Câu 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?
Trả lời:
Đại hội V công đoàn Việt Nam ( tháng 2 năm 1983) đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ( Chủ tịch Hồ Chí Minh), lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi Tìm hiểu Công đoàn Việt Nam-80 năm,một chặng đường lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành động của nhân dân ta phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể XHCN, dấy lên các phong trào cách mạng rộng lớn nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đè ra.
* Đai hội lần thứ 6 họp từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988 tại hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Về dự có 834 đại biểu, đồng chí Nguyễn Văn Tư làm chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An, Cù Thị Hậu được bầu làm phó chủ tịch.
Mục tiêu: “ Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống dân chủ và công bằng xã hội”.
ý nghĩa: Đây là đại hội đầu tiên của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam kể từ khi cả nước bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng khởi xướng. Đại hội đã nêu được ý chí của giai cấp công nhân Việt Nam trước vận hội mới, thời cơ mới của đất nưýơc. Đại hội đã ghi một dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử Công đoàn Việt Nam. Đại hội kêu gọi anh chị em công nhân, lao động và đoàn viên, cán bộ Công đoàn hãy phát huy truyền thống và bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân , biến nghị quyết Đại hội thành hành động thiết thực, biến khẩu hiệu việc làm và đời sống – dân chủ và công bằng xã hội thành sức mạnh vật chất.
* Đại hội VII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 9 đến ngày 12/11/1993 tại hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Về dự có 610 đại biểu thay mặt cho gần 3 triệu đàon viên Công đoàn thuộc 53 LĐLĐ địa phương, 23 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước. Đại hội bầu lại đồng chí Nguyễn Văn Tư làm chủ tịch, các đồng chí Cù Thị Hậu, Hoàng Minh Chúc, Nguyễn An Lương, Hoàng Thị Khánh làm phó chủ tịch.
Mục tiêu: “ Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn , góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.
ý nghĩa: Đại hội đặt ra một vấn đề rất cơ bản là xây dựng, phát triển giai cấp công nhân về số lượng, nhất là nâng cao chất lượng; nắm vững và cụ thể hoá Cương lĩnh chiến lược kinh tế – Xã hội và các nghị quyết của Đảng, thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp ngày 3 đếnn gày 6/11/1998 tại cung văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô , thủ đô Hà Nội. Về dự có 898 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên. Đại hội bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm chủ tịch, các đồng chí Nguyễn An Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng làm phó chủ tịch.
Mục tiêu: “ Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giái cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.
ý nghĩa: Đại hội của thời kỳ CNH – HĐH đất nước, Đại hội động viên giai cấp công nhân phát huy truyền thống cách mạng , khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, đi tiên phong trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH –HĐH đất nước.
* Đại hội IX Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 10 đến ngày 13/10/2003 tại Cung văn hoá Lao động Hữu nghị Việt – Xô , thủ đô Hà Nội. Về dự Đại hội có 900 đại biểu thay mặt cho hơn 4,2 triệu đoàn viên Công đoàn .
Mục tiêu: “ Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thằng lợi sự nghiệp CNH –HĐH đất nước”.
ý nghĩa: Đại hội làn thứ IX Công đoàn Việt Nam là Đại hội của đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới, thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và cán bộ, đoàn viên Công đoàn cả nước.
* Đại hội X Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 2 đến 5/11/2008 tại cung văn hoá Lao động hữu nghị Việt – Xô, với gần 1000 đại biểu tham dự. Đại hội bầu đồng chí Đặng Ngọc Tùng làm chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Mục tiêu: “ Đổi mới, sáng tạo, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên , công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước”.
ýghĩa: Đại hội thể hiện ý chí quyết tâm, năng động sáng tạo của đông đảo CNVCLĐ, đoàn viên và các cấp Công đoàn cả nước , nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động Công đoàn , góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, phấn dấu thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng.
Câu 3: Đồng chí hãy cho biết Đại hội nào được đánh giá là Đại hội đổi mới? Theo đồng chí quan điểm “ Đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam ?
Trả lời:
* Trong các kỳ Đại hội , Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được coi là Đại hội đổi mới, đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho tổ chức Công đoàn Việt Nam , là tiền đề đưa phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn cả nước sang một thời kỳ mới dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Kể từ Đại hội VI Công đoàn Việt Nam đến nay quan điểm đổi mới luôn được kế thừa và phát huy có hiệu quả biểu hiện chung nhất là việc quan tâm xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của CNLĐ.
Câu hỏi 4: Đồng hcí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước?
Trả lời:
Trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, đảng ta luôn coi giai cấp Việt Nam là lực lượng nòng cốt, lãnh đạo cách mạng và đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tập hợp, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thực sự phát huy được vai trò tiên phong trong cách mạng , góp phần đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước đi đến thắng lợi.
Bước vào thế kỷ XXI, trước yêu cầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tư duy của Đnảg về giai cấp công nhân ngày càng phát triển và hoàn thiện. Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta khẳng định “ Đối với giai cấp công nhân , coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “ trí thức hoá công nhân “, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạocong nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới”.
Câu hỏi 5: Đồng hcí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chứuc Công đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại CĐCS nơi đồng chí đang sinh hoạt công tác?
Trả lời:
Mục tiêu tổng quát Chương trình là:
Nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân , viên chức, lao động cả nước về vị trí, vai trò to lớn của GCCN Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, sức khoẻ của công nhân , nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công nhân, xây dựng GCCN lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu qủa thực hiện nhiệm vụ xây dựng GCCN của tổ chức CĐ.
Chương trình đề ra 5 nhóm nhiệm vụ. Giải pháp là:
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Chủ động tham gia giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công nhân .
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân , xây dựng Đảng, nhà nứơc trong sạch vững mạnh.
Vận động công nhân tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động Công đoàn .
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy viết một bài cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của đồng chí.
Trả lời:
Tốt nghiệp đại học năm 2005, tôi được phân công về công tác tại trường TH EaDah huyện Krụng năng tỉnh Đắk Lắk. Khi cầm quyết định trên tay, tôi nghe nhiều người nói “ về EaDah thì khổ lắm”. Tôi chưa biết khổ thế nào, nhưng cũng mạnh dạn cầm quyết định ra trường để nộp. Ngày ấy tôi mới mua được một chiếc xe máy cọc cạch để đi từ Buôn Hồ sang, phải mất gần 2 tiếng đồng hồ tôi mới tới được chân cầu treo gần trường, tôi hỏi thăm đường vào trường. Đứng trên cầu nhìn lên trường tôi mới thấy ngán, một ngôi trường toàn nhà cấp 4, cũ, nát, phía trước sân trường là một cây khơ nia án ngự
Tôi được nhà trường, công đoàn tạo điều kiện ở nội trú, tuy không đầy đủ như ở nhà nhưng tôi cảm thấy đối với mình vậy là tạm được, chỉ có thiếu thốn về nước sinh hoạt mà thôi .Vì nước giếng ở đây rất là bẩn mùa mưa nước lên gần tới miệng giếng mùa khô thì cạn kiệt không còn một giọt chúng tôi thường phải đi xin nước ở nhà dân thật xa. Nhưng đó là những tháng ngày gian khó nhưng thật là vui anh chị em sống tại nội trú rất chân thành và giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt là BCH công đoàn luôn động viên an ủi giúp đỡ chúng tôi vượt qua những ngày tháng vất vả ấy. Sau đấy BCH đã vận động và xin các nguồn hỗ trợ xây cho chúng tôi được một cái giếng thật sạch sẽ, chúng tôi thường đùa nhau đấy là “giếng tình thương”
Thấm thoát thế mà tôi đã vượt qua được 4 năm công tác và đã yêu và gắn bó với mảnh đất mới với tình yêu thương ngập tràn. Năm nay, tôi đã có gia đình, vợ tôi cũng là giáo viên dạy cùng trường, nhà cũng ở xa, gia đình tôi được nhà trường và công đoàn tạo điều kiện về nơi ăn chốn ở. Khu nội trú trong trường lúc này không như 4 năm về trước nữa, khang trang hơn, sạch sẽ hơn, đông vui hơn, và ấm cúng hơn bởi vì mọi người biết chia sẻ, cảm thông cho nhau những khó khăn vất vả
Gia đình nhỏ của chúng tôi đang sống hạnh phúc trong một gia đình lớn, những đứa trẻ đang lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của những thành viên trong gia đình lớn ấy. Gia đình ấy là Nhà trường - Công đoàn trường TH EaDah.
Mong muốn các bạn có dịp về thăm huyện Krông Năng hãy ghé thăm ngôi trường của chúng tôi một ngôi trường vùng sâu vùng xa nhưng có một tổ chức công đoàn rất đoàn kết và thân thiện các đoàn viên rất mến khách.
EaDah, ngày 18 tháng 04 năm 2009
Người làm
Hồ Sỹ Tuyến
File đính kèm:
- bai du thi tim hieu 80 nam mot chang duong kich su day du 6cau.doc