Kiến thức: Học sinh hiểu được vai trò của trồng trọt và biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện trong sản xuất trồng trọt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và tư duy.
3. Thái độ: Có hứng thú học tập bộ môn công nghệ 7 và coi trọng sản xuất trồng trọt.
161 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt tiết 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n duy trì để phục vụ cho con người. Người ta phải khai thác như thế nào? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này?
- GV ghi đầu bài lên bảng.
- Nội dung của bài mới là:
Phân biệt được các loại khai thác rừng.
Hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
Biết được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác rừng.
TG
Nội dung kiến thức và các kỹ năng cơ bản
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khai thác rừng để thu hoạch lâm sản và phục hồi lại rừng có chất lượng cao.
I. Các loại khai thác rừng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung khái niệm khai thác rừng.
- GV nêu vấn đề: Khai thác rừng là ta vào rừng chặt fỗ lấy lâm sản cần thiết về dùng như vậy đúng hay sai? Vì sao?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ, vừa.
- GV ghi bảng.
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ: trả lời phải đạt yêu cầu: Đúng nhưng chưa đủ vì còn phải duy trì rừng nếu không sẽ có tác hại cho con người nếu bị mất rừng.
- Khai thác trắng là chặt hết cây trong một mùa chặt sau đó trồng lại rừng.
- Khai thác dần là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh tư nhiên.
- Khai thác chọn là chọn chặt cây theô yêu cầu sử dụng và yêu cầu tái sinh tự nhiên của rừng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khai thác rừng.
GV treo bảng số 2 SGK và giới thiệu: Đây là đặc điểm của một số loại khai thác rừng và hãy nghiên cứu nội dung của bảng 2 và em hãy cho biết.
Khai thác trắng có đặc điểm như thế nào?
Khai thác dần có đặc điểm như thế nào?
Khai thác chọn có đặc điểm như thế nào?
Khai thác dần và khai thác chọn khác nhau như thế nào?
Khai thác dần, khai thác chọn có lợi như thế nào cho sự tái sinh tự nhiên của rừng?
- Gv tổng kết ghi bảng.
- Hỏi: Rừng ở đất dốc có khai thác trắng được không? Vì sao?
- Hỏi: Khai thác rừng trắng ngay có tác hại gì?
- HS quan sát bảng 2 và trả lời các câu hỏi.
- Cây tái sinh được bảo vệ bới tám cây rừng ngày càng thưa đi do chặt hạ và cuối cùng được phơi khô lộ hoàn toàn ra ánh sáng khi cây đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn.
- Không, vì sẽ xói mòn đất.
- Gây lũ lụt, hạn hán, lũ quét.
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.
1. Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
2. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
3. Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện áp dụng khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
- GV cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, nhóm vừa với nội dung: Ở Việt Nam rừng phát triển chủ yếu trên đất dốc và ven biển nên áp dụng hình thức khai thác nào có lợi nhất?
- GV ghi bảng.
- GV vho HS làm bài tập SGK/ 72.
Nội dung bài tập:
- Rừng còn gỗ khai thác chủ yếu ở nơi đất có độ dốc.
- Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ, vừa và trả lời theo yêu cầu: Chỉ nên khai thác chọn.
- HS làm bài tập.
III. Phục hồi rừng sau khai thác
1. Rừng đã khai thác trắng: trồng rừng.
2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi bằng các biện pháp sau:
- Chăm sóc cây gieo giống.
- Làm cỏ.
- Dặm cây.
Hoạt động 4: Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khai thác.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ, nhóm vửa với nội dung:
Theo em sau khi khai thác ta phỉa làm thế nào để rừng sớm được phục hồi và phát triển.
- GV tổng kết, ghi bảng.
- HS thảo luận và trình bày phải đạt yêu cầu:
Khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn phải được chăm sóc bằng các biện pháp:
Chăm sóc cây gieo giống.
Phát dọn cây cỏ hoang dại để bạt và cây con sinh trưởng thuận lợi.
Dặm cây hay gieo hạt vào nơi trống.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Em cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
- Khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam phải tuân theo các điều kiện nào?
- Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng?
5. Nhận xét – Dặn dò:
a. Nhận xét:
7A5: Học khá
7A4: Học tốt
7A3: Học tốt
b. Dặn dò:
- Học kỹ các câu hỏi ôn tập để tuần 18 kiểm tra học kỳ.
- Đọc trước bài mới: “ Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”
------------------------------------------
Tuần 18
BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
Tiết 35
Bài 29
Ngày soạn: 01.01. 2005
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Hiểu được mục đích, biện pháp bảovệ và khoanh nuôi rừng.
2. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kiến thức SGK. Trọng tâm I, II.
- Hình 48, 49 SGK/ 75, 76.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Quan sát hình 48, 49 SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Điểm danh
2. Kiểm tra: Kiến thức cũ và sự chuẩn bị của học sinh: Không
3. Giới thiệu bài mới:
- Rừng nước ta đang giảm nhanh cả về số và chất lượng. Chính xác hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng. Phá hoại rừng đã gây ra bao nhiêu khó khăn và thảm hoạ cho cuộc sống và sản xuất của xã hội. Bảo vệ và phát triển rừng, cũng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng dân cư.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
- Nội dung của bài mới là:
Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
Biết được các mục đích, biện pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng.
TG
Nội dung kiến thức và các kỹ năng cơ bản
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ý nghĩa.
- Rừng là tài nguyên quý của đất nước là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.
- Có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Hỏi: Theo em bảo vệ rừng là thế nào?
- Hỏi: Ý nghĩa của việc bảo vệ nuôi dưỡng rừng như thế nào?
- GV bổ sung và ghi bảng.
- Chống lại mọi sự gây hại giữ gìn tài nguyên và đất rừng.
- Giữ gìn và tạo điều kiện rừng phát triển.
II. Bảo vệ rừng.
1. Mục đích.
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
2, Biện pháp:
- Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
- Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.
- Chủ rừng và nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng.
Hoạt động 2: Bảo vệ rừng về mục đích.
- Hỏi: Tài nguyên rừng gồm các thành phần nào?
- GV ghi bảng.
- GV nêu: Tạo điều kiện để rừng phát triển phải áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ rừng, đó là các biện pháp nào?
- GV ghi bảng.
- Hỏi: Em hãy nêu dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng cháy rừng.
- Thực vật.
- Động vật rừng
- Đất rừng (đồi trọc, đất hoang)
HS trả lời
Cấm phá hại rừng.
Cá nhân hay tập thể kinh doanh rừng phải có giấy phép.
Phòng chống cháy rừng.
- HS nêu: Xói mòn đất lũ quét, hạn hán.
III. Khoanh nuôi phục hồi rừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về việc khoanh nuôi rừng.
- GV vho HS đọc SGK.
- GV phát phiếu học tập.
- GV cho HS làm việc theo nhóm lớn, tìm ý phù hợp để hoàn thành phiếu học tập.
- Thời gian 5 – 7’
- Nội dung phiếu học tập.
- HS đọc.
- HS nhận phiếu
- HS làm việc theo nhóm.
Mục đích
khoanh nuôi rừng
Đối tượng
khoanh nuôi rừng
Biện pháp khoanh nuôi rừng.
1. Mục đích: để những nơi mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
2. Đối tượng khoanh nuôi rừng:
- Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang.
- Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ.
3. Biện pháp:Bảo vệ chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết và ghi bảng.
- Hỏi: Em cho biết vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không? Tại sao?
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta.
- Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng.
- Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta.
5. Nhận xét – Dặn dò:
a. Nhận xét:
7A5: Học khá
7A4
7A3
b. Dặn dò:
- Học kỹ các câu hỏi ôn tập để kiểm tra học kỳ.
---------------------------------------
Tuần 18
KIỂM TRA HỌC KỲ
Tiết 36
Ngày kiểm tra:
I. Mục tiêu bài học:
- Thông qua bài kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của HS trong học kỳ I. từ đó GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạyvà giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hoa người học.
- Đánh giá được một số kỹ năng thao tác thực hành ứng dụng của HS.
- Định hướng ý thức trách nhiệm của các em đối với cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề kiểm tra 1 và 2.
- Đáp án 1 và 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ câu hỏi ôn tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Điểm danh
2. Kiểm tra: Không
3. HS làm bài:
File đính kèm:
- giao an cong nghe hoc ky 1.doc