Bài soạn Tuần 20 Lớp 3A

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: trìu mến, hoàn cảnh,gian khổ, trở về,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1.

- Nắm được nghĩa của các từ mới: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 20 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo Giáo viên giải thích : + Báo cáo này có phần quốc hiệu : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc + Có địa điểm, thời gian viết : Gò Vấp, ngày 28 tháng 01 năm 2005 + Tên báo cáo : Báo cáo của tổ, lớp, trường nào. + Người nhận báo cáo : Kính gửi cô giáo ( thầy giáo ) lớp Ba 1 Giáo viên nhắc học sinh : điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng. Cho học sinh viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động Cho một số học sinh đọc báo cáo Cả lớp nhận xét và bổ sung Giáo viên chấm điểm và tuyên dương Hát Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” , hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. Học sinh thi đóng vai trình bày báo cáo Cá nhân . Học sinh lắng nghe Học sinh viết vào vở. Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Nói về trí thức. Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống. Toán ( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng ) Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng. Kĩ năng: học sinh thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( 1’ ) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759 ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng ) Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát GV viết phép tính 3526 + 2759 = ? lên bảng Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Nếu học sinh tính đúng, Giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó Giáo viên nhắc lại để học sinh ghi nhớ. Nếu học sinh tính không được, Giáo viên hướng dẫn học sinh : + Ta bắt đầu tính từ hàng nào ? + Hãy thực hiện cộng các đơn vị với nhau. + 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? GV : ta viết 5 vào hàng đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục. + Hãy thực hiện cộng các chục với nhau + 7 chục thêm 1 chục là mấy chục ? Giáo viên: Vậy 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8 vào hàng chục. + Hãy thực hiện cộng các số trăm với nhau. GV : ta viết 2 vào hàng trăm và nhớ 1 sang hàng nghìn. + Hãy thực hiện cộng các số nghìn với nhau. + Vậy 3526 cộng 2759 bằng bao nhiêu ? Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng ) Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : tính GV gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi. Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách tính GV Nhận xét Bài 2 : đặt tính rồi tính GV gọi HS đọc yêu cầu + Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ? GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh theo dõi 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con. + + 3526 2759 6285 6 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 Tính từ hàng đơn vị 6 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị 2 cộng 5 bằng 7 7 chục thêm 1 chục bằng 8 chục 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 3526 cộng 2759 bằng 6285 Cá nhân HS đọc. HS làm bài HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính HS nêu HS đọc. Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn. HS làm bài HS thi đua sửa bài Học sinh nêu Học sinh đọc Thôn Đông có 2573 người, thôn Đoài có 2719 người. Hỏi cả hai thôn có tất cả bao nhiêu người ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Luyện tập GV nhận xét tiết học. Mĩ thuật ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) Làm bài tập (10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) § § § Tự nhiên xã hội ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. Kĩ năng : HS nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Vẽ và tô màu một số cây Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 76, 77 trong SGK, các cây có ở sân trường, vườn trường. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Các hoạt động : Giới thiệu bài: Thực vật ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên ( 7’ ) Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy giới thiệu tên của một số cây trong hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực do Giáo viên phân công Giáo viên giao nhiệm vụ và gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh trường Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên giới thiệu tên một số cây trong SGK trang 76, 77 + Hình 1: cây khế + Hình 2: cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ), cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình ) + Hình 3: cây kơ-nia ( cây có thân to nhất ), cây cau ( cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia ) + Hình 4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,… + Hình 5: cây hoa hồng + Hình 6: cây súng Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. Hoạt động 2 : Làm việc Cá nhân ( 7’ ) Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây . Phương pháp : thực hành Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì màu vẽ một vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện bài vẽ của mình hay các em vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được Giáo viên lưu ý học sinh tô màu. Ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày bài vẽ của mình Cho học sinh tự giới thiệu về bức tranh của mình Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp. Hát Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Học sinh quan sát Học sinh nhắc lại Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh trình bày. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh thực hành vẽ theo yêu cầu của Giáo viên Học sinh trình bày. Học sinh giới thiệu Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 41 : Thân cây. Rèn chữ viết ( 14 giờ 20 – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa Ng, V, T cỡ nhỏ Cho học sinh viết : Nguyễn Văn Trỗi Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở. Sinh hoạt lớp ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) ( giáo án rời ) F Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: Toán : Tự nhiên xã hội : Khối trưởng Hiệu phó § § §

File đính kèm:

  • doctuan 20.doc
Giáo án liên quan