Bài giảng Tuần 4 - Tiết 7 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

- Biết khái niệm kiểu dữ liệu.

- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu kiểu số.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học.

B. Chuẩn bị:

- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, màn hình lớn.

- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 - Tiết 7 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/09/2013 Ngày dạy: 12/09/2013 Tuần: 4 Tiết: 7 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm kiểu dữ liệu. - Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu kiểu số. 2. Kĩ năng: Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal. 3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: - Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, màn hình lớn. - Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. C. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: (1’) 8: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal? Câu 2: Soạn thảo, lưu dịch và chạy một chương trình đơn giản? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (14’) Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu? + GV: Nêu tình huống để gợi ý về dữ liệu và kiểu dữ liệu. + GV: Theo em các ngôn ngữ thường là gì để dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí? + GV: Đưa ra ví dụ về kết quả thực hiện của một chương trình in ra màn hình với kiểu dữ liệu là chữ và số. + GV: Ta có thể thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu gì? + GV: Có thể thực hiện được với kiểu dữ liệu là kiểu chữ hay không? + GV: Theo em có những kiểu dữ liệu thường dùng nào? Lấy ví dụ cụ thể về một kiểu dữ liệu nào đó. + GV: Chốt 3 kiểu dữ liệu cơ bản nhất và giải thích thêm cho các em. + GV: Ngoài các kiểu nói trên các ngôn ngữ lập trình còn những kiểu dữ liệu nào khác không? + GV: Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK để giới thiệu tên của một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal. + GV: Đọc tên kiểu dữ liệu Integer, Real, Char, String. + GV: Đưa ví dụ: 123 và ‘123’ yêu cầu HS phân biệt các kiểu dữ liệu trên. + GV: Lưu ý cho HS để hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt dãy đó trong cặp dấu nháy đơn. Hoạt động 2: (18’) Tìm hiểu các phép toán trong kiểu dữ liệu số. + GV: Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên. + GV: Hướng dẫn HS về phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư: 5/2 = 2.5; -12/5 = -2.4. 5 div 2 = 2; -12 div 5 = -2 5 mod 2 = 1; -12 mod 5 = -2 + GV: Đưa ra phép toán viết dạng ngôn ngữ toán học : và yêu cầu Hs viết biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình. + GV: Viết lại biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. ? + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm trong SGK. + HS: Thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: chữ, số nguyên, số thập phân,... + HS: Quan sát để phân biệt được hai loại dữ liệu quen thuộc là chữ và số. + HS: Thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu số. + HS: Còn với kiểu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa. + HS: Một số kiểu dữ liệu thường dùng là: - Số nguyên: số HS của một lớp. - Số thực: chiều cao của bạn K’ly. - Xâu kí tự: “lớp 8A1”. + HS: Mỗi ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác. + HS: Quan sát ví dụ, nhận biết các kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal. Nhận biết tên kiểu và phạm vi giá trị. + HS: Ghi nhớ phạm vi giá trí của kiểu dữ liệu. + HS: Phân biệt: - 123 là kiểu dữ liệu Integer; - ‘123’ là kiểu dữ liệu Char, String. + HS : Đưa ra các ví dụ như ‘34567’, ‘4577698’. + HS: Theo dõi và tập làm quen với các ví dụ của GV đưa ra. + HS: Làm lại các ví dụ của GV đưa ra. + HS: Một số em lên bảng thực hiện lại các bài toán mà GV đã hướng dẫn. + HS : Các HS khác thực hiện các bài tập vào vở, làm quen với các phép toán với dữ liệu kiểu số. + HS: Viết biểu bằng ngôn ngữ lập trình. (x/5) + 2*x*y - 8 + HS: Chú ý, quan sát theo dõi thực hiện theo yêu cầu. ((a + b)*(c - d) + 6)/3 - a 1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu. - Ngôn ngữ lập trình phân chia dữ liệu theo các kiểu khác nhau. Và được chia thành các loại cơ bản sau: + Số nguyên. + Số thực. + Xâu kí tự. Chú ý: Dữ liệu kiểu kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn. 2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số ? ( HS ghi ở bảng 2 ) Quy tắc tính các biểu thức số học: - Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên; - Trong dãy các phép tóan không có dấu ngoặc, các phép nhân, chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước; - Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. 4. Củng cố: (5’) - Dữ liệu và kiểu dữ liệu. - Các phép toán trong kiểu dữ liệu số. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (2’) - Xem lại bài đã học - Xem phần tiếp theo của bài học. D. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan