Bài tập Hóa học 10 - Halogen

1. Phương pháp:

- Viết phương trình hóa học

- Tính số mol, đưa số mol lên phương trình, sử dụng qui tắc tam suất tính ra số mol của các chất khác

- Từ số mol tính được trên phương trình, áp dụng công thức ở trên để giải bài tập

2. Bài tập áp dụng

Câu 1: Đốt cháy nhôm trong khí clo, nếu thu được 13,35 gam nhôm clorua. Tìm khối lượng nhôm và thể tích khí clo cần dùng.

Câu 2: 200g dung dịch AgNO3 8,5% tác dụng vừa đủ 150ml dd HCl. Tìm nồng độ mol của dd HCl.

Câu 3: Xác định nồng độ mol của dung dịch KI biết rằng 200 ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl2 thì giải phóng 76,2 g I2.

Câu 4: Cho 50g dd HCl tác dụng dd NaHCO3 dư thu được 2,24 lit khí ở đktc. Tìm nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng?

Câu 5: Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khíCl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 4299 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học 10 - Halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN I. CÁC CÔNG THỨC CẦN NẮM m = n.M 1. Công thức tính số mol n: Số mol ( mol ) m: Khối lượng ( g) M: Khối lượng mol ( g/mol ) V = n.22,4 n: Số mol ( mol ) V: Thể tích chất khí ở đktc ( l ) 2. Công thức tính nồng độ n = CM.V * Nồng độ mol/l CM: Nồng độ mol/l ( mol/l = M ) n: Số mol ( mol ) V: Thể tích dung dịch (l) * Nồng độ % C%: Nồng độ phần trăm ( % ) mct: Khối lượng chất tan (g) mdd: Khối lượng dung dịch (g) 3. Công thức tính khối lượng riêng m= D.V D: Khối lượng riêng của dung dịch ( g/ml ) m: Khối lượng dung dịch (g) V: Thể tích dung dịch (ml) 4. Công thức tính tỉ khối dA/B: Tỉ khối của khí A so với khí B MA: Khối lượng mol khí A (g/mol) MB: Khối lượng mol khí B (g/mol) * Chú ý: Mkk = 29 II. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 1. Phương pháp: - Viết phương trình hóa học - Tính số mol, đưa số mol lên phương trình, sử dụng qui tắc tam suất tính ra số mol của các chất khác - Từ số mol tính được trên phương trình, áp dụng công thức ở trên để giải bài tập 2. Bài tập áp dụng Câu 1: Đốt cháy nhôm trong khí clo, nếu thu được 13,35 gam nhôm clorua. Tìm khối lượng nhôm và thể tích khí clo cần dùng. Câu 2: 200g dung dịch AgNO3 8,5% tác dụng vừa đủ 150ml dd HCl. Tìm nồng độ mol của dd HCl. Câu 3: Xác định nồng độ mol của dung dịch KI biết rằng 200 ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl2 thì giải phóng 76,2 g I2. Câu 4: Cho 50g dd HCl tác dụng dd NaHCO3 dư thu được 2,24 lit khí ở đktc. Tìm nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng? Câu 5: Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khíCl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI. Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 6 gam CuO vào lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl a. viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính nồng độ mol dd axit đã dùng? c. Tính khối lượng muói tạo thành sau phản ứng? Câu 7: Cho 1,96 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuCl2 a. Viết phương trình phản ứng ? b. Tính nồng độ mol dd CuCl2 đã dùng? c. Tính nồng độ mol/l của chất trong dung dịch sau phản ứng (coi như thể tích dd không thay đổ). Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng dd HCl 0,5M. a. Tính khối lượng muối thu được? b. Tính thể tích dd axit đã dùng? c. Tính nồng độ mol/l của chất trong dd sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 53,36 gam Fe3O4 bằng dung dịch HCl 0,5M. a. Tính khối lượng muối thu được? b. Tính thể tích dd axit đã dùng? c. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). III. BÀI TẬP HẾT DƯ 1. Phương pháp - Tính số mol của 2 chất - Lập tỉ lệ ( số mol : hệ số trên pt ) để biết chất nào hết, dư - Sử dụng số mol của chất hết để tính 2. Bài tập áp dụng Câu 1: Trộn 50 ml dd HCl 0,12M với 50 ml dd NaOH 0,1M. Tìm nồng độ mol các chất trong dd thu được. Câu 2: Cho 500 ml dung dịch HCl 1,4 M phản ứng với 16 gam CuO thu được dung dịch A. Xác định khối lượng và nồng độ mol/lit mỗi chất trong dung dịch A . Câu 3: Cho 2,6g bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được. Câu 4: Cho 300ml một dd có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dd có hòa tan 34g AgNO3. Tìm khối lượng kết tủa thu được. Câu 5: Nhúng thanh kẽm có khối lượng 30,0g vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Phản ứng kết thúc, lấy thanh kẽm ra rửa nhẹ, sấy khô cân nặng m (g). Tính khối lượng kẽm đã tan vào dung dịch và giá trị m? Câu 6: Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng. Câu 7: Cho 500 ml dung dịch NaOH 1,8 M phản ứng với 500 ml dung dịch FeCl3 0,8 M thu được dung dịch A và chất rắn B. Xác định khối lượng chất rắn B và nồng độ mol/lit mỗi chất trong dung dịch A . Câu 8: Cho 1,96 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuCl2 10% (d=1,12g/ml). a. Viết phương trình phản ứng ? b. Tính nồng độ mol/l của chất trong dung dịch sau phản ứng Câu 9: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b. Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd thay đổi không đáng kể). IV. BÀI TẬP HỖN HỢP 1. Phương pháp - Viết 2 phương trình xảy ra - Đặt ẩn x, y - Thiết lập hệ phương trình, giải hệ phương trình để tìm x, y 2. Bài tập áp dụng Câu 1: Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thì thu được 8,96 lit khí ở đktc. Tính khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp ban đầu. Câu 2: Cho 0,56g hỗn hợp A gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư . Sau phản ứng thu được 224ml khí H2 đktc. a. Viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng b. Tính thành phần % của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO người ta phải dung vừa hết 600 ml dd HCl 1M và thu được 0,2 mol khí H2 . a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, cho biết phản ứng nào là phản ứng oxh-khử. b. Xác định khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4: Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được 1,12 l hidro (đktc) và dd X. Cho dd X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Tìm khối lượng chất rắn Y. Câu 5: Hoà tan 28,8 gam hỗn hợp bột Fe2O3 và Cu bằng dd HCl dư (không có oxi), đến khi phản ứng hoàn toàn còn 6,4 gam Cu không tan. Tìm khối lượng Fe2O3 và Cu trong hỗn hợp ban đầu. Câu 6: Cho 14,4g hỗn hợp X gồm Cu và CuO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl 0,4M. Tính khối lượng của đồng trong hỗn hợp ban đầu. Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 1,36 gam hỗn hợp CaO và CuO vào lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl 0,1M a. viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? c. Tính khối lượng các muói tạo thành sau phản ứng? Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl 10% (d=1,1 g/ml) sau phản ứng thu được 2,24 lit H2 (đktc). a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp? b. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). V. CHUỖI PHƯƠNG TRÌNH Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau: a. HCl ® Cl2 ® FeCl3 ® NaCl ® HCl ® CuCl2 ® AgCl b. KMnO4®Cl2®HCl ®FeCl3 ® AgCl® Cl2®Br2®I2 c. KMnO4 → Cl2 → HCl →FeCl2 → AgCl → Ag d. HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 e. HCl → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag f. MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Clorua vôi VI. BÀI TẬP TÌM CHẤT 1. Phương pháp: Muốn tìm chất chưa biết phải tìm được M ( khối lượng mol ) của chất đó. 2. Bài tập áp dụng: Câu 1: Cho 4,8 gam 1 kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí hiđro (đkc). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hiđro thu được. b. Xác định tên kim loại R. c. Tính khối lượng muối clorua khan thu được. Câu 2: Cho 7,8 gam kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thì thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Xác định tên kim loại. Câu 3: Cho 2,12g muối cacbonat một kim loại hóa trị I tác dụng với dd HCl dư tạo ra 448 ml khí (ở đktc). Tìm CT của muối. Câu 4: X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Oxit cao nhất chứa 38,79% X vế khối lượng. Tìm tên X. Câu 5: Cho 8g oxit kim loại R ở nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với 800 ml dung dịch HCl 0,5M.. a. Xác định tên kim loại R. b. Tính khối lượng muối tạo thành. Câu 6: Để trung hòa hết 16g một hiđroxit của một kim loại nhóm IA cần dùng hết 500ml dung dịch HCl 0,8M. Tìm công thức của hiđroxit trên. Câu 7: Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định tên kim loại A. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 8: Cho 10,8g một kim loại R ở nhóm IIIA tác dụng hết 500 ml dd HCl thu được 13,44 lit khí (đktc). a. Xác định tên kim loại R. b. Tìm nồng độ mol/l dung dịch HCl cần dùng. Câu 9: Cho 1,365 g một kim loại kiềm X tan hết trong dd HCl thu được dd có khối lượng lớn hơn dd HCl đã dùng là 1,33 g. Tìm tên X. Câu 10: Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua. Viết PTPƯ dạng tổng quát. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. Tính giá trị m. Câu 11: Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch A và V lit khí H2 (đktc). Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó. Tính giá trị V. Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 12: Hòa tan 4,25 g 1 muối halogen của kim loại kiềm vào dd AgNO3 dư thu được 14,35 g kết tủa. CT của muối là gì?

File đính kèm:

  • docBAI TAP CHUONG HALOGEN.doc