Bài giảng Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm hằng.

- Biết cách khai báo, sử dụng biến, hằng.

- Hiểu lệnh gán.

2. Kĩ năng: Biết được cách sử dụng hằng trong chương trình.

3. Thái độ: Học tập tích cực, nghiêm túc, có tinh thần nghiêm túc, yêu thích môn học.

B. Chuẩn bị:

- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, màn hình lớn.

- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.

C. Tiến trình bài dạy:

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/09/2013 Ngày dạy: 26/09/2013 Tuần: 6 Tiết: 12 BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm hằng. - Biết cách khai báo, sử dụng biến, hằng. - Hiểu lệnh gán. 2. Kĩ năng: Biết được cách sử dụng hằng trong chương trình. 3. Thái độ: Học tập tích cực, nghiêm túc, có tinh thần nghiêm túc, yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: - Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, màn hình lớn. - Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. C. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: (1’) 8: 2. Kiểm tra bài cũ: (5)’ Câu 1: Biến là gì? Câu 2: Khai báo biến gồm những thành phần nào? Cho ví dụ. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (16’) Tìm hiểu cách sử dụng biến trong chương trình + GV: Yêu cầu HS đọc SGK. Sử dụng biến trong chương trình. + GV: Yêu cầu Hs nêu ra một số ví dụ về khai báo biến. + GV: Biến được khai báo được sử dụng ở đâu? + GV: Đưa ra các ví dụ minh họa cách dùng biến trong chương trình cho HS quan sát. + GV: Từ ví dụ trên em hãy nêu các thao tác có thể thực hiện với các biến? + GV: Yêu cầu một HS trả lời các bạn khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến. + GV: Đưa ra ví dụ về trường hợp kiểu dữ liệu của giá trị với kiểu dữ liệu của biến không trùng nhau, yêu cầu HS nhận xét. + GV: Từ ví dụ trên em hãy giải thích lí do vì sao lại có lỗi khi không cùng kiểu dữ liệu. + GV: Khai báo biến để lưu tuổi của một người? Giải thích tại sao lại chọn kiểu dữ liệu đó? + GV: Khai báo biến để lưu chiều cao của một bạn? Giải thích tại sao lại chọn kiểu dữ liệu đó? + GV: Giải thích cách sử dụng biến trong một đoạn chương trình. + GV: Cho Hs ghi bài. Hoạt động2: (16’) Tìm hiểu về hằng. + GV: Yêu cầu HS đọc SGK. + GV: Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là biến, thì ngôn ngữ lập trình còn có các công cụ khác nào nữa không là hằng. + GV: Hướng dẫn cho HS thế nào là hằng trong Pascal. + GV: Phân biệt cho HS nhận thấy sự khác biệt giữa cách khai báo, và sử dụng của biến và hằng. + GV: Giải thích cho HS rõ đâu là từ khóa để khai báo hằng. + GV: Các hằng được gán với giá trị như thế nào? + GV: Đưa ra ví dụ về khai báo hằng về số pi. + GV: Giải thích cho HS. + GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ khác. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + GV: Yêu cầu HS ghi bài. + HS: Đọc tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK. + HS: Var m, n: Integer; S: Real; + HS: Sau khi khai báo ta có thể sử dụng các biến trong chương trình. + HS: Quan sát ví dụ do GV đưa ra, lắng nghe và tìm hiểu cách sử dụng biến. + HS: - Gán giá trị cho biến. - Tính toán với giá trị của biến. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, lưu ý phần này, nhận xét bổ xung cho bạn. + HS: Khi chạy chương trình sẽ báo lỗi. Nếu biến kiểu nguyên thì chỉ có thể được gán giá trị nguyên. + HS: Giải thích được việc lựa chọn kiểu dữ liệu phù hợp, dựa trên nội dung bài cũ về phạm vi giá trị. + HS: Var T: Integer; Tuổi của một người không có phân thập phân. Tiết kiệm bộ nhớ. + HS: Var chieucao: Real; Chiều cao của một người có phần thập phân. Phù hợp với dữ liệu. + HS: Quan sát, lắng nghe à ghi nhớ kiến thức. + HS: Thực hiện ghi bài vào vở. + HS: Đọc tìm hiểu trong SGK. + HS: Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là biến, thì ngôn ngữ lập trình còn có các công cụ khác là hằng. + HS: Chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức. + HS: Nghiên cứu SGK và phân biệt sự khác nhau giữa biến và hằng. + HS: Quan sát bảng, lắng nghe tìm hiểu thêm thông tin SGK. + HS: Hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo. + HS: Quan sát chú ý về ví dụ khai báo hằng về số pi. + HS: Chú ý lắng nghe. + HS: Const a = 4; b = 10. + HS: Ghi nhớ kiến thức. + HS: Thực hiện ghi bài. 3. Sử dụng biến trong chương trình. -Các thao tác có thể thực hiện vói biến là + Gán giá trị cho biến. + Tính toán với giá trị của biến. VD: - x:=12: biến x nhận giá trị 12. - i:=i+5: biến i nhận được giá trị hiện tại của i và cộng thêm 5 đơn vị. 4. Hằng. - Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. - Muốn sử dụng hằng, ta cũng cần khai báo tên hằng, tuy nhiên hằng phải được gán giá trị ngay sau khi khai báo. VD: const pi := 3.14; Bankinh := 2; - Const: là từ khóa để khai báo. Pi, bankinh là các hằng được gán các giá trị tương ứng. 4. Củng cố: (5’) - Cách sử dụng biến trong chương trình. - Cách khai báo và sử dụng hằng. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (2’) - Xem lại bài đã học. - Đọc trước bài tiếp theo: Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến. D. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 12.doc
Giáo án liên quan