Bài tập phân tích thiết kế hệ thống Đề tài: Quản lý thư viện trường đại học phú yên

Hệ thống thông tin thư viện trường Đại học Phú Yên hiện có rất nhiều đầu sách được cập nhật hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

 Hiện nay, thư viện bao gồm một phòng đọc chung, một phòng mượn, một phòng giáo trình và một phòng máy. Đây là hệ thống thông tin tư liệu bổ ích nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của tất cả các học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Bạn đọc có thể đến tậi phòng đọc để học tập hoặc mượn về nhà, ngoài ra còn có thể vào truy cập Internet tại phòng máy của thư viện.

 

ppt43 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập phân tích thiết kế hệ thống Đề tài: Quản lý thư viện trường đại học phú yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo tính chính xác trong quá trình xử lý. - Lập danh sách bàn giao theo từng kho. Phòng mượn: - Phục vụ bạn đọc mượn và trả các tư liệu trong phạm vi Phòng Mượn.     - Thực hiện công đoạn mượn trả tài liệu nhanh chóng, chính xác.     - Giám sát chặt chẽ quá trình mượn trả, đồng thời đảm bảo tính nhất quán và khoa học trong việc tổ chức kho tư liệu, thuận tiện cho quá trình tìm kiếm và sử dụng tư liệu. Phòng Đọc chung: - Phục vụ bạn đọc đọc các loại hình tư liệu trong phạm vi Phòng Đọc. - Hướng dẫn bạn đọc tìm được những tư liệu tham khảo phù hợp với quá trình học tập, mở rộng khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Giám sát chặt chẽ quá trình phục vụ, đồng thời đảm bảo tính nhất quán và khoa học trong việc tổ chức kho tư liệu, thuận tiện cho quá trình tìm kiếm và sử dụng tư liệu. Phòng Giáo trình - Phục vụ bạn đọc đọc các loại hình tư liệu trong phạm vi Phòng Giáo trình. - Hướng dẫn bạn đọc tìm những Giáo trình phù hợp với quá trình học tập. - Giám sát chặt chẽ quá trình phục vụ, đồng thời đảm bảo tính nhất quán và khoa học trong việc tổ chức kho tư liệu, thuận tiện cho quá trình tìm kiếm và sử dụng tư liệu. Phòng tra cứu: - Phục vụ bạn đọc tra cứu và tìm kiếm thông tin trên mạng, phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn đọc. - Phục vụ bạn đọc trong phạm vi Phòng Tra cứu Thông tin, đảm bảo tính tiện lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin theo khả năng hiện có. - Quản trị mạng toàn hệ thống thư viện. 2.1.3. Lãnh đạo Thư viện do một phó giám đốc phụ trách đảm nhiệm. Phó Giám đốc phụ trách thư viện chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác tổ chức, lãnh đạo kế hoạch và phương thức hoạt động của Thư viện. Giúp việc cho phó giám đốc Phụ trách là một phó giám đốc đảm nhiệm một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Phó giám đốc Phụ trách về công tác được phân công. BỐ TRÍ NHÂN SỰ Các quy định về quản lý đầu sách: 000 TIN HỌC, THÔNG TIN VÀ THÀNH PHẦN TỔNG QUÁT 000 Tin học, tri thức và hệ thống 010 Thư mục học 020 Thư viện học và thông tin học 030 Bách khoa thư 040 (chưa phân định) 060 Các hiệp hội tổ chức vàbảo tàng 070 Truyền thông tin tức, nghề làm báo, xuất bản 080 Trích dẫn 090 Bản viết tay và sách quý hiếm 2.2.2.Quản lý bạn đọc: - Mỗi bạn đọc có nhu cầu mượn sách sẽ đăng ký và cung cấp thông tin cá nhân cho lớp trưởng. Lớp trưởng có nhiệm vụ liên hệ với phòng nghiệp vụ để đăng ký và cấp thẻ thư viện cho mỗi bạn đọc. Quy định về thẻ thư viện: Mỗi sinh viên phải có thẻ thư viện của trường cấp thì mới có thể mượn sách của thư viện. Trên mỗi thẻ thư viện đếu có mã vạch riêng cho mỗi bạn khi đăng ký làm thẻ. VÍ DỤ VỀ THẺ BẠN ĐỌC 2.2.3.Quản lý mượn sách : Quy định chung: - Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc. + Buổi sáng: từ 7h00 đến 11h00 + Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00 Khi đến để mượn,tra cứu thông tin bạn để tư trang đúng nơi qui định, trang phục gọn gàng. 2.2.3.1. Quản lý phòng mượn: Xuất trình thẻ thư viện trước khi vào kho sách, nhận một thanh mika để chọn sách. Đối với bạn đọc là sinh viên, học viên mỗi lần được mượn tối đa là hai quyển, trong thời gian một tuần và được gia hạn một tuần nữa nhưng phai đăng kí với thủ thư. Đối với bạn đọc là cán bộ,giáo viên,công nhân viên được mựon tối đa là 10 quyển trong thời gian là trong 30 ngày. Bạn đọc phải kiểm tra sách cẩn thận trước khi mượn nếu phát hiện tài liệu bị hư hỏng hay cắt xén phải báo ngay cho thủ thư xác nhận. Nếu bạn đọc làm mất sách,hư hỏng hay trả sách trễ sẽ bị phạt theo qui định chung. Sau khi tìm được sách, bạn đọc sẽ trình sách và thẻ thư viện cho thủ thư nhập liệu, người quản lý sẽ quét mã số trên thẻ thư viện để kiểm tra bạn đọc. Sau khi kiểm tra bạn đọc xong, nếu không có vấn đề gì thủ thư sẽ nhập mã sách bạn đọc cần mượn và hoàn tất thủ tục mượn sách tại phòng mượn. CÁCH THỨC MƯỢN SÁCH 2.2.3.2.Quản lý phòng đọc: - Bạn đọc vào phòng đọc chỉ được đọc, nghiên cứu tại chỗ,không được mang tài liệu ra khỏi phòng đọc khi chưa được sự đồng ý của thủ thư. - Bạn đọc được mượn mỗi lần tối đa được 3 quyển(gồm cả báo và tạp chí) và trả ngay sau buổi đọc. - Bạn đọc phải kiểm tra sách cẩn thận trước khi mượn nếu phát hiện tài liệu bị hư hỏng hay cắt xén phải báo ngay cho thủ thư xác nhận. - Nếu bạn đọc làm mất, hỏng sách hay trả sách trễ sẽ bị phạt theo quy định chung. THU PHÍ PHẠT Xuất trình thẻ thư viện trước khi vào kho sách, nhận 2 thanh mica để chọn sách. - Sau khi tìm được sách, bạn đọc sẽ trình sách và thẻ thư vịên cho thủ thư nhập liệu, thủ thư sẽ quét mã số trên thẻ thư viện để kiểm tra bạn đọc. - Sau khi kiểm tra bạn đọc xong,nếu không có vấn đề gì thủ thư sẽ nhập mã sách bạn đọc cần mượn và hoàn tất thủ tục mượn sách tại phòng đọc. 2.2.3.3 Quản lý phòng giáo trình: - Sinh viên các lớp được mượn giáo trình theo từng học phần, học trình, theo lớp và số lượng sách mượn theo sự điều phối của thủ thư. - Đối với bạn đọc là cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức chỉ được mượn giáo trình thuộc môn dạy của mình trong vòng một học kỳ, nếu có nhu cầu mượn lai phải đăng ký với thủ thư. - Bạn đọc phải kiểm tra sách cẩn thận trước khi mượn. Nếu làm mất hay bị hư hỏng sẽ bị phạt theo quy định chung. 2.2.3.4. Quản lý phòng máy: - Bạn đọc khi vào phòng máy phải xuất trình thẻ thư viện. - Không được sử dụng máy vào các mục đích ngoài học tập, không được sử dụng USB, CD, headphone khi chưa được sự cho phép của người quản lý,không được chỉnh sửa, cài đặt lại cấu hình máy,trình ứng dụng. - Mỗi sinh viên chỉ được truy cập tối đa 120 phút/lần. - Khi truy cập xảy ra sự cố phải báo ngay cho người quản lý phòng máy. - Nếu vi phạm những quy định trên sẽ bị xử lý theo quy định chung. 2.3.Yêu cầu chức năng: 2.3.1.Quản lý sách: - Nhập mới: theo định kỳ khi có thêm sách mới nhập về sẽ được phân loại và dán mã vạch cho từng loại sách, rồi được phân phối đến các phòng. - Tìm kiếm: bạn đọc có thể tìm kiếm, tra cứu thông qua cách quy định về đầu sách. - Hiệu chỉnh: điều chỉnh số sách, thông tin sách, thêm hoặc huỷ bỏ đầu sách đã được đăng ký. - Thống kê: số sách theo đầu sách, loại sách và số lượng sách trong kho. 2.3.2.Quản lý bạn đọc: - Nhập mới: làm thẻ thư viện mới hàng năm cho mỗi sinh viên. - Tìm kiếm: theo mã vạch dựa trên thẻ của mỗi bạn đọc đã đăng ký. - Hiệu chỉnh: điều chỉnh thông tin của bạn đọc. - Thống kê: số lượng bạn đọc mỗi năm. 2.3.3.Quản lý danh mục: - Nhập: loại sách,đầu sách,tên sách,tên tác giả. - Phân loại: nhóm sách. - Vị trí lưu trữ. - Ngôn ngữ. - Nhà xuất bản, tên tác giả. 2.3.4. Quản lý mượn, trả sách - Ghi mượn: kiểm tra thông tin bạn đọc,thời gian mượn và loại sách đã mượn. - Ghi trả: bạn đọc trả sách cho thư viện,xác định thời gian trả và thông tin bạn đọc. - Gia hạn: thông tin bạn đọc, thời gian gia hạn, loại sách. - Quá hạn: bộ phận quản lý tiến hành tra cứu danh sách mượn quá hạn và thông báo cho bạn đọc biết để thu hồi sách. - Quản lý phí phạt và thu phí: khai báo khoản thu, ngày thu, lý do thu, số tiền thu. - Tra cứu danh mục sách: ngoài việc đến phòng mượn để mượn sách, bạn đọc có thể đến tại phòng máy để tra cứu danh mục sách có sẵn trên máy tra cứu sách. 2.3.5.Quản lý phòng máy: - Cập nhật thông tin bạn đọc. - Truy cập. - Xử lý. 2.3.6.Quản lý hệ thống: - Quản lý tài chính. - Quản lý sách. - Quản lý bạn đọc. -Lưu trữ và phục hồi dữ liệu: cập nhật và lưu trữ dữ liệu hàng ngày, tháng, năm. 3. Sơ đồ chức năng BFD (Business Function Diagram) Sơ đồ phân rã chức năng BFD 4. Sơ đồ dòng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) 4.1. Sơ đồ DFD – Mức 0 (Sơ đồ ngữ cảnh): 4.2. Sơ đồ DFD mức 1: 4.3.Sơ đồ DFD mức 2 –Quản lý hệ thống 4.4. Sơ đồ DFD mức 2 – Quản lý bạn đọc: 4.5.Sơ đồ DFD mức 2 – Quản lý sách: 4.6. Sơ đồ DFD mức 2 – Quản lý danh mục: 4.7. Sơ đồ DFD mức 2 – Quản lýmượn trả: 4.8.Sơ đồ DFD mức 2 – Quản lý phòng máy: 5. MÔ HÌNH ER – MÔ HÌNH QUAN HỆ: 5.1.Phân tích các mối liên kết: Xét 2 thực thể Phanloai và Nhomsach, ta thấy một nhóm sách thuộc một loại sách xác định, nhưng một loại sách có thể thuộc nhiều nhóm sách. Vậy, ta có thể nói 2 thực thể Phanloai và Nhomsach có mối liên kết với nhau theo quan hệ (1, n). Xét 2 thực thể Nhomsach và Sach, ta thấy một nhóm sách có thể thuộc nhiều đầu sách khác nhau, nhưng một đầu sách chỉ thuộc một nhóm sách xác định. Vậy, ta có thể nói 2 thực thể Nhomsach và Sach có mối liên kết với nhau theo quan hệ (1, n). Xét 2 thực thể Tacgia và Sach, ta thấy một tác giả có thể viết nhiều đầu sách, và một đầu sách có thể được viết bởi nhiều tác giả. Vậy, ta có thể nói 2 thực thể Tacgia và Sach có mối liên kết với nhau theo quan hệ (n, n).Hai thực thể này có thể phân tách thành 2 quan hệ (1, n) bằng cách bổ sung thực thể mới là Sangtac. Xét 2 thực thể NhaXB và Sach, ta thấy một nhà xuất bản có thể xuất bản nhiều đầu sách khác nhau, và một đầu sách chỉ thuộc một nhà xuất bản. Vậy, ta có thể nói 2 thực thể NhaXB và Sach có mối liên kết với nhau theo quan hệ (1, n). Xét 2 thực thể Sach và Phieumuon, ta thấy một đầu sách có thể có nhiều phiếu mượn, và một phiếu mượn có thể mượn được nhiều đầu sách. Vậy, ta có thể nói 2 thực thể Sach và Phieumuon có mối liên kết với nhau theo quan hệ (n, n).Hai thực thể này có thể phân tách thành 2 quan hệ (1, n) bằng cách bổ sung thêm thực thể mới là Ctmuon. Xét 2 thực thể Bandoc và Phieumuon, ta thấy một bạn đọc có thể có nhiều phiếu mượn, và một phiếu mượn chỉ thuộc một bạn đọc. Vậy, ta có thể nói 2 thực thể Bandoc và Phieumuon có mối liên kết với nhau theo quan hệ (1, n). 5.2. Chuyển đổi thành các quan hệ: Phanloai( Maloai, Tenloai) Nhomsach( Maloai, Manhom, Nhomsach). Sach(Masach, Tensach, NamXB, Soluong, Soconlai, Solanmuon, Maloai, MasoNXB, MasoTG, Manhom, Ngay). Bandoc(MasoBD, Ho, Ten, Ngaysinh, Noisinh, Lop, Khoa, NgayDK, Handung). Phieumuon( MasoPM, MasoBD, Ngaymuon, Hinhthuc, Ngaytra, Giahan, Thoihan, Ghichu). Ctmuon( MasoPM, Masach, Chitietmuon). Tacgia( MasoTG, TenTG). NhaXB( MasoNXB, NamXB, TenNhaXB, Diachi, SoDT) Sangtac( MasoTG, Masach, Sangtac). 5.4.Mô hình ER: 5.5. Mô hình quan hệ: CẢM ƠN SỤ THEO DÕI CỦA CÁC BẠN CHÚC CÁC BẠN NHIỀU SỨC KHOẺ ĐỂ HỌC TẬP TỐT NHÉ! CHÀO THÂN ÁI

File đính kèm:

  • pptpp.ppt
Giáo án liên quan