Mục tiêu:
1.Kiến thức.
- Làm quen với chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình.
- Biết cấu trúc chung của chương trình.
2.Kỹ năng.
- Bước đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình.
3.Thái độ.
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với môn học.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 - Tiết 3 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 –Tiết: 03
Ngày soạn:28/08/2009
Ngày giảng:31/08/2009
Bài 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức.
- Làm quen với chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình.
- Biết cấu trúc chung của chương trình.
2.Kỹ năng.
- Bước đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình.
3.Thái độ.
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với môn học.
II. Phương pháp;
- Kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh.
- Máy tính cài đặt phần mềm Turbo Pascal
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ học tập..
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Việc tạo ra chương trình máy tính gồm mấy bước đó là những bước nào?
2. Em hãy nêu kết quả nhận được sau các bước trên.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ví dụ về chương trình:
- GV giới thiệu chương trình Pascal đơn giản. Cho HS xem VD1 SGK cụ thể là hình 6 và cho HS biết kết quả khi in ra màn hình là (“Chao cac ban”). Gõ bài tập VD này vào trong máy, chạy chương trình cho HS quan sát.
- GV gọi HS lên máy gõ lại bài tập vào máy, chạy chương trình.
- HS lắng nghe, quan sát GV thực hiện, xem chương trình chạy như thế nào.
- Gõ các lệnh vào máy. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình.
Hoạt động 2: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- GV dẫn dắt vấn đề, đi vào nội dung bài học.
- Giống như một ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ lập trình có các chữ cái, quy tắc để ghép các chữ cái thành một từ có nghĩa (Từ khoá), ghép các từ thành câu (Lệnh). Từ đó, ta có thể hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?
- GV phân tích các yếu tố tạo nên các lệnh để lập trình.
- Chú ý: cần tuân thủ theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt của ngôn ngữ lập trình.
- HS lắng nghe
- Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc sao cho có thể “viết” được các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
- Ngôn ngữ lập trình gồm:
+ Bảng chữ cái: thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+, -, *, /, ), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy,
+ Các quy tắc: Cách viết (cú pháp) và ý nghĩa của chúng, cách bố trí các câu lệnh thành chương trình.
Hoạt động 3: Từ khoá và tên:
- Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng không được dùng các từ khoá này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định. GV giới thiệu một số từ khoá cho HS nhận biết.
- GV dẫn dắt, nêu nội dung quy tắc ngôn ngữ lập trình.
- GV lấy VD2 SGK/11. Yêu cầu HS xác định tên hợp lệ và không hợp lệ.
a. Từ khoá: Program, uses, begin, end,
- Program: khai báo chương trình.
- Uses: khai báo các thư viện.
- Begin và End: lệnh bắt đầu và kết thúc chương trình.
b. Sử dụng tên trong chương trình:
- Hai đại lượng khác nhau thì phải có tên khác nhau.
- Tên không được trùng với các từ khóa.
Tên
Hợp lệ
Không hợp lệ
STGiac
Tam giac
10A
x
x
x
4: Củng cố
- GV sửa câu hỏi 4 cho HS.
(GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ra bảng nhóm).
5. Về nhà
- Trả lời câu hỏi 1 → 4 SGK/14.
- Chuẩn bị nội dung 4, 5 Kiểm tra
Ngàythángnăm 2009
File đính kèm:
- LAM QUEN VOI NGON NGU LAP TRINH.doc