Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài ngắm trăng. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài đi đường: từ việc đi đường gian lao mà gợi lên bài học đường đời. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8793 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 85: Ngắm trăng, Đi đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm thán.
Tiết 87+88: Viết bài tập làm văn số 5.
Tiết 85:
NGẮM TRĂNG
HDĐT: ĐI ĐƯỜNG
Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài ngắm trăng. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài đi đường: từ việc đi đường gian lao mà gợi lên bài học đường đời. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, giáo án, tham khảo tài liệu.
HS: Sgk, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1
- Gọi HS đọc phần chú thích SGK.
- Giới thiệu tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh .
? Em hãy nêu xuất xứ của 2 bài thơ.
? Bài thơ thuộc thể thơ gì ?
* Hoạt động 2
- Hướng dẫn đọc -> đọc mẫu và gọi 2 HS đọc lại.
? Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao Bác lại nói đến cảnh " Trong tù … không hoa"?
- Giảng thêm.
? Tìm hiểu nghĩa chữ Hán
Nại nhược hà / khó hững hờ
Câu hỏi tu từ : nại nhược
hà ? (Biết làm thế nào ? )
- Chốt: câu thứ 2 dịch chưa sát nghĩa, " nại nhược hà"đó là sự xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên . Dịch là "Khó hững hờ" ta lại hiểu : nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ chứ không rung cảm như trong câu thơ chữ Hán .
? Qua 2 câu đầu cho thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời ?
? Trong 2 câu thơ sau, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý?
- Giảng: Hai đầu câu là người và trăng, ở giữa nổi lên cái song sắt nhà tù như một chướng ngại vật ngăn cản họ, nhưng tình tri âm tri kỉ đã thành sức mạnh chiến thắng và họ đã đến với nhau trong ánh mắt nhìn tha thiết qua một từ "khán" ( ngắm).
Bản dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối làm giảm đi sức truyền cảm của bài thơ.
? Ngoài cấu trúc đối, 2 câu sau còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Việc sử dụng phép đối và nhân hóa trên có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của 2 nhân vật trữ tình ?
? Qua bài thơ, em thấy hình ảnh của Bác Hồ hiện lên như thế nào?
* Hoạt động 3:
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
- Hướng dẫn đọc , đọc mẫu, gọi 2 - 3 HS đọc lại.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung.
? Hãy phân tích kết cấu của bài thơ.
? Bài thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
? Hãy phân tích câu 2 và câu 4. Ngoài ý nghĩa miêu tả, hai câu thơ còn có ngụ ý gì ?
? Đây có phải là bài thơ tả cảnh không? Tại sao?
? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa của bài thơ?
- 1 HS đọc.
- Trình bày.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Nghe và đọc theo yêu cầu.
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày.
- Trao đổi và trình bày.
- Suy nghĩ, phát biểu độc lập.
- Lắng nghe.
-Một con người yêu thiên nhiên .Một phong thái ung dung , lạc quan yêu đời.
- Thảo luận và trình bày.
- Lắng nge.
- Nhân hóa.
- Trao đổi, trình bày.
- Trình bày
-Bài thơ tiêu biểu cho phong cách của Bác mang đậm màu sắc cổ điển nhưng rất hiện đại.Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc cùng với phép đối,nhân hóa ta hiểu được tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ vĩ đại.
- Nghe và đọc theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- Nghe, học tập, rút kinh nghiệm.
- Phân tích.
- Sử dụng điệp ngữ.
- Trao đổi , trình bày.
- Câu 2 nêu bật nỗi gian lao của người đi đường…
- Câu 4 diễn tả niềm vui sướng của người đứng trên đỉnh cao ngắm cảnh...
- Bài thơ thiên về suy ý, triết lí.
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa…
- Trình bày.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: 2 bài thơ trích trong tập"Nhật ký trong tù".Tập thơ viết bằng chữ Hán gồm 133 bài.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc hiểu văn bản
Bài: NGẮM TRĂNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu bài thơ
a. Hai câu đầu
- "Trong tu ø…
… khó hững hờ"
( Ngục trung …
… nại nhược hà)
-> Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Điệp từ “ không “ nhấn mạnh cái thiếu trong thú vui tinh thần của thi nhân : không rượu, không hoa.
- Câu thơ thứ 2: Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp .
=> Một con người yêu thiên nhiên. Một phong thái ung dung , lạc quan yêu đời.
b. Hai câu sau
- " Người ngắm trăng…
… ngắm nhà thơ".
( Nhân hứng…
…khán thi gia".
- Sử dụng phép đối, nhân hóa-> Sự giao hòa gắn bó giữa người và trăng, trăng và người như đôi bạn tri âm tri kỷ.
=> Qua bài thơ ta thấy được tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
3. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK ,tr38)
Bài: ĐI ĐƯỜNG ( Hướng dẫn đọc thêm)
1. Đọc
2. Tìm hiểu bài thơ
* Ghi nhớ ( Sgk / 40)
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 86:
CÂU CẢM THÁN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, giáo án, tham khảo tài liệu.
HS: Sgk, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Thế nào là câu cầu khiến ? Cho VD .
- Nêu đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến .
- 1 HS lên bảng trình bày.
- Đáp án: ( Ghi nhớ Sgk / 31)
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1
-Gọi HS đọc các VD trong SGK .
? Em hãy xác định câu cảm thán trong các VD trên .
? Dấu hiệu, hình thức nào cho em biết đó là câu cảm thán ?
- Khi viết câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than .Tuy nhiên không phải tất cả các câu cảm thán đều kết thúc bằng dấu chấm than.
? Câu cảm thán dùng để làm gì?
? Khi viết đơn, biên bản hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán ,… có thể dùng câu cảm thán được không? Vì sao ?
- Gọi HS cho VD .
? Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2
- Cho HS đọc bài tập 1.
? Hãy cho biết các câu trong đoạn trích ở bài tập 1 có phải là câu cảm thán không? Vì sao ?
- Gọi HS đọc bài tập 2.
? Phân tích tình cảm , cảm xúc được thể hiện trong những câu trên.
? Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
-HS đọc to các đọan trích a, b trang 43.
+Câu cảm thán:
Hỡi ơi Lão Hạc !
Than ôi !
+Có những từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi, …và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
- Nghe, lưu ý.
-Câu cảm thán dùng để bộc lộtrực tiếp cảm xúc của người nói, người viết.
-Không dùng vì đó là những loại văn bản hành chính, khoa học, không sử dụng ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc.
- Cho ví dụ.
- Trình bày.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc .
- Tự làm và trình bày theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc.
- Phân tích.
- Trao đổi, trình bày.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ
a) Hỡi ơi lão Hạc!.....
b)Than ôi!
-> Là những câu cảm thán.
-Thể hiện bằng các từ ngữ cảm thán:hỡi ơi, than ôi
-Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết.
2. Ghi nhớ ( Sgk / 44)
II. Luyện tập
Bài tập 1. Chỉ có những câu cảm thán sau :
a. Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
c. Chao ôi …mình thôi.
=> Vì có những từ ngữ cảm thán và bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói
Bài tập 2.Câu hỏi tu từ mang tính chất của câu cảm thán vì nó cũng bộc lộ cảm xúc
a. Lời thở than
b. Tâm sự của người chinh phụ
c. Tâm trạng bế tắc…
d. Sự ân hận
4 .Củng cố: Thế nào là câu cảm thán? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng.
5. Dặn dò : Làm bài tập 3; Soạn bài Câu trần thuật.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 87+88:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng văn thuyết minh.
- Vận dụng kiến thức đã học làm tốt bài tập làm văn số 5.
II. CHUẨN BỊ
GV: Ra đề, đáp án.
HS: Ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
ĐỀ BÀI
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
ĐÁP ÁN
* Mở bài (1 điểm)
Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ( tên, vị trí của thắng cảnh, thời gian tồn tại…)
* Thân bài (8 điểm)
- Ý nghĩa tên gọi ( 0,5 điểm).
- Giới thiệu, mô tả các bộ phận của thắng cảnh, vị trí của từng bộ phận (4 điểm).
- Quang cảnh chung của thắng cảnh (1 điểm).
- Gía trị kinh tế, văn hóa của thắng cảnh, vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người (2,0 điểm).
* Kết bài (1 điểm)
Hiện tại và tương lai phát triển của thắng cảnh.
@ Lưu ý: bài viết có bố cục rõ ràng, văn gọn, không mắc quá 5 lỗi chính tả ( 0,5 điểm).
Ký duyệt tuần 21
Ngày tháng năm 2008
Nguyễn Thanh Hòa
File đính kèm:
- Tuan 22.doc