- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thông và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùicủa tác giả đối với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 67,68: Kiểm tra tổng hợp học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 17
BÀI 17:
Tiết 65: Ông đồ
Tiết 66: Hướng dẫn đọc thêm: Hai chữ nước nhà
Tiết 67,68: Kiểm tra tổng hợp học kì 1
Tiết 65: ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
I.MỤC TIÊU
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thông và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùicủa tác giả đối với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, GA, tham khảo tư liệu khác có liên quan đến bài dạy
Học sinh: SGK, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Ổn định lớp:
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1
-Gọi HS đọc chú thích.
- Chú thích trên cho em hiểu gì về tác giả và bài thơ?
- Hướng dẫn HS đọc, Gv đọc một đoạn và gọi HS đọc tiếp
- Giải thích từ “Ôâng đồ”
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần?
* Hoạt động 2
- Gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu? ? Em có nhận xét gì về câu mở đầu bài thơ?
? Mọi người đánh giá như thế nào về câu đối của ông?
? Nhận xét hình ảnh ông đồ trong 2 khổ thơ đầu
- Đọc khổ thơ 3,4?
? Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ có còn nổi bật nữa không? Có điều gì khác với 2 khổ thơ trên?
? Em cảm nhận được điều gì từ 2 câu thơ: “Giấy đỏ…
… nghiên sầu”
? Thái độ của mọi người đối với sự có mặt của ông đồ như thế nào?
? Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ qua 2 khổ thơ này?
? Nhận xét về câu mở đầu và câu kết thúc của bài thơ?
- Mỗi năm…
- Năm nay…
? Tình cảm của tác giả thể hiệ như thế nào qua khổ thơ kết bài?
* Hoạt động 3
? Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ)
- 1 HS đọc.
- Trình bày.
- Lắng nghe và đọc theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 3 phần.
- 1 HS đọc.
- Nhận xét.
- Ngợi khen, trân trọng.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ và trình bày.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
- Dửng dưng.
- Tự nêu.
- Kết cấu đầu cuối tương xứng…
- Nhớ thương ,khắc khoải.
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm: SGK
2. Đọc
3. Chú thích
4. Bố cục
II. Tìm hiểu bài thơ
1.Hai khổ thơ đầu
- Hình ảnh Ông đồ đã trở thành thân quen không thể thiếu được trong mỗi dịp tết đến:
“ Mỗi năm…
…ông đồ già”
- Câu đối của ông được mọi người ngợi khen, trân trọng:
“Bao nhiêu người…
… rồng bay”
=>Ông đồ lúc này đang là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ.
2. Hai khổ thơ tiếp theo
- Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ, vẫn còn nổi bật, nhưng tất cả đã khác xưa:
“Nhưng mỗi năm…
… nay đâu”
- Nỗi buồn lan sang cả vật vô tri, vô giác: “Giấy đỏ…
…nghiên sầu”
- Mọi người không ai để ý đến sự có mặt của ông đồ:
“ông đồ …
… không ai hay”
=> Tất cả đều ở trạng thái động, chỉ có ông đồ và những gì liên quan đến ông (giấy, mực) là ở trạng thái tĩnh.
3. Tấm lòng của tác giả
Năm nay đào lại nở, tết lại về nhưng ông đồ đã không còn nữa => nhà thơ tiếc thương, khắc khoải
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK)
Củng cố
Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
5 . Dặn dò
- Soạn bài : Hai chữ nước nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 65,66:
Văn bản: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng thể thơ song thất lục bát.
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sgk, giáo án, tham khảo tài liệu
HS: Sgk, soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Đọc thuộc lòng bài thơ : Muốn làm thằng Cuội.
- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Đáp án:
+ Đọc đầy đủ, chính xác, ngắt nhịp đúng (6 điểm)
+ Trình bày được nội dung và nghệ thuật như phần ghi nhớ sgk /10 94 điểm)
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1
- Gọi HS đọc phần chú thích sgk.
? Trình bày đôi nét về tác giả và bài thơ.
* Hoạt động 2
- Khi đọc cần chú ý lột tả được cảm xúc khi nối tiếc, khi tự hào, khi căm uất, khi thiết tha.
- Câu song thất nhịp 3 /4 dứt khoát . Câu lục bát đọc chậm.
- Đọc mẫu và gọi HS đọc .
* Hoạt động 3
? Xác định bố cục của bài thơ.
? Bối cảnh không gian ?
? Hoàn cảnh éo le ?
? Nghệ thuât của đoạn thơ.
? Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
? Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
? Người cha nói với con điều gì? Nhằm mục đích gì?
- 1 HS đọc
- Trình bày.
- Lắng nghe .
- Nghe và đọc theo yêu cầu.
- 3 phần.
- Trình bày
- Trình bày
- Ước lệ tượng trưng.
- Như một lời trăng trối.
- Suy nghĩ trình bày.
- Trình bày.
I. Tác giả, tác phẩm
II. Hướng dẫn đọc
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn
- Bối cảnh không gian: ẢI Bắc, mây sầu, gió thảm…
- Hoàn cảnh éo le:….
- Tâm trạng của người cha:
“ Hạt máu nóng…
…tầm tã châu rơi”
=> Cách nói ước lệ tượng trưng gợi không khí thiêng liêng, trang nghiêm như lời trăng trối , xúc động lòng người.
2. Tình cảnh hiện tại của đất nước
- Bốn phương khói lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ…
-> Đau thương , tang tóc.
- Tâm trạng người cha đau đớn vò xé . Đó cũng là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của người dân Việt Nam mất nức đầu thế kỉ XX,
3. Lời trao gửi cho con
- Người cha nói đến thế bất lực của mình.
- Tin tưởng và tin cậy vào con thay mình trả thù nhà nợ nước.
* Ghi nhớ : sgk
4. Củng cố, dặn dò
_ Học thuộc thơ.
_ Chuẩn bị ôn tập.
Tiết 67, 68:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I.
- Củng cố kiến thức của HS .
II. CHUẨN BỊ
GV: ra đề, đáp án
HS: ôn tập theo đề cương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ổn định lớp
Tiến hành kiểm tra
ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm( 3 điểm). Hãy chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi chữ cái đầu câu ra giấy kiểm tra.
Câu 1:Tác giả bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là:
A. Phan Bội Châu B. Phan Châu Trinh
C. Tản Đà D. Trần Tuấn Khải
Câu 2: Văn bản Trong lòng mẹ thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Phóng sự
Câu 3:Tác phẩm nào không phải là truyện kí Việt Nam.
A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ C. Lão Hạc D. Hai cây phong
Câu 4: Truyện nào có đặc sắc nghệ thuật nổi bật là sự đảo ngược tình huống hai lần ?
A. Chiếc lá cuối cùng B. Hai cây phong C. Cô bé bán diêm D. Lão Hạc
Câu 5: Các nhà khoa học đã lên tiếng báo động về thuốc lá trên cơ sở nào ?
A. Phỏng đoán của các bác sĩ uy tiến. B. Hơn một vạn công trình nghiên cứu
C. Thực tế lâm sàng ở nhiều bệnh viện trong mấy chục năm.
Câu 6: Nhóm từ nào dưới đây thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” ?
A. em ruột, bạn thân B. cô, chú, bạn bè
C. ông, bà, mẹ D. em trai, em kết nghĩa
Câu 7: Câu Bài văn của bạn chưa được hay lắm có sử dụng biện pháp tu từ .
A. Nói quá B. Ẩn dụ C. Nói giảm, nói tránh D. Hoán dụ
Câu 8: Câu có dùng trợ từ:
A. bài viết này chính là của tôi. B. Cô ấy đóng vai chính.
C. Cuốn sách có kèm theo đính chính. D.Bài văn có ý chính, ý phụ.
Câu 9: Đặc điểm của câu ghép là:
A. Gồm hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. B. Mỗi cụm C-V là một vế câu.
C. Có nhiều cụm C-V. D. Cả ý A và B
Câu 10: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tức nước vỡ bờ là:
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Tự sự và miêu tả
Câu 11: Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là:
A. Tăng thêm chất tự sự. B. Làm cho câu chuyện sinh động và sâu sắc..
C. Tăng thêm tính chất nghị luận. D. Làm cho câu chuyện giản dị, dễ hiểu
Câu 12: Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:
A. Tìm hiểu đối tượng, xác định phạm vi tri thức về đối tượng.
B. Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
C. Ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.
D. Cả 3 ý trên.
II. Tự luận (7 điểm). Kể về kỉ niệm đối với một con vật nuôi.
ĐÁP ÁN
I. Tự luận (3 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
D
A
B
C
C
A
D
B
B
D
II. Trắc nghiệm ( 7 điểm)
* Mở bài (1 điểm)
- Có thểåû mở bài bằng nhiều cách nhưng cần giới thiệu được kỉ niệm ( vui, buồn…) đối với con vật nuôi cụ thể ( con vật gì).
* Thân bài (4,5 điểm)
Kể về kỉ niệm.
- Chuyện xả ra khi nào.
- Hình dáng, hành động của con vật.
- Diễn biến của câu chuyện.
* Kết bài (1 điểm). Tình cảm của em đối với con vật đó.
@. Trình bày (0,5 điểm) : Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, bố cục rõ ràn cân đối, văn gọn.
KÝ DUYỆT TUẦN 17
Nguyễn Thanh Hòa
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuan(18).doc