1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ về các loài chim.
- Biết thêm tên một số loài chim và hiểu được một số thành ngữ về loài chim.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu phẩy.
3. Thái độ:
- Thích thú, hăng say đóng góp xây dựng bài.
- Thêm yêu quý các loài chim.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5711 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 THIẾT KẾ BÀI DẠY TIẾNG VIỆT 1
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM.
DẤU CHẤM DẤU PHẨY
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ về các loài chim.
- Biết thêm tên một số loài chim và hiểu được một số thành ngữ về loài chim.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu phẩy.
3. Thái độ:
- Thích thú, hăng say đóng góp xây dựng bài.
- Thêm yêu quý các loài chim.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh họa các loài chim trong bài tập 1, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, bài tập 3.
- Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 2, vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp – Đồ dùng dạy học
1’
4’
2’
24’
6’
10’
8’
3’
1’
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau:
a) Lan chăm chỉ đọc sách ở thư viện.
b) Hoa ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên phải.
c) Sách vở của em để trong ngăn bàn.
- GV sửa chữa và cho điểm, khen những học sinh làm tốt.
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được củng cố, mở rộng vốn từ về các loài chim, và rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- Hôm nay chúng ta học bài : “Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy.”
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 1: Nói tên các loài chim trong những tranh sau:
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết thêm tên một số loài chim
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo tranh 7 loài chim lên bảng và các từ khóa.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, phát biểu tên các loài chim tương ứng mỗi tranh.
- GV đính các tên các loài chim theo tranh tương ứng nêu kết quả.
- Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được sau đó chép vào vở bài tập.
- Chuyển ý: Các em đã biết thêm được một số loài chim khác nhau. Tên một số loài chim gắn liền với những câu thành ngữ rất hay. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thành ngữ đó qua bài tập 2.
*Bài tập 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống sau đây:
- Mục tiêu: Giúp người học biết thêm một số thành ngữ về loài chim.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giới thiệu tranh ảnh các loài chim trong đề bài. Đính bảng phụ ghi bài tập.
- Thảo luận nhóm đôi trong 4 phút.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm.
- Gv sửa chữa bài làm và nêu kết quả.
- Hỏi: Em hiểu những câu thành ngữ này là như thế nào?
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
- Sau khi hoàn thành bài tập này, về nhà các em hãy cố gắng tìm thêm một số thành ngữ về loài chim không có trong bài.
- Chuyển ý: Để sử dụng đúng dấu chấm, dấu hỏi khi viết, khi đọc, chúng ta tiếp tục làm bài tập 3.
*Bài tập 3: Chép lại đọan văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy.
- Mục tiêu: Thông qua bài tập 3 giúp người học ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, hiểu rõ về tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy khi đọc, khi viết.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng phụ và gọi 1 HS lên bảng. Các HS còn lại làm vào vở bài tập trong vòng 1 phút.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên chốt lại kết quả.
- Yêu cầu đọc lại bài tập 3
4. Củng cố:
- Hãy tìm thêm tên một số loài chim khác mà em biết và nêu một số đặc điểm của chúng.
- Chốt ý: Các loài chim đều rất đẹp, rất quý, có một số loài hót rất hay. Vì vậy các em phải biết bảo vệ và yêu quý các loài chim.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài, chép lại đoạn văn vào vở.
- Học thuộc các thành ngữ.
- Hát bài: “Con chim non”.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 3 học sinh lên bảng viết câu trả lời:
a) Lan chăm chỉ đọc sách ở đâu?
b) Hoa ngồi ở đâu?
c) Sách vở của em để ở đâu?
- HS nhận xét bài làm.
- Vỗ tay khen bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh nhắc lại tên bài học.
- 2 học sinh nêu.
- Học sinh quan sát và phát biểu.
- Học sinh khác nhận xét.
- Cả lớp đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh nêu.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi, tìm ra đặc điểm các loài chim và hoàn thành bài tập.
- 3 học sinh đại diện lên bảng điền.
- Nhóm khác nhận xét.
- Cả lớp đọc lại kết quả.
- Học sinh giải thích.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh nêu.
- Học sinh làm bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- 2 học sinh đọc.
- 3- 4 học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Phương pháp kiểm tra – đánh giá.
- Tranh minh họa các loài chim.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp giảng giải.
- Tranh minh họa các loài chim.
- Bảng phụ ghi bài tập.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Bảng phụ ghi bài tập 3.
Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................
...................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
File đính kèm:
- MO RONG VON TU TU NGU VE LOAI CHIM DAU CHAM DAU PHAY(1).docx