I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Luyện tập các bài tập về biến mảng trong Pascal.
2. Kĩ năng:
- Làm các bài tập về sử dụng biến mảng trong Pascal.
- Viết chương trình sử dụng biến mảng trong Pascal.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
2 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học Tuần 29 - Tiết 58 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/03/2014
Ngày day: 02/04/2014
Tuần 29
Tiết: 58
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Luyện tập các bài tập về biến mảng trong Pascal.
2. Kĩ năng:
- Làm các bài tập về sử dụng biến mảng trong Pascal.
- Viết chương trình sử dụng biến mảng trong Pascal.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv ôn tập kiến thức, đặt vấn đề, hướng dẫn, ra bài tập. Hs vấn đáp, làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:................................................................................................................
8A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Trình bày thuật toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất?
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (37’) Lý thuyết.
+ GV: Yêu cầu HS đọc và làm các bài tập 1, 2, 4, 5 SGK/79.
+ GV: Chia lớp thành 6 nhóm học tập và làm các bài tập trên.
+ GV: Đưa ra yêu cầu của câu hỏi và bài tập 1.
+ GV: Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình?
+ GV: Cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5’ để tìm ra sự khác biệt giữa hai câu lệnh lặp.
+ GV: Quan sát các nhóm thảo luận và hướng dẫn giải thích cho HS nếu HS có thắc mắc.
+ GV: Các nhóm thực hiện xong, đại diện nhóm lên bảng thuyết trình bài làm của nhóm.
+ GV: Các nhóm khác nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
+ GV: Nhận xét đánh giá sửa chữa các lỗi sai của các nhóm.
+ GV: Đưa ra yêu cầu của câu hỏi và bài tập 2.
+ GV: Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal đúng hay sai?
a) Var X: Array[10,13] Of Integer;
b) Var X: Array[5..10.5] Of Real;
c) Var X: Array[3.4...4.8] Of Integer;
d) Var X: Array[10..1] Of Integer;
e) Var X: Array[4..1] Of Real;
+ GV: Đưa ra yêu cầu của câu hỏi và bài tập 4.
+ GV: Câu lệnh khai báo biến mảng sau đây máy tính có thực hiện được không?
Var N: Integer;
A: array[1..N] Of Real;
+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ GV: Nhận xét hướng dẫn và sửa sai cho các em.
+ GV: Đưa ra yêu cầu của câu hỏi và bài tập 5.
+ GV: Đưa ra yêu cầu của đề bài cho HS thảo luận theo nhóm lớn thực hiện yêu cầu.
+ GV: Viết chương trình Pascal sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập từ bàn phím.
+ GV: Hướng dẫn các nhóm trong quá trình thực hiện chương trình.
+ GV: Yêu cầu các nhóm chạy chương trình đã thực hiện.
+ GV: Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm đã làm.
+ GV: Đánh giá chốt nội dung.
+ HS: Đọc và nghiên cứu SGK làm các bài tập theo yêu cầu.
+ HS: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi đề ra.
+ HS: Thảo luận theo nhóm trình bày vào bảng phụ.
+ HS: Lợi ích chính là rút gọn việc viết chương trình, sử dụng câu lệnh lặp để thay thế nhiều câu lệnh. Có thể lưu trữ và xử lí nhiều dữ liệu có nội dung liên quan đến nhau một cách hiệu quả.
+ HS: Thảo luận theo nhóm trình bày vào bảng phụ.
+ HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm đưa ra.
+ HS: Các nhóm thực hiện dưới sự trợ giúp và hướng dẫn của GV.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Thực hiện theo các nhân vấn đáp và trả lời câu hỏi.
+ HS: Dựa trên các kiến thức đã học trình bày lỗi và cách sửa lỗi.
a) Sai. Phải thay dấu phẩy bằng hai dấu chấm.
b) Sai. Chỉ số mảng phải là số nguyên. Thay chỉ số 10.5
c) Sai. Chỉ số mảng phải là số nguyên. Thay chỉ số 3.4 và 4.8.
d) Sai. Giá trị đầu của chỉ số mảng phải chỉ số cuối.
e) Đúng.
+ HS: Hoạt động 2 bạn một nhóm tìm hiểu về cách khai báo và trả lời theo yêu cầu.
+ HS: Câu lệnh khai báo biến mảng không thực hiện được. Bởi giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chỉ số mảng phải được xác định trong phần khai báo chương trình.
+ HS: Thảo luận theo nhóm viết chương trình trên Pascal.
Var N, i: Integer;
A: array[1..100] of Real;
Begin
Write(‘Nhap so phan tu, n= ’);
Readln(n);
For i:=1 to N do
Begin
Write(‘Nhap a[’, i , ‘]= ’);
Readln(a[i]);
End;
End.
+ HS: Tập trung lắng nghe, sữa chưa các lỗi thường gặp.
+ HS: Ghi nhớ kiến thức.
1. Bài tập 1.
Lợi ích chính là rút gọn việc viết chương trình, sử dụng câu lệnh lặp để thay thế nhiều câu lệnh. Có thể lưu trữ và xử lí nhiều dữ liệu có nội dung liên quan đến nhau một cách hiệu quả.
2. Bài tập 2.
a) Sai. Phải thay dấu phẩy bằng hai dấu chấm.
b) Sai. Chỉ số mảng phải là số nguyên. Thay chỉ số 10.5
c) Sai. Chỉ số mảng phải là số nguyên. Thay chỉ số 3.4 và 4.8.
d) Sai. Giá trị đầu của chỉ số mảng phải chỉ số cuối.
e) Đúng.
3. Bài tập 4.
Câu lệnh khai báo biến mảng không thực hiện được. Bởi giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chỉ số mảng phải được xác định trong phần khai báo chương trình.
4. Bài tập 5.
Var N, i: Integer;
A: array[1..100] of Real;
Begin
Write(‘Nhap, n= ’);
Readln(n);
For i:=1 to N do
Begin
Write(‘Nhap a[’, i , ‘]= ’);
Readln(a[i]);
End;
End.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (2’)
- Học bài kết hợp SGK. Xem lại các bài tập đã làm.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 29 tiet 58 tin 8 2013 2014.doc