Bài giảng Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn thực hành ngoài trời

· Học sinh biết xác định chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của nó

· Học sinh biết xác định khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một điểm khó tới được

· Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đo đạc trong thực tế, ý thức làm việc tập thể

 

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn thực hành ngoài trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết 13 + 14 ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI MỤC TIÊU Học sinh biết xác định chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của nó Học sinh biết xác định khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một điểm khó tới được Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đo đạc trong thực tế, ý thức làm việc tập thể CHUẨN BỊ Giáo viên: 2 bảng phụ, 1 giác kế đứng, 1 thước cuộn, 1 ê-ke đạc, 1 giác kế ngang, băng hình (nếu có) Mỗi tổ học sinh: 1 giác kế đứng (tiết 13), 1 thước cuộn (tiết 13+14), 1 ê-ke đạc (tiết 14), 1 giác kế ngang (tiết 14), máy tính bỏ túi (tiết 13+14) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GIÁO VIÊN (1) HỌC SINH (2) GHI BẢNG (3) Tiết 13 Hoạt động 1: Nhờ tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có thể tính được chiều cao của một vật thể mà không cần leo lên điểm cao nhất của nó. Tiết này ta sẽ đo chiều cao của cột cờ trường ta. Giáo viên treo bảng phụ có vẽ hình: y α O C B b A x D a Và giới thiệu: Đường thẳng xy là hình ảnh của mặt đất, đoạn thẳng AD là hình ảnh của cột cờ trồng vuông góc với mặt đất, đoạn thẳng OC là hình ảnh của giác kế thẳng đứng, đoạn thẳng CD là khoảng cách từ giác kế thẳng đứng đến chân cột cờ, OB // CD với B nằm giữa A và D, AÔB = α ; OC = b ; CD = a Tứ giác OBDC là hình gì? OB = ? ; BD = ? Tam giác ABO là tam giác gì? Tính AB theo a và α Tính AD theo a, b, α Người ta dùng thước cuộn để đo a và b; dùng giác kế thẳng đứng để đo số đo α của góc AOB và dùng máy tính để tính được chiều cao cột cờ AD bằng giá trị của biểu thức atgα +b Hoạt động 2: Mở tivi cho HS xem băng hình thể hiện các thao tác (nếu có) hoặc GV thuyết trình các thao tác để đo chiều cao của cột cờ AD mà không cần lên tới đỉnh A cao nhất của nó. Bước 1: đặt giác kế thẳng đứng OC có chiều cao là b, cách chân cột cờ một khoảng a Bước 2: quay thanh giác kế sao cho khi ngắm theo thanh này ta nhìn thấy đỉnh A của cột cờ AD. Đọc trên giác kế số đo α của góc AOB Bước 3: dùng thước cuộn để biết a và b Bước 4: dùng máy tính bỏ túi để tính atgα + b chính là chiều cao của cột cờ AD Hoạt động 3: Kiểm tra việc chuẩn bị của 4 tổ, tổ nào chuẩn bị tốt thì mỗi thành viên của tổ được 3 điểm GV chỉ 4 vị trí để 4 tổ đặt giác kế (đặt trên đường tròn tâm là chân cột cờ, bán kính 6m). sau đó các tổ tiến hành đo chiều cao cột cờ (làm tròn đến dm) và báo cáo các số đo α, a, b GV quan sát: ý thức kỷ luật của các tổ (điểm tối da 3đ); kết quả thực hành (tối đa 4đ). Điểm mỗi cá nhân được lấy theo điểm chung của tổ, có điều chỉnh theo ý thức của cá nhân đó. Hình chữ nhật OB = a ; BD = b Tam giác ABO vuông tại B AB = OB.tgα = a.tgα AD = AB + BD = atgα + b α » 42o a » 6m b » 1,4m cột cờ cao khoảng 6,8m Xác định chiều cao Xem SGK 1c trang 90 Hoạt động 4: Về nhà hãy dùng cách thức vừa học để đo chiều cao của tòa nhà, cột ăng-ten, cột điện, tháp,…Và chuẩn bị các dụng cụ đã phổ biến để thực hành xác định khoảng cách vào tiế ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 14: GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Nhờ tỉ số lượng giác của góc nhọn ta có thể xác định được chiều rộng của đoạn đường trước cổng trường mà không cần qua đường. GV treo bảng phụ có hình vẽ α A B P Q M N a C x Và giới thiệu MN // PQ Đoạn thẳng MN là hình ảnh mép đường bên kia trước cổng trường, đoạn thẳng PQ là hình ảnh mép đường bên này trước cổng trường, đoạn thẳng AB là hình ảnh chiều rộng của đoạn đường, AB ^ PQ , Ax ^ AB , C Ỵ Ax , ACÂB = α Tam giác ABC là tam giác gì? Tính AB theo a và α Người ta dùng ê-ke đạc để kẻ đường thẳng Ax về bên này đường trước cổng trường sao cho Ax ^ AB , dùng thước cuộn để đo a, dùng giác kế để đo số đo α của góc ACB, dùng máy tính bỏ túi để tính được chiều rộng AB của đoạn đường trước cổng trường bằng giá trị của biểu thức atgα Hoạt động 2: Mở tivi cho HS xem băng hình thể hiện các thao tác (nếu có) hoặc GV thuyết trình các thao tác để đo chiều rộng AB của đoạn đường trước cổng trường mà không cần qua đường: Bước 1: chọn 1 điểm B bên kia đường. Lấy một điểm A bên này đường sao cho AB vuông góc với các mép đường Bước 2: dùng ê-ke đạc kẻ đường thẳng Ax phía bên này đường, sao cho Ax ^ AB. Bước 3: lấy điểm C trên Ax và dùng thước cuộn để biết a. dùng giác kế để đo số đo α của góc ACB Bước 4: dùng máy tính bỏ túi để tính atgα chính là chiều rộng AB của đoạn đường trước cổng trường. Hoạt động 3: Kiểm tra việc chuẩn bị của 4 tổ, tổ nào chuẩn bị tốt thì mỗi thành viên của tổ được 3 điểm Gv chọn 4 điểm phía bên kia con đường ( 4 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng song song với mép đường) giao cho 4 tổ để tính chiều rộng của đoạn đường từ điểm được giao và báo cáo kết quả cho GV (làm tròn đến dm) GV quan sát: ý thức kỷ luật của các tổ (điểm tối da 3đ); kết quả thực hành (tối đa 4đ). Điểm mỗi cá nhân được lấy theo điểm chung của tổ, có điều chỉnh theo ý thức của cá nhân đó. Tam giác ABC vuông tại A AB = AC.tgα = atgα » 5,0 dm Xác định khoảng cách Xem SGK 2c trang 91 Hoạt động 4: Về nhà hãy dùng cách tính vừa học để đo chiều rộng của một khúc sông, chiều rộng của 1 cái hồ, ao, … Học lại các kiến thức đã học của chương I để tiết đến ôn tập được tốt ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doch13,14.doc