Bài giảng Tin học 7 Tuần 26 - Tiết 52 - Học toán với Toolkit Math

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng chính của phần mềm.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện được một số lệnh chính từ hộp thoại và từ dòng lệnh.

- Sử dụng được một số tính năng của phần mềm trong học tập.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

 II. Chuẩn bị

- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học 7 Tuần 26 - Tiết 52 - Học toán với Toolkit Math, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2014 Ngày day: 03/03/2014 Tuần 26 Tiết: 52 HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng chính của phần mềm. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được một số lệnh chính từ hộp thoại và từ dòng lệnh. - Sử dụng được một số tính năng của phần mềm trong học tập. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. Chuẩn bị Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - Gv ra bài tập thực hiện, quan sát sửa sai, hướng dẫn thực hiện. Hs giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 7A1:................................................................................................................ 7A2:................................................................................................................ 7A3:................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Thao tác khởi động phần mềm và trình bày màn hình làm việc của phần mềm? Câu 2: Cho biết ý nghĩa của hàm Simplify và hàm Polt. Cho ví dụ minh họa? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (18’) Các chức năng khác. * Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh: + GV: Cửa sổ dòng lệnh dùng để làm gì? + GV: Các thao tác có thể thực hiện được trên cửa sổ dòng lệnh. + GV: Nếu gõ đúng lệnh thì kết quả được thực hiện như thế nào? + GV: Nếu gõ sai lệnh thì kết quả được thực hiện như thế nào? + GV: Muốn quay lại lệnh đã nhập trước đây ta sử dụng nút lệnh nào? + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác. + GV: Các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. + GV: Quan sát hướng dẫn các em. * Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị: + GV: Đặt vấn đề về trường hợp xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị. + GV: Để xóa toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời em sử dụng lệnh nào? * Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị: + GV: Đặt vấn đề để tạo nét nhấn trên đồ thị ta làm như thế nào? + GV: Để đặt nét vẽ đồ thị chúng ta dùng lệnh nào? + GV: Yêu cầu HS đặt nét bút vẽ có độ dày là 3. + GV: Đặt vấn đề để phân biệt trên đồ thị ta làm như thế nào? + GV: Để đặt màu thể hiện đồ thị chúng ta dùng lệnh nào? + GV: Lưu ý: Các màu sắc quy định dùng từ Tiếng Anh? + GV: Yêu cầu HS đặt màu đỏ. Hoạt động 2: (20’) Thực hành. + GV: Yêu cầu HS thực hành tính các giá trị sau: a) Tính giá trị các biểu thức sau: 1. 0,24.(-15)/4; 2. b) Vẽ đồ thị hàm số sau: y = 4x + 1; y = 3/x; y = 3 – 5x; y = 3x. c) Tính tổng hai đa thức P(x) + Q(x), biết: P(x) = x2y – 2xy2 + 5xy + 3; Q(x) = 3xy2 + 5x2y – 7xy + 2. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Giải đáp các thắc mắc của HS đưa ra. + HS: Tìm hiểu SGK. + HS: Là nơi gõ và thực hiện các lệnh. + HS: Di chuyển con trỏ soạn thảo để sửa các lỗi chính tả. + HS: Lệnh được thực hiện, kết quả hiện trên cửa sổ làm việc. + HS: Phần mềm sẽ hiển thị thông báo để khắc phục lỗi. + HS: Sử dụng các phím điều khiển lên xuống. + HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác trên. + HS: Một số HS lên bảng thực hiện các thao tác. + HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn. + HS: Sửa chữa những sai sót. + HS: Đọc SGK và tìm hiểu về lệnh. + HS: Tìm hiểu và thực hiện theo yêu cầu của GV. + HS: Để xóa toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời sử dụng lệnh Clear. + HS: Đọc SGK và tìm hiểu về các lệnh. + HS: Đặt nét vẽ đồ thị. + HS: Để đặt nét vẽ đồ thị dùng lệnh Penwidth. + HS: Gõ lệnh Penwidth 3 + HS: Sử dụng các màu khác nhau trên đồ thị. + HS: Để đặt màu thể hiện đồ thị sử dụng lệnh Pencolor + HS: Tập trung chú ý lắng nghe à ghi nhớ thông tin. + HS: Gõ lệnh Pencolor red + HS: Sử dụng các lệnh để tính các giá trị. + HS: Nhập lệnh Simplify: 1. Simplify 0.24*(-15)/4 2. Simplify 5/9/(1/11 - 5/22) + 5/9/(1/15 - 2/3) + HS: Nhập lệnh Plot: Plot y = 4*x + 1 Plot y = 3/x; Plot y = 3 – 5*x; Plot y = 3*x. + HS: Thực hiện lệnh Simplify: Simplify (3*x*y^2 + 5*x^2*y - 7*x*y + 2) + (x^2*y - 2*x*y^2 + 5*x*y + 3) + HS: Thực hiện theo các thao tác của GV hướng dẫn. + HS: Các thao tác khó và vấn đề khúc mắc, không thực hiện được. 6. Các chức năng khác. * Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh: - Là nơi gõ và thực hiện các lệnh. * Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị: - Để xóa toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời sử dụng lệnh Clear. * Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị: - Để đặt nét vẽ đồ thị dùng lệnh Penwidth. - Để đặt màu thể hiện đồ thị sử dụng lệnh Pencolor 7. Thực hành. a) Tính giá trị các biểu thức sau: 1. 0,24.(-15)/4; 2. b) Vẽ đồ thị hàm số sau: y = 4x + 1; y = 3/x; y = 3 – 5x; y = 3x. c) Tính tổng hai đa thức P(x) + Q(x), biết: P(x) = x2y–2xy2+5xy+3; Q(x) = 3xy2+5x2y–7xy+2. 4. Củng cố: - Củng cố trong nội dung bài học. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) - Học bài kết hợp SGK. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 26 tiet 52 tin 7 2013 2014.doc