Bài giảng Tuần 28 - Tiết 53: Bài tập

. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

* Hoạt động :

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức lý thuyết, các ví dụ về câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước (While do) đã được học ở bài 8 để giải quyết các bài tập đưa ra.

- Học sinh biết và hiểu các thuật toán trong các bài tập. Phân biệt được 2 câu lệnh For to do và câu lệnh While do.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 28 - Tiết 53: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - Tiết 53 Ngày dạy: 10/03/2014 BÀI TẬP 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động : - Học sinh biết vận dụng các kiến thức lý thuyết, các ví dụ về câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước (While do) đã được học ở bài 8 để giải quyết các bài tập đưa ra. - Học sinh biết và hiểu các thuật toán trong các bài tập. Phân biệt được 2 câu lệnh For to do và câu lệnh While do. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 8 để giải quyết các bài tập. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 8 để giải quyết các bài tập. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện ý thức trong học tập tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Giải quyết các bài tập. - Củng cố lại kiến thức bài 8. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Các câu hỏi bài tập. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị cho bài bài tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (3 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. Lòng trong tiết học Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC + Hoạt động (35p) Bài tập 1: Nêu sự khác biệt giữa câu lệnh xác định và câu lệnh không xác định . Bài tập 2: ? Hãy tìm hiểu các thuật toán sau đây và cho biết khi thực hiện thuật toán, máy tính sẽ thực hiện bao nhiêu vòng lặp? Khi kết thúc, giá trị của S bằng bao nhiêu? Viết chương trình Pascal thể hiện các thuật toán đó. a) Thuật toán 1 Bước 1. S ¬ 10, x ¬ 0.5. Bước 2. Nếu S £ 5.2, chuyển tới bước 4. Bước 3. S ¬ S - x và quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán. b) Thuật toán 2 Bước 1. S ¬ 10, n ¬ 0. Bước 2. Nếu S ≥ 10, chuyển tới bước 4. Bước 3. n ¬ n + 3, S ¬ S - n quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán. Bài tập 3:Trong các câu lệnh sau, câu lệnh nào sai, tại sao? a. while a:=4 do a:= a+b; b. while t<5; do write(‘A’); c. n:=0; s:=0; while n<10 do s:=s+n; n:=n+2; d. i:=1; s:=0; while s>5 do begin s:=s+i; i:=i+1 end; Bài tập 1:Sự khác biệt: a) Câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước chỉ thị cho máy tính thực hiện một lệnh hoặc một nhóm lệnh với số lần đã được xác định từ trước, còn với câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước thì số lần lặp chưa được xác định trước. b) Lệnh lặp với số lần cho trước, điều kiện là giá trị của một biến đếm có giá trị nguyên đã đạt được giá trị lớn nhất hay chưa, còn trong câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước, điều kiện tổng quát hơn nhiều, có thể là kiểm tra một giá trị của một số thực c) Lệnh lặp với số lần cho trước, câu lệnh được thực hiện ít nhất một lần, sau đó kiểm tra điều kiện. Lệnh lặp với số lần chưa xác định trước, trước hết điều kiện được kiểm tra. Nếu điều kiện được thoả mãn, câu lệnh mới được thực hiện. Bài tập 2: a) Thuật toán 1: 10 vòng lặp được thực hiện. Khi kết thúc thuật toán S = 5.0. Đoạn chương trình Pascal tương ứng: S:=10; x:=0.5; while S>5.2 do S:=S-x; writeln(S); b) Thuật toán 2: Không vòng lặp nào được thực hiện vì ngay từ đầu điều kiện đã không được thỏa mãn nên các bước 2 và 3 bị bỏ qua. S = 10 khi kết thúc thuật toán. Đoạn chương trình Pascal tương ứng: S:=10; n:=0; while S<10 do begin n:=n+3; S:=S-n end; writeln(S); Bài tập 3:: Trong các câu lệnh sau, câu lệnh nào sai, tại sao? a. Sai vì sau while là một ĐK. b. Sai vì thừa dấu ; trước do. c. Sai vì lặp vô hạn, n:=n+2 nằm ngoài vòng lặp nên không được thực hiện (đúng cú pháp) d. Đúng Tổng kết. (3 phút) Đánh giá tiết bài tập. Tuyên giương những em học tập tốt; có ý thức trong tiết bài tập. Đồng thời phê bình những học sinh chưa chú ý bài, không nghiêm túc trong tiết bài tập. Hướng dẫn học tập. (4 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại toàn bộ các bài tập đã giải quyết trong tiết này. - Gõ lại chương trình trên phần mềm Pascal (Nếu có điều kiện) Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem và chuẩn bị cho tiết sau tiếp tục làm và chửa các bài tập. 5. PHỤ LỤC. ----------˜˜&™™---------- Tuần 28 - Tiết 54 Ngày dạy: 10/03/2014 BÀI TẬP 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động : - Học sinh biết vận dụng các kiến thức lý thuyết, các ví dụ về câu lệnh lặp với số lần biết trước và chưa biết trước đã được học ở bài 7,8 để giải quyết các bài tập đưa ra. - Học sinh biết và hiểu các thuật toán trong các bài tập. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 7 và 8 để giải quyết các bài tập. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo vận dụng các kiến thức đã được học trong bài 7 và 8 để giải quyết các bài tập. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện ý thức trong học tập tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Giải quyết các bài tập. - Củng cố lại kiến thức bài 7 và 8. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Các câu hỏi bài tập. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị cho bài bài tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. Lòng trong tiết học Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động : Bài tập (35 phút) Bài tập 1: Viết chương trình sử dụng câu lệnh For để giải quyết bài toán cổ: Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn. Gv: Giáo viên yêu cầu học sinh viết chương trình giải quyết bài toán cổ trên. Hs: Thực hiện dưới sự hướng dẫn ban đầu của giáo viên. Gv: Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện bài tập. Bài tập 2: Sử dụng câu lệnh lặp While ... do để viết chương trình: Tính tích của N số tự nhiên đầu tiên với số lần lặp không xác định (với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím). Gv: Hướng dẫn học sinh viết thuật toán cho bài toán. Hs: Viết thuật toán cho bài toán. Gv: Giáo viên yêu cầu học sinh viết chương trình giải quyết bài toán cổ trên. Hs: Thực hiện dưới sự hướng dẫn ban đầu của giáo viên. Gv: Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện bài tập. 1. Bài tập Bài tập 1: Chương trình giải quyết bài toán cổ có thể là: Program Baitoanco; Var ga, cho:byte; Begin For cho:= 1 to 24 do Begin ga:= 36 - cho; if (2*ga + 4*cho = 100) then writeln('Ga: ', ga, ', Cho: ',cho); end; readln; End. Bài tập 2: Bước 1. Đọc giá trị N. Bước 2. T ¬ 1, k ¬ 1. Bước 3. Nếu k £ N, T = T.k; ngược lại, chuyển xuống bước 5. Bước 4. k ¬ k + 1 và quay lại bước 3. Bước 5. Kết thúc thuật toán. Chương trình có thể là: Var T,N,k: integer; Begin Writeln(‘Nhap N = ‘); Readln(N); T:=1; k:=1; While k<=N do Begin T:=T.k; k:=k+1; End; Writeln(‘Tich cua’,N,’ so dau tien = ‘,T); Readln; End. Tổng kết. (4 phút) - Đánh giá tiết bài tập. - Tuyên giương những em học tập tốt; có ý thức trong tiết bài tập. Đồng thời phê bình những học sinh chưa chú ý bài, không nghiêm túc trong tiết bài tập. Hướng dẫn học tập. (4 phút) Đối với bài học ở tiết này: Về nhà xem lại toàn bộ các bài tập, chương trình trong bài 7 và bài 8. Tự làm lại các bài tập. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem lại toàn bộ kiến thức đã được học từ đầu học kì II tới nay. Chú trọng 2 bài 7 và 8 để tiết sau kiểm tra một tiết 5. PHỤ LỤC. ----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docTiet 54.doc
Giáo án liên quan