Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được vai trò của biểu diễn thông tin
- Nhận biết được cách biểu diễn thông tin trên máy tính; khái niệm bít, dữ liệu trong máy tính.
- Chỉ ra được quá trình xử lý thông tin trong máy tính.
2. Kỹ năng:
- Lấy được các ví dụ về biểu diễn thông tin phù hợp với các đối tượng dùng tin.
- Liên hệ thực tế về biểu diễn thông tin trong cuộc sống hàng ngày.
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4: Thông tin và và biểu diễn thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/8/2011
Ngày giảng: 6A:24/8;6B:25/8;
7A;7B..;8A.;8B.
Bài soạn
Tiết 4: Thông tin và và biểu diễn thông tin
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được vai trò của biểu diễn thông tin
- Nhận biết được cách biểu diễn thông tin trên máy tính; khái niệm bít, dữ liệu trong máy tính.
- Chỉ ra được quá trình xử lý thông tin trong máy tính.
2. Kỹ năng:
- Lấy được các ví dụ về biểu diễn thông tin phù hợp với các đối tượng dùng tin.
- Liên hệ thực tế về biểu diễn thông tin trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Chú ý, học hỏi, trao đổi và lấy ví dụ, liên hệ thực tế
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ về cách biểu diễn thông tin bằng các dãy bit.
III. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình.
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Nêu các dạng thông tin cơ bản? cho ví dụ.
? Biểu diễn thông tin là gì? ví dụ
- Các dạng thông tin cơ bản:
+ Văn bản: Sách, báo, tài liệu...
+ Âm thanh: Tiếng còi tàu, tiếng trống...
+ Hình ảnh: ảnh Bác Hồ...
- Biểu diễn thông tin là thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Vai trò của biểu diễn thông tin là gì? tại sao chúng ta lại phải biểu diễn thông tin? Trên thực tế biểu diễn thông tin diễn ra như thế nào chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
HĐ1: 1. Biểu diễn thông tin
- Mục tiêu:
+ Chỉ ra được vai trò của biểu diễn thông tin
+ Hiểu vai trò của biểu diễn thông tin. Liên hệ thực tế về biểu diễn thông tin
+ Lấy được các ví dụ về biểu diễn thông tin phù hợp với các đối tượng dùng tin.
- Thời gian: 10’
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
GV: Như chúg ta đã biết biểu diễn thông tin là gì và có c ác cách biểu diễn thông tin đối với các đối tượng khác nhau: người thường, người khiếm thị, khiếm thính...
? Tại sao chúng ta phải biểu diễn thông tin?
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về sự cần thiết phải biểu diễn thông tin.
? Họat động thông tin nào giúp cho thông tin được nhân rộng? Nhờ đâu mà hoạt động thông tin đó được thực hiện ?
GV: Để có thể truyền tải được thông tin thì chúng ta phải biểu diễn thông tin giữa người và người...
GV chốt lại:
? Từ xa xưa con người chúng ta hay dùng cái gì để biểu diễn thông tin?
? Nếu ta biểu diễn thông tin không theo một qui tắc hay không đúng với đối tượng thì có thể truyền và tiếp nhận thông tin cho đối tượng đó được hay không ? ví dụ.
GV: Nhấn mạnh vai trò của biểu diễn thông tin đúng đắn.
GV: Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ thực tế về biểu diễn thông tin có tính chất lưu trữ và chuyển giao thông tin.
? Biểu diễn thông tin có đến các hoạt động thông tin nào? ảnh hưởng đó ra sao?
GV chốt lại: Chính vì vai trò của thông tin như trên mà con người chúng ta không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới.
1. Biểu diễn thông tin
* Vai trò của biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin giúp chúng ta thể hiện được nội dung của chúng ta muốn truyền đạt.
- Muốn đi chơi thể thao thì chúng ta phaỉ xin phép bố, mẹ; muốn ăn cơm thì chúng ta đưa ra yêu cầu bằng lời nói để có cơm ăn.
- Hoạt động thông tin truyền (trao đổi thông tin) giúp cho thông tin được nhân rộng. Nhờ vào biểu diễn thông tin mà thông tin được nhân rộng.
- Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin.
- Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép chúng ta lưu giữ và chuyển giao thông tin.
- Các kí hiệu, con số, chữ viết, hình ảnh...
- Không thể truyền và tiếp nhận được.
Ví dụ: Ta không thể dùng cách biểu diễn thông tin dạng âm thanh cho người khiếm thính được...
- Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu trữ và chuyển giao thông tin.
- Học sinh lấy ví dụ.
* Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đến tất cả các hoạt động thông tin nói chung và xử lý thông tin nói riêng.
HĐ 2. Biểu diễn thông tin trên máy tính.
- Mục tiêu:
+ Chỉ ra được quá trình xử lý thông tin trong máy tính.
+ Nhận biết được cách biểu diễn thông tin trên máy tính; khái niệm bít, dữ liệu trong máy tính.
- Thời gian: 25’
- Đồ dùng: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
? Khi biểu diễn thông tin ta cần chú ý đến điều gì?
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
? Để máy tính trợ giúp cho con người chúng ta trong các hoạt động thông tin thì chúng ta phải làm gì?
? Máy tính có phải là thiết bị điện tử hay không? các thiết bị điện tử được điều khiển ntn?
GV: Cho học sinh quan sát cách điều khiển các thiết bị điện tử.
? Như vậy chúng ta biểu diễn thông tin ntn để máy tính có thể thực hiện được ?
GV: Giới thiệu cách biểu diễn thông tin trên máy tính. Gọi là dãy bit.
GV: Chốt lại.
? Hai kí tự tương ứng cho cái gì ?
? Quá trình xử lý thông tin được thực hiện ntn?
GV: Treo mô hình xử lý thông tin trên máy tính với cách biễu diễn thông tin trên.
GV: Giới thiệu thông tin được lưu trữ trên máy tính.
GV: Chốt lại cách biểu diễn thông tin trên máy tính và quá trình xử lý thông tin trên.
3. Biểu diễn thông tin trên máy tính.
- Khi biểu diễn thôg tin ta cần chú ý đến các đối tượng dùng tin là rất quan trọng.
- Khi biểu diễn thông tin cần chú ý đến đối tượng là người khiếm thị, khiếm thính
- Chúng ta phải biểu diễn thông tin dư ơí một dạng phù hợp cụ thể nào đó mà máy tính có thể thực hiện được.
- Máy tính là thiết bị điện tử, các thiết bị điện tử được điều khiển bởi các công tắc điều khiển như tắt, mở
- Quan sát.
- Chúng ta dựa vào các điều khiển tắt mở đó để biểu diễn.
* Máy tính ngày nay biểu diễn thông tin bằng các dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí tự 0 và 1
- Hai kí tự 0 và 1 tương ứng với hai trạng thái không hay có tín hiệu hoặc tắt hay đóng mạch điện.
* Quá trình xử lý thông tin trên máy tính được thực hiện theo hai quá trình:
- Biến đổi thông tin đưa vào máy thành các dãy bit.
- Biến thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng thông tin cơ bản quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
- Học sinh quan sát.
- Trong tin học thông tin được lưu trữ trên máy được gọi là dữ liệu.
* Nhờ có dãy bit mà ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản.
4. Củng cố, đánh giá: (4’)
- Tại sao biểu diễn thông tin trên máy tính
- Những vai trò của biểu diễn thông tin trong hoạt động thông tin hàng ngày của con người và trong hoạt động lưu trữ, chuyển giao và xử lý thông tin.
- Các phương tiện và công cụ biểu diễn thông tin: Loa, ti vi, hình ảnh...
5. Bài tập về nhà:(1’)
- Biểu diễn thông tin trên máy tính như thế nào? có khác so với biểu diễn thông tin với con người không?.
- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cần thiết cho bài học
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------
File đính kèm:
- T4.doc