I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN NST . 5
II. CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN NST . 5
1. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST 5
2. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST 8
III. ĐẶC ĐIỂM BỘ NST NGƯỜI . 14
IV. CÁC BỆNH HỌC NST Ở NGƯỜI . 16
1. Bệnh do đột biến NST thường 16
1.1. Hội chứng Down .
1.2. Hội chứng Edwards
1.3. Hội chứng Patau .
1.4. Các thể ba nhiễm khác
1.4.1. Thể ba nhiễm 8 .
1.4.2. Thể ba nhiễm 9 .
1.4.3. Thể ba nhiễm 22
1.5. Hội chứng 5p- ( hội chứng mất nhánh ngắn NST số 5)
1.6. Một số hội chứng mất đoạn khác
1.7. Nhiễm sắc thể Philadelphia ( Ph¹) .
28 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo về đột biến nst và các bệnh liên quan ở người - Nguyễn Phong Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sau.
Dị tật kèm theo: thường có dị tật tim, cơ quan sinh dục và thoát vị rốn.
Về mặt di truyền học và nguyên nhân.
+ Di truyền học:
Khoảng 80% trường hợp thể ba nhiễm: 47,XX(XY),+18
Khoảng 10% ở thể khảm: 46,XX(XY) / 47,XX(XY),+18
Khoảng 10% thể chuyển đoạn hoặc ba nhiễm kép, ví dụ như: 48.XXY,+18
* Trẻ sinh ra thường sẽ chết ngay hoặc chỉ sống trung bình khoảng 10 tuần.
+ Nguyên nhân:
Tuổi mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ con thể ba nhiễm 18; tuổi bố cũng có ảnh hưởng.
Hội chứng Patau.
Hội chứng thể ba nhiễm 13 được Patau và cộng sự mô tả vào năm 1960.
Tần số: 1/5.000-1/10.000 trẻ sơ sinh.
Tỷ lệ giới tính: nữ mắc nhiều hơn nam.
Triệu chứng lâm sàng:
Đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hay không có nhãn cầu, tai ở vị trí thấp và biến dạng.
Thường điếc, thường bị sứt môi hai bên, có thể nứt khẩu cái.Đôi khi bàn tay vẹo, 6 ngón ở bàn tay hoặc bàn chân.
Tâm thần vận động kém phát triển.Dị tật kèm theo: thường có dị tật ở tim, ở ống tiêu hóa.
Bạch cầu đa nhân trung tính có nhiều phần phụ lồi ra có cuống hoặc không có cuống.
Về mặt di truyền tế bào học và nguyên nhân.
+ Di truyền tế bào:
Khoảng 80% là thể ba nhiễm thuần: 47,XX(XY),+13; 20% là thể khảm: 46,XX(XY),+13 hoặc chuyển đoạn 13/13 do bố mẹ truyền cho hoặc mới phát sinh.
+ Nguyên nhân: tuổi mẹ cũng ảnh hưởng đến tần số sinh con thể ba nhiễm 13.
Các thể ba nhiễm khác:
Thể ba nhiễm 8.
Karyotyp: 47,XX,+8
Những biểu hiện chính: mặt dài, môi dưới dày,và trề ra, dị dạng xương và khớp, vẹo cột sống, các đốt sống biến dạng, nứt cột sống, thường dư số đốt sống và xương sườn. Nếp vân ở tay và chân của bệnh nhi sơ sinh có những nếp rất sâu và đậm.
Bệnh nhân có thể sống đến giai đoạn trưởng thành. Rất ít trường hợp là thể ba nhiễm thuần, đa số ở trạng thái thể khảm.
Thể ba nhiễm 9.
Karyotyp: 47,XX,+9 hoặc 47,XY,+9.
Những biểu hiện chính: dị dạng phần đầu mặt: đầu nhỏ và dài, mắt sâu, khe mắt nhỏ và xếch, môi trên trùm lên môi dưới. Dị dạng xương khớp, dị dạng tim mạch.
Đa số chết trong những tháng đầu.
Thể ba nhiễm 22.
Karyotyp: 47,XX,+22 hoặc 47,XY,+22.
Những biểu hiện chính: đầu nhỏ, tai to và quay ra sau. Các ngón tay nhỏ và dài. Chậm phát triển thể lực và trí tuệ. Đa số chết trong những năm đầu.
1.5. Hội chứng 5p- ( mất đoạn nhánh ngắn nhiễm sắc thể số 5): hội chứng mèo kêu.
Hội chứng 5p- đã được mô tả bởi Lejeune vào năm 1963.
Tần số: 1/50.000 trẻ sinh.
Tỷ lệ giới tính: thường gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai.
Triệu chứng lâm sàng:
Trọng lượng khi sinh thấp, thời kỳ sơ sinh, trẻ nhỏ có tiếng khóc không bình thường, yếu rên rỉ giống tiếng con mèo.
Đầu nhỏ, mặt tròn như trăng; hai mắt xa nhau, có nếp quạt; lẹm cằm. Khi lớn lên khuôn mặt có thể biến đổi nhưng vẫn có tiếng khóc the thé. Giảm trương lực cơ.
Một số triệu chứng trái ngược với triệu chứng của hội chứng Down: khe mắt chếch xuống dưới, không có nếp quạt, lác mắt, gốc mũi rộng, tai ở vị trí thấp, cổ ngắn, có thể có dính ngón.
Chậm phát triển trí tuệ: chỉ số IQ từ 20-50.
Dị tật kèm theo: thường dị tật ở tim.
Về mặt di truyền học và nguyên nhân.
+ Di truyền học:
Đa số là mất đoạn do mới phát sinh; kích thước đoạn mất thay đổi tùy từng trường điểm đứt được xác định là p14; p15. karyotyp là 46,XX,5p- hoặc 46,XX,del(5p).
Một số ít trường hợp khảm, NST số 5 hình vòng nhẫn hoặc ở dạng chuyển đoạn di truyền từ bố mẹ.
+ Nguyên nhân: Hội chứng này không lien quan đến sự tăng của tuổi mẹ.
Một số hội chứng mất đoạn khác:
Tên hội chứng (tần số ở trẻ sơ sinh)
Biểu hiện
4p- (0,5/100.000)
Đầu nhỏ, trán dô, xương sống mũi nhô cao, gốc mũi rộng. Mắt rung giật nhãn cầu, lác có nếp quạt, cằm nhỏ, đôi khi sứt môi có thể nứt khẩu cái; tai to ở vị trí thấp, đôi khi vẹo chi và dị dạng ngón. Thường dị dạng cơ quan sinh dục, tật của tim. Tăng vân cung. Tâm thần, vận động chậm phát triển.
18p-
Người thấp. Mắt: xa mí mắt, có nếp quạt. Gốc mũi dẹt. Tai to. Bàn tay rộng ngắn, biến dạng xương ta. Có khi thoát vị rốn và thoát vị bẹn. Thường có tật tim. Chậm phát triển trí tuệ.
18q-
Đầu nhỏ, giảm sản vùng giữa mắt. Miệng cá chép vì môi dưới trề ra và dài hơn môi trên. Tai nhô cao và quăn. Có hoặc không có tật ở tim. Tinh hoàn ẩn, tăng tần số vân vòng. Chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ và vận động.
Nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph¹)
Trên tiêu bản NST của các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy mạn tính (Chronic Myeloid Leukemia - CML) thường có một NST rất nhỏ, đó chính là NST 22 bị mất đoạn ở nhánh dài (22q-), NST đó tên là Philadelphia (Ph¹). Trong bệnh bạch cầu tủy mạn tính thường gặp chuyển đoạn tương hổ giữa NST số 9 và số 22. Đoạn đứt ra của NST 22 thường nối với phần còn lại của NST số 9 ở nhánh dài tạo nên NST chuyển đoạn t(9;22) (q34;11).
Bệnh bạch cầu tủy mạn tính xấp xỉ ¼ trong tất cả các trường hợp bệnh bạch cầu.
Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính xảy ra đối với tất cả các nhóm tuổi, nhưng hay gặp ở lứa tuổi 40-50.
Không có biểu hiện khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ nam và nữ.
Bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.
2.1. Hội chứng Turner
Năm 1930, Ullrich đã mô tả trường hợp với nhiều dị tật. Năm 1938, Turner đã mô tả 7 phụ nữ với nhiều biểu hiện như Ullrich đã mô tả nhưng có bổ sung thêm nhiều biểu hiện ở người trưởng thành. Năm 1959, Ford và cộng sự đã xác định karyotyp của những bệnh nhân này là 45,X. Tỷ lệ NST X trên chiếm tỷ lệ cao chết ngay ở giai đoạn phôi thai (98-99%), chỉ có một số nhỏ NST X trên sống đến khi sinh. Tần số trẻ em gái bị NST X lúc sinh là 1/3.000.
Lâm sàng:
Ở giai đoạn sơ sinh: chưa có biểu hiện rõ rệt nên khó nhận biết: các dấu hiệu để nhận biết như trẻ nhẹ cân, chiều dài cơ thể ngắn, thừa da ở gáy, phù bạch huyết ở mu bàn tay bàn chân. Các đặc điểm này cũng có thể phát hiện khi siêu âm thai.
Ở giai đoạn trưởng thành:
Trẻ em gái có người thấp, chậm lớn. Phần đầu mặt: hàm nhỏ, cằm nhỏ, sụp mi, tóc mọc thấp xuống tận gáy, cổ ngắn và rộng.
Đến tuổi dậy thì: tuyến vú và cơ quan sinh dục cũng như các chi tiết cấu thành giới tính ở nữ không phát triển.
Trên 50% trường hợp có hẹp động mạch chủ; 40-60% có dị tật hệ thống tiết niệu.
Xương: dị dạng ở đầu gối, ở cổ tay bàn tay. Mâm chày trong thường hạ xuống, hơi chếch xuống dưới và vào trong, triệu chứng rõ lúc 7 tuổi. Xương chậu chậm phát triển.
Nội tiết: không có hoặc giảm estrogen và pregnandiol.
Thiểu năng trí tuệ nhưng cũng có trường hợp bình thường.
Di truyền tế bào học:
55% dạng 45,X
10% dạng thể khảm: 45,X/46,XX hoặc 45,X/47,XXX
20% NST X đều ở nhánh dài 46,X,i(Xq) hoặc đều ở nhánh ngắn 46,X,i(Xp)
5% do mất đoạn NST X ở nhánh ngắn hoặc nhánh dài: 46,XXp- hoặc 46,XXq-
5% do NST vòng: 46,X,r(X) ở dạng khảm hoặc thuần
5% có mặt Y như trường hợp khảm 45,X/46,XY
2.2. Hội chứng Klinefelter.
Năm 1942, Klinefelter và cộng sự đã mô tả hội chứng này. Năm 1959, Jacob và Strong chứng minh rằng karyotyp của người bênh này 47,XXY. Tần số của bệnh khoảng 1/1.000 trẻ sơ sinh nam.
Triệu chứng lâm sàng:
Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ: rất khó phát hiện vì không có dị quan trọng, hoặc có những dị dạng không đăc hiệu như tinh hoàn lạc chổ, lỗ đái lệch thấp, dương vật kém phát triển.
Ở giai đoạn dậy thì: trong nhiều trường hợp người cao, chân tay dài nhưng cũng có trường hợp hình thái nam bình thường. Nhưng điểm quan trọng ở chổ là tinh hoàn kém phát triển, mào tinh còn lớn hơn cả tinh hoàn, khoảng 35-50% có chứng vú to. Các đặc điểm của nam kém phát triển. Trí tuệ bình thường hoặc có khi suy giảm.
Di truyền tế bào học:
80% trường hợp katyotyp: 47,XXY. Những trường hợp còn lại có thể ở trạng thái thể khảm: 46,XY/47, XXY ; 46,XX/47,XXY hoặc 45,X/46,XY/47,XXY
2.3. Hội chứng Noonan
Hội chứng này có nhiều biểu hiện giống hội chứng Turner vì vậy còn có tên là hội chứng Turner nam, hội chứng Ullrich. Bệnh biểu hiện cả ở nữ hoặc nam. Bộ NST của những người bệnh này là 46,XY hoặc 46,XX. Gen đột biến nằm trên NST số 12: 12q22-qter. Tuy nhiên có trường hợp không xác định được dạng đột biến ở bệnh nhân.
Hẹp động mạch phổi là một biểu hiện thường gặp.
Trí tuệ cũng giống như người Turner.
2.4. Hội chứng 47,XYY
Tần số: 1/1000 trẻ sơ sinh nam.
Cơ thể thường lớn, không có thay đổi gì khác thường, có trường hợp sinh dục kém phát triển và tinh hoàn lạc chổ và tật lỗ đái lệch thấp.
Tâm thần: nhiều trường hợp có tính nết bất thường, thiếu tự chủ, dể bị kích động, hung hăng, phạm tội giết người, vì vậy tần số hội chứng 47,XYY trong các trung tâm giam giữ tội phạm có thể đến 2/100.
Người mắc hội chứng này vẫn có khả năng sinh sản.
Có trường hợp 48,XXYY. Những bệnh nhân có bộ nhiễm sắc thể 48,XXYY có kiểu hình tương tự hội chứng Klinefelter, nhưng có tính nết thất thường hung hăng hơn cả trường hợp XYY.
2.5. Hội chứng 47,XXX
Tần số: 1/1000 trẻ sơ sinh gái
Không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng một số trường hợp vô kinh thứ phát, thường mãn kinh sớm. Thường có giảm trí tuệ ít nhiều.
Có thể gặp trường hợp thể khảm: 46,XX/47,XXX.
Rối loạn lưỡng giới:
Lưỡng giới giả:
Lưỡng giới giả nam.
Có bộ NST hỗn tạp và thường có NST Y: 46,XY; 47,XXY; 47,XYY.
Xảy ra bất thường ở cơ quan sinh dục bên trong hoặc bên ngoài dưới các hình thái khác nhau: nam có tử cung, vú to, lỗ đái lệch thấp và loạn sản tuyến sinh dục.
2.6.1.2. Lưỡng giới giả nữ.
Có bộ NST 46,XX nhưng cũng có trường hợp ở trạng thái thể khảm.
Là những người có buồng trứng nhưng cơ quan sinh dục bên ngoài có hình thái giống nam.
2.6.2. Lưỡng giới thật.
Bộ NST có 2 dòng tế bào: 46,XX/ 46XY hoặc một số thể khảm khác.
Là những người có cả tinh hoàn và buồng trứng. Căn cứ vào tuyến sinh dục ở bên trong cơ thể mà xếp thành 3 loại:
Lưỡng giới xen kẽ: một bên có buồng trứng và bên kia có tinh hoàn. Chiếm tỷ lệ 40%.
Lưỡng giới hai bên: cả hai bên đều có tuyến sinh dục hỗn hợp buồng trứng – tinh hoàn, chiếm tỷ lệ 20%.
Lưỡng giới một bên: một bên có buồng trứng hoặc tinh hoàn còn bên kia là tuyến hỗn hợp buồng trứng – tinh hoàn, chiếm tỷ lệ 40%.
2.7. Rối loạn cấu trúc X hoăc Y.
Theo nghiên cứu rối loạn này chủ yếu là do đột biến chuyển đoạn giữa NST X với NST thường khác. Và giữa NST Y với NST X hoặc với NST thường khác.
Biểu hiện bệnh cũng giống như bị hội chứng Turner.
File đính kèm:
- DOT BIEN NST VA CAC HOI CHUNG O NGUOI.doc