GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TỈNH NGHỆ AN
LÀ TỈNH MÀ ĐOÀN ĐI NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TRONG THỜI GIAN 5 NGÀY
1. Vị trí địa lý:
- Nghệ An là Tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam, với diện tích là 16.487 km2, là tỉnh lớn nhất Việt Nam. Kéo dài từ 1803310” đến 1902443” vĩ độ Bắc và từ 10305253” đến 10504550” kinh độ Đông.
- Giới hạn: + Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km
+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km
+ Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên dài 419 km
+ Phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 82 km.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực địa Vùng nghiên cứu thực địa tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
un trào từ sâu trong lòng đất nên nhiệt độ của nước luôn ấm về mùa đông và mát lạnh về mùa hè.
Không chỉ có giá trị về tư nhiên, suối nước này còn có giá trị lớn về kinh tế và tín ngưỡng đối với người dân bản địa. Về kinh tế, đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong vùng, bằng chứng là một guồng nước mà người dân đã tạo nên, lợi dụng dòng chảy để đưa nước lên cao, từ đó dẫn về cung cấp cho những cánh đồng lúa trong thung lũng núi. Còn đối với đời sống tinh thần thì đây là một khe nước linh thiêng, đến nỗi không ai dám chặt đi những cây to quanh đó và cũng không ai bắt cá dưới khe về làm thực phẩm cho mình.
b. Đập nước Phà Lài
Chặng dừng chân thứ hai cách trung tâm 20 km theo con đường của vùng rừng đệm sẽ là đập nước Phà Lài. Theo tiếng địa phương “Phà” có nghĩa là “Trời” và “Lài” có nghĩa là “Hoa”nên mới có tên gọi là Phà Lài (hoa trời)
Đập Phà Lài nằm trên dòng sông Giăng, đây là con sông lớn nhất của vùng rừng Pù Mát, nó được bắt nguồn từ vùng biên giới Việt – Lào, chảy qua rừng Pù Mát theo hướng TB - ĐN. Chế độ nước của sông có hai mùa : lũ và cạn. Mùa lũ nước sông dâng lên rất cao. Dòng nước chảy xiết do dộ dốc lớn nên thường gây ra lũ lụt ở vùng trung và hạ lưu, mùa cạn nước sông hạ thấp, nhiều đoạn người dân có thể lội qua được.
Đập nước Phà Lài
Về địa chất địa hình của vùng đập đây là khu vực thì có thể quan sát thấy nó nằm trong dạng vùng núi đá vôi có tuổi Cácbon, cho nên dọc hai bên bờ sông là những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều đoạn có vách cao thẳng đứng ăn sát ra bờ sông.
Thảm thực vật : có sự khác biệt giữa khu vực thượng lưu và hạ lưu của đập. ở phía hạ lưu xung quanh hai bên bờ sông là khu vực rừng trồng, rừng trồng xen lẫn rừng thứ sinh và cả vùng nông nghiệp của người dân nơi đây, nên đây còn gọi là vùng rừng đệm. ở phía thượng lưu, thực vật rất phong phú, chủ yếu là các loài cây thân gỗ cao và một số loài cây đặc hữu như : tuế, phong lan…. Đây là thảm thực vật rừng nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi.
Đập Phà Lài được khởi công xây dựng vào ngày 03/02/2001 và hoàn thành vào ngày 09/02/2002. Công trình do bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng. Đập có chièu dài 150 m, cao 15m, rộng đáy 7 m và mặt 4 m. Là một công trình xây xựng nhằm mục đích chống lũ ở vùng hạ lưu, đồng thời nó còn có giá trị tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khi con đập được xây dựng nó tạo cho mực nước ở vùng thượng lưu có nơi sâu tới 17 m vào mùa lũ và làm cho ba bản của người Đan Lai biệt lập với thế giới bên ngoài, con đường duy nhất của họ ra ngoài chủ yếu là đường sông. Do đó đập Phà Lài không chỉ có giá trị về trị thuỷ, tưới tiêu cho nông nghiệp mà còn tạo ra điểm du lịch hấp dẫn trên sông Giăng
c. Bản định cư của người Đan Lai ở vùng đệm
Điểm dừng chân thứ ba là bản định cư của người Đan Lai thuộc địa phận xã Môn Sơn huyện Con Cuông. Địa bàn di dời tái định cư của người Đan lai được bố trí ở khu vực sườn đồi tương đối thoải cấu tạo bề mặt bằng đất feralit trên núi đá vôi nhưng mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Vùng tái định cư được thành lâp năm 2000 với mục đích di dời tộc người Đan lai từ trong vùng lõi của vườn quốc gia Pù Mát ra người vùng đệm nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học trong vùng lõi. Ban đầu di dời được 30 hộ dân, đến năm 2006 thêm 40 hộ và dự kiến đến năm 2009 di dời tiếp 70 hộ. Bản định cư được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các khu vực lân cận. Hệ thống đường giao thông thuận tiện, hệ thống điện được trang bị đến từng hộ gia đình, khá gần với trường học, trạm y tế… , tuy nhiên đến nay cuộc sống của người dân Đan lai ở đây còn nhiều khó khăn.
Chúng tôi đã vào thăm và điều tra một số hộ gia đình thì được biết cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc trồng cây lương thực nhưng do thiếu nước, kĩ thuật còn lạc hậu nên vẫn không thể tự túc lương thực, hàng năm chỉ đủ ăn khoảng 8 tháng, họ vẫn phải dựa vào nghề rừng và trợ cấp của nhà nước.
Dân tộc Đan lai(Pù Mát)
Những nét dân cư,văn hoá tín ngưỡng tiêu biểu của người Đan lai đó là : lấy vợ lấy chồng sớm, trung bình tuổi lập gia đình ở đây khoảng 11 ->13 tuổi; do thói quen nên người dân có tục ngủ ngồi; cũng giống đa số các dân tộc khác, người chết được chôn cất nhưng những ngôi mộ của người Đan lai không đắp cao mà chỉ được đánh dấu bằng cây rừng, họ chỉ chôn người chết một lần và ít khi thăm viếng mộ. Trình độ văn hoá của họ còn nhiều hạn chế, đại đa số chưa tốt nghiệp THCS ( từ trước đến nay chỉ có 1 kĩ sư và 1 đang theo học ngành y). Đứng đầu một bản người Đan lai là một trưởng bản do dân bầu và có quyền quyết định mọi việc trong bản, gia đình gồm nhiều thế hệ cùng sinh sống.
Khi được hỏi về cuộc sống giữa nơi ở hiện tại và nơi ở cũ thì đa số người dân trả lời rằng nơi ở hiện tại có nhiều thuận lợi hơn, họ không có ý định quay trở lại nơi ở cũ, điều này chững tỏ thành công bước đầu của dự án, tuy nhiên thói quen đi rừng và tập quán canh tác nương rẫy thì chưa hoàn toàn bị loại bỏ ở đây.
d. Làng nghề truyền thống của người dân tộc Thái :
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái
Rời bản định cư của người Đan Lai ở vùng đệm xe chúng tôi chuyển bánh tới thăm làng nghề truyền thống của người dân tộc Thái. Có thể nhận xét điều đầu tiên qua quan sát có thể thấy được cuộc sống của người dân Thái sung túc no đủ hơn rất nhiều so với người Đan Lai.
Nền kinh tế chính của họ là trồng lúa và nghề rừng. Ngoài ra, trong lúc ngày mùa nhàn rỗi, người phụ nữ Thái còn tham gia hoạt động thủ công truyền thống : dệt thổ cẩm. Phụ nữ Thái họ rất khéo tay để làm ra sản phẩm của mình, mọi công đoạn sản xuất đều làm thủ công, từ làm ra khung cửi, nhuộm vải, may thành sản phẩm… Song các sản phẩm nhìn rất tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc, sản phẩm của họ làm ra tất cả đều dược tiêu thụ không những ở trong nước mà còn xuất khẩu.
3.2 - Tuyến tham quan khảo sát thực địa Thác Kèm (chiều ngày 13/08)
Buổi chiều ngày 13/ 8/2008 đoàn chúng tôi xuất phát từ trung tâm đi Thác Kèm chừng khoảng gần 20 km về phía Đông Nam, ở đây có các đặc điểm :
- Về tự nhiên : Từ thị trấn Con Cuông theo huớng rẽ phải, tuyến đường dọc theo thung lũng là hai dãy núi đá vôi, dưới chân núi là các thung lũng giữa núi nhỏ hẹp – nơi đây hệ sinh thái đã suy giảm nghiêm trọng (chỉ còn chủ yếu là : cây bụi dây leo và cỏ quyết), bên dưới là lớp phủ đất xám mỏng, còn chủ yếu đã trơ lộ đá vôi, đây là khu vực vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát.
Đi sâu vào trong chừng 10 km ta thấy rõ được sự thay đổi của tự nhiên, khí hậu trở nên dịu mát hơn (trời đổ mưa rào nhẹ) vì đã có sự thay đổi về độ cao và độ che phủ rừng còn lớn (với thảm thực vật rường trồng : bồ đề, luồng, keo…xen lẫn với thảm thực vật tự nhiên còn tương đối đa dạng : dẻ, chò, xăng lẻ…).
Với lớp phủ thực vật như vật nên thổ nhưỡng là lớp đất mùn xám đen tương đối dày phủ trên đá vôi. Vào sâu vùng lõi của vườn quốc gia đặcm điểm tự nhiên của khu càng được thể hiện rõ nét : đây là khu được bảo vệ nghiêm ngặt nên trên núi đá vôi là rừng rậm thường xanh còn nguyên sinh với nhiều tầng tán, đa dạng với nhiều loài cây như : pơ mu, xăng lẻ, các loại dây leo, tầm gửi và cỏ quyết. Trong khu vực về động vật (mà theo người dân địa phương và các nhà nghiên ) có bộ linh trưởng, voi hổ…..
Thuỷ văn : dọc từ ngoài vào sâu trong vùng lõi là hệ thống khe suối phát triển trên đá vôi với dạng địa hình caxter tiêu biểu nên khe suối có đoạn chảy lộ trên mặt, có đoạn chảy ngầm trong lòng núi. đặc biệt vào tới thác Kèm, ta được chứng kiến một thác nước cao khoảng 100 m hết sức hùng vĩ đổ xuống thảng đứng. Đây là biểu hiện rõ nét của khe suối ở vùng núi đá vôi (nước ngầm từ trong lòng núi chảy ra đổ xuống vách đá ở lưng chừng núi tạo thành thác).
Về kinh tế – xã hội :
+ Kinh tế : Dọc tuyến đường từ vùng đệm đi vào có nhiều hệ sinh thái nông nghiệp với nhiều hình thức tổ chức sản xuất : trồng lúa nước hoa mầu theo hộ gia đình, các nông trường chè và cây ăn quả . Nổi bật là mô hình kinh tế VACR (vườn, ao, chuồng rừng). Với các cánh rừng nghèo được giao cho bà con và công nhân lâm trường trồng nhiều lâm sản để phát triển kinh tế : bồ đề, keo, luồng, lát…
Vườn quốc gia Pù Mát là tài sản vô giá của đất nước, với đa dạng sinh học và nhiều thắng cảnh đẹp đã và đang được khai thác về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng một cách hiệu quả. Dọc tuyến thấy rõ rừng trồng đồng nhất loại cây rất đẹp : bồ đề, keo, luồng và cảnh quan tự nhiên xen lẫn rừng trồng là bức tranh sinh thái tuyệt đẹp để tham quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu.
Trong vùng lõi có Thác Kèm với độ cao hàng trăm mét đổ xuống giũa lưng chừng núi tạo ra một thác nước tuyệt đẹp tựa như một dải lụa trắng vắt ngang trời - là nơi du khách nghe nhắc tới không thể không muốn đến tham quan.
+ Xã hội : Dọc tuyến đường là địa bàn cư trú của dân tộc Thái, với những nét sinh hoạt hết sức đặc trưng : ở nhà sàn, máy váy, múa sạp, hát dân ca. Đây là rang giới cuối cùng của người Thái khu vực phía Bắc.
3.3 - Tuyến tham quan khảo thực địa mỏ than Khe Bố, rừng Xăng lẻ và nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ (ngày 14/08)
a. Mỏ than Khe Bố : Đúng 7 h sáng xe của đoàn chúng tôi bắt đầu chuyển bánh tiếp tục hành trình tới thăm mỏ than Khe Bố. Đây là mỏ than mỡ có tuổi Nêogen, bằng tuổi với mỏ than Na Dương (Lạng Sơn). Do quá trình sụt lún mà mỏ than được hình thành từ trầm tích lục nguyên cách đây khoảng trên 20 triệu năm. Mỏ than mỡ này có chất lượng tốt nhưng có trữ lượng ít, được khai thác với hai hình thức lộ thiên và hầm lò. Việc khai thác được tiến hành từ lâu nhưng quy mô chưa lớn.
b. Rừng cây Săng lẻ:
Dọc theo tuyến đường quốc lộ 7, chúng ta đi về hướng Tây Nam chừng 40 km bắt gặp hai bên đường rừng cây Săng lẻ cổ thụ thuần loài cao khoảng 50m, toả bóng mát quanh năm. Rừng nằm dọc theo hai bên thung lũng núi, đây là điển hình cho thảm thực vật nhiệt đới. Kiểu rừng này thể hiện 4-5 tầng tán tầng tán chiếm chủ yếu về số lượng trong rừng tầng dưới tán là những khóm cây bụi và cỏ quyết. Trong rừng ít thấy rây leo như rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, trên các thân cây còn xuất hiện một số loài tầm gửi, phong lan và một số họ đa si.
File đính kèm:
- BC thuc dia o Tinh Nghe An.doc