Hôm nay, các em sẽ đến với xứ sở cư rơ - gưa - tan một nước Cộng hòa ở Trung Á, trước đây thuộc liên bang Xô Viết. Đây là một đất nước tươi đẹp, có núi đồi thảo nguyên, những dãy núi trập trùng. Ai - ma tốp là nhà văn nổi tiếng của cư - rơ gưx - tan. Tập truyện nổi tiếng được giải thưởng Lê - nin của ông là “Núi đồi và thảo nguyên”. “Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm của tập truyện đó. Hôm nay các em sẽ học phần trích của truyện, phần này có tên “Hai cây phong”.
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35+36: Viết bài tập làm văn số 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 9
BÀI 9:
Tiết 33+34: Hai cây phong.
Tiết 35+36: Viết bài tập làm văn số 02
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh hiểu rõ hai cây phong trong bài được miêu tả với tâm hồn đầy xúc động của người kể chuyện khi người ấy còn là họa sĩ.
Tiết 33+34:
Văn bản HAI CÂY PHONG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao nói chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của bác Bó, men ?
- Hãy phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
Giới thiệu bài mới :
Hôm nay, các em sẽ đến với xứ sở cư rơ - gưa - tan một nước Cộng hòa ở Trung Á, trước đây thuộc liên bang Xô Viết. Đây là một đất nước tươi đẹp, có núi đồi thảo nguyên, những dãy núi trập trùng. Ai - ma tốp là nhà văn nổi tiếng của cư - rơ gưx - tan. Tập truyện nổi tiếng được giải thưởng Lê - nin của ông là “Núi đồi và thảo nguyên”. “Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm của tập truyện đó. Hôm nay các em sẽ học phần trích của truyện, phần này có tên “Hai cây phong”.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu chú thích :
- Học sinh đọc chú thích
- Cho biết vài nét về tiểu sử Ai-ma-tốp và tóm tắt truyện “người thầy đầu tiên”
I. GIỚI THIỆU
1. Tác giả :
- Ai-ma-tốp sinh năm 1928
- Là nhà văn nổi tiếng của Cư- rơ - gưx - tan.
2. Tác phẩm
Trích truyện “Người thầy đầu tiên”
* Hoạt động 2 : Xác định 2 mạch kể lồng ghép
- Truyện có mấy mạch kể ?
(2 mạch kể : tôi, chúng tôi)
- Mạch kể xưng “chúng tôi” nhân danh ai ? và mạch kể xưng “tôi” em nghĩ là ai ?
Hãy xác định những đoạn văn có rạch kể xưng “tôi” và “chúng tôi”.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1. Hai mạch kể lồng ghép : (Vào năm học cuối cùng... chân trời xa thẳm biêng biếc kia”)
“Chúng tôi”, “bọn con trai” ngày ấy.
- Mạch kể “tôi” (từ đầu ... “chiếc gương thần xanh” và “tôi lắng nghe” ... hết)
“Tôi” ngày ấy còn là họa sĩ.
Trong 2 mạch kể, mạch kể nào quan trọng hơn ? Vì sao?
(Mạch kể “tôi quan trọng hơn vì “tôi” có mặt trong 2 mạch kể?”
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về mạch kể “chúng tôi”
Trong mạch kể này có 2 đoạn, hãy tóm tắt ý từng đoạn
2. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ
(Đoạn 1 : Hai cây phong và những trò chơi nghịch ngợm ở năm học cuối; Đoạn 2 : thế giới đẹp vô ngần mở ra nên ngọn phong)
Trong đoạn 1, hai cây phong liên qaun đến điều gì ? (Ký ức tuổi thơ)
Trong ký ức tuổi thơ, hai cây phong được kể và tả như thế nào ?
Em hãy nhận xét về cách tả hai cây phong trong đoạn này.
- Bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim..
- .... nghiêng ngã ... đung đưa ... chào mời ...
(Hai cây phong được tả rất gần gũi, thân thiết, như mời gọi)
=> Hai cây phong để lại cho người kể chuyện những ấn tượng khó quên về trò chơi nghịch ngợm của tuổi thơ.
- ... bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc, dịu hiền.
- Không chỉ có những trò nghịch phá, còn điều gì khiến bạn trẻ “ngây ngất, sửng sốt” (cảnh thiên nhiên)
- Đất rộng bao la ...
- ... làn sương mờ đục...
- .. thảo nguyên xa thẳm biêng biếc...
- Dòng sông lấp lách... như sợi chỉ bọc
- ... tiếng gió, tiếng lá thì thầm
- Vì sao nói cách miêu tả hai cây phong là cách miêu tả qua cái nhìn của một họa sĩ ? (miêu tả bằng hình ảnh, màu sắc)
-> Hai cây phong và quang cảnh được miêu tả dưới mắt nhìn của một họa sĩ.
=> Hai cây phong chỉ được phác thảo đôi ba nét nhưng đó là phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong khổng lồ, các mắt nấu những cành cây cao ngất ngang tầm cánh chim bay, bóng râm mát rượi, động tác nghiên ngã, đung đưa, những đàn chim chao đi chao lại . Chất họa sĩ ở người kể chuyện cũng tăng ở đoạn 2, vì ta hình dung cả bức tranh thiên nhiên với chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông, làn sương mờ đục, chuồng ngựa sông trong bé tí tẹo, mờ đục, lấp lánh, bạc ... làm tăng chất bí ẩn, quyến rũ của những miền đất lạ.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu mạch kể xưng “tôi”
- Chuyển sang mạch kể xưng “tôi”, hình ảnh nào được nhắc lại ? (Hai cây phong)
- Hai cây phong gắn liền với ai ?
- Hai cây phong trong mạch kể xưng “tôi” được kể và tả như thế nào ?
- Nguyên nhân nào khiến cho hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện ?
3. Hai cây phong và thầy Đuy - men :
- ... có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng.
(Vì nó gắn liền với thời thơ ấu cùng những kỷ niệm đẹp và còn là nhân chứng cho một câu chuyện cảm động về tình thầy trò)
- Tìm các chi tiết miêu tả hai cây phong, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp ta hình dung ra hai cây phong như thế nào?
(Biện pháp nhân hóa giúp ta hình dung 2 cây phong là 2 con người có tâm hồn và tiếng nói riêng).
- ... nghiêng ngã thân cây, lay động lá cành ... rì rào.
-... tưởng chừng như một làn sóng thủy triều ... như một tiếng thì thầm .
- ... im bặt một thoáng ... cất tiếng thở dài ... như thương tiếc .
- ... nghiên ngã tấm thân dẻo dai.
- ... reo vù vù .
* Câu hỏi thảo luận :
So sánh cách miêu tả 2 cây phong giữa 2 mạch kể :
=> Ở mạch kể “chúng tôi” hai cây phong được miêu tả qua mắt nhìn của người họa sĩ. Còn ở mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong vẫn được miêu tả qua mắt nhìn của họa sĩ nhưng ngoài ra còn có trí tưởng tượng, sự xúc động khiến việc miêu tả 2 cây phong sinh động, có hồn mang tính biểu cảm cao.
- Trong đoạn cuối mạch kể xưng “tôi” người họa sĩ thú nhận có một điều mà thuở ấy chưa hề nghĩ đến. Ai là người trồng 2 cây phong ? Người ấy đã nói gì, ước mơ gì, hy vọng gì? Vì sao ở làng tôi, người ta gọi là “Trường Đuy - sen”? hãy căn cứ vào phần chú thích để trả lời.
(Để nhớ ơn người đã mang lại ánh sáng văn hóa cho làng -> gọi là trường Đuy - sen)
III. GHI NHỚ (SGK)
4. Củng cố :
Tả lại 2 cây phong qua 2 mạch kể
5. Dặn dò
- Học thuộc đoạn văn : “Trong lòng tôi ... cháy rừng rực”
- Chuẩn bị bài “Ôn tập truyện ký”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 35-36: Bài viết số 2 :
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Nhắc học sinh chuẩn bị giấy
-Giáo viên chép đề lên bảng
Đề : Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích.
2.Những điều cần lưu ý
-Đọc thật kỹ đề bài xác định trọng tâm.
-Chữ viết phải đúng chính tả, dể đọc. Câu văn phải viết đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục.
-Làm bài xong phải kiểm tra lại, cần thiết sửa, bổ sung.
3.Xem học sinh làm bài
4.Thu bài: rút kinh nghiệm giờ làm bài.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Bai (9).doc