là sự thức tỉnh ý thức cá nhân (VD Tỏa nhị Kiều – Xuân Diệu; Đời thừa – Nam Cao). HĐT đã tiếp tục tư tưởng nhân đạo này để bênh vực cho quyền sống tốt đẹp của những con người bé nhỏ, thiệt thòi. => HĐT đã chứa đựng cái tâm, cái tài của nhà văn lãng mạn TL dành cho đồng bào, quê hương, đất nước mình. III. Nội dung và nghệ thuật của Chữ người tử tù. 1. Giá trị nghệ thuật: a. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, kì lạ giữa hai nhân vật HC với viên QN: - Về không gian: chốn ngục thất mà HC là tử tù còn viên QN là người có uy quyền trông coi ngục thất. - Về thời gian: đêm cuối cùng trước khí HC bị chịu án chém. - Đó là một cuộc gặp gỡ éo le giữa một tử tù ngang tang, khí phách và có nhân cách cao đẹp lại viết chữ nho rất đẹp với một người coi tù thích chữ đẹp, đặc biệt là chữ của tử tù HC. - Trên bình diện xã hội họ gặp nhau trong cảnh ngộ và vị thế đối kháng: HC cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình, bị coi là giặc, bị khép tội đại nghịch và chờ án chém; còn viên quản ngục đang phụng mệnh triều đình, là kẻ đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đó. Nhưng điều kì diệu là 2 kẻ tưởng đối nghịch ấy đã trở thành tri âm, tri kỉ. - Nhưng ở một chiều sâu khác, đây là một cuộc gặp gỡ tất yếu: + Ở phương diện nghệ thuật, HC là một tài năng hiếm thấy, “một ngôi sao hôm nhấp nháy, một ngôi sao chính vị” mà tài viết chữ nho có một không hai trên đời “cả vùng tỉnh Sơn ta đều khen”. Viên QN tuy là người không có tài nhưng lại là người biết quý trọng cái tài, ông coi chữ của HC là báu vật mà cả đời khao khát. + Ở phương diện cá nhân con người: \ HC sắp chết chém mà vẫn hiên ngang, cao cả, bất chấp ngục tù và cái chết; còn ngục quan đang phụng mệnh triều đình lại giám biệt đãi tử tù trong nhà ngục. \ HC là một người trọng nghĩa, khinh thường danh lợi, tấm lòng biết gạn đục, khơi trong, đem cái tâm để đãi người biết quý trọng cái đẹp, trọng cái tâm và cái tài; còn viên QN là một tấm lòng trong thiên hạ “một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ”. Như vậy họ đã gặp nhau ở cả nhân cách và khí phách. Nhưng điều quan trọng chính là cái chữ của người tử tù như chất keo kết dính những thứ đó lại với nhau. Chơi chữ hay thư pháp là một nghệ thuật lâu đời. Trong đó vẻ đẹp của họa kết hợp với cái tinh túy của văn tạo nên những bức câu đối, hoành phi, tứ bình vô giá. Người viết chữ và người biết thưởng thức chữ đều là người có tâm hồn thanh cao mới có thể gặp nhau, mới có thể trở thành tri âm, tri kỉ. Nhưng ông trời nhiều lúc chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã và những con người có tâm tính tốt ngay thẳng lại phải ăn đời, ở kiếp với một lũ quay quắt. Đúng là một tình huống éo le nhưng tất yếu giữa những người thực chất là tri âm, tri kĩ. Cuộc gặp gỡ này là thử thách, làm nổi bật vẻ đẹp các nhân vật, làm cho truyện giầu kịch tính. b. Nghệ thuật tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm: Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ Hán-Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên QN, thiên lương, án thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh tạo nên mầu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng. d. Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực. Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ phẩm chất, khí phách, nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử tù HC đã tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm. 2. Về nội dung tư tưởng: - Tác phẩm trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và những tấm lòng thiên lương với nhau. Qua đó tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Nhà văn khẳng định cái đẹp phải gắn với cái thiện (Lời khuyên của HC với viên quản ngục ở cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy sinh từ mảnh đất chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con người chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương), cái đẹp phải có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác; cái đẹp luôn chiến thắng và trở thành bất tử. - Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện CNTT là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật HC. Nhân vật này được xây dựng một phần bởi nguyên mẫu ngoài đời là Huấn đạo Cao Bá Quát (Nhà nho văn võ song toàn mà tài văn đã được người đời ca ngời Siêu thần thánh Quát hoặc Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Không chỉ có tài năng mà còn có nhân cách đẹp đã gửi lại qua một câu nói nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa). Với hình tượng HC, nhà văn đã kín đáo thể hiện niềm ngưỡng mộ, sự ca ngợi những người anh hung đã hi sinh vì nước, vì dân, mà hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép tác giả được công khai ca ngợi.

File đính kèm:

  • docVan xuoi lang man On thi HSG.doc
Giáo án liên quan