Bài giảng Tên bài: các loại hình chiếu

 - Học sinh hiểu và vận dụng được các quy ước của vẽ kỹ thuật.

- Vẽ được các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt của một số chi tiết đơn giản.

- Đọc đựơc bản vẽ chi tiết và bản vẽ sơ đồ.

- Giúp cho việc tiếp thu các môn học chuyên môn tốt hơn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tên bài: các loại hình chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ xây dựng Trường cao đẳng nghề cơ giới cơ khí xây dựng số i ------------a*b------------ Hồ sơ bài giảng: Lý thuyết Tên bài: Các loại hình chiếu Môn học: Vẽ kỹ thuật Họ và tên giáo viên: Trần Thị Minh Nguyệt Khoa: Cơ bản Xuân hoà, Tháng 5 Năm 2008 Chương trình môn học * Mục tiêu: - Học sinh hiểu và vận dụng được các quy ước của vẽ kỹ thuật. - Vẽ được các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt của một số chi tiết đơn giản. - Đọc đựơc bản vẽ chi tiết và bản vẽ sơ đồ. - Giúp cho việc tiếp thu các môn học chuyên môn tốt hơn. * Đề cương tổng quát. TT Tên chương Số tiết 1 Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật 8 2 Hình chiếu vuông góc 12 3 Hình chiếu vật thể 8 4 Hình cắt, mặt cắt 10 5 Hình chiếu trục đo 4 6 Bản vẽ chi tiết 10 7 Vẽ quy ước một số chi tiết thông dụng 5 8 Các mối ghép 6 9 Bản vẽ lắp 8 10 Bản vẽ sơ đồ 4 Tổng cộng: 75 Giáo án Lý thuyết Giáo án số:13 Thời gian thực hiện: 45’ Lớp: Số giờ đã giảng: 24t Thực hiện ngày:….…..tháng….…..năm…..….. Tên bài: Các loại hình chiếu + Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có khả năng: - Biết được vị trí và tên gọi các hình chiếu cơ bản. - Phân biệt được hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. I. ổn định lớp Thời gian: 1’ - Số học sinh vắng:………………… tên………………………………………. ………………………………………………………………...…………………………… ………………………………………………………………………………...……………… II. Kiểm tra bàI cũ : thời gian 3’ Trình bày nội dung của phương pháp các hình chiếu vuông góc. - Câu hỏi kiểm tra: 1 - Dự kiến học sinh kiểm tra Tên:……….. ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… Điểm:…..…... ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… III. giảng bàI mới: Thời gian: 35’ + Đồ dùng và phương tiện dạy học: - Giáo án, bài giảng, đề cương chương trình , tài liệu tham khảo. - Phấn, bảng. - Máy tính, Phần mềm Microsoft Powerpoint, Máy chiếu đa năng, Phông chiếu. + Nội dung, phương pháp: Stt Nội dung giảng dạy Phương pháp giảng dạy Thời gian Mở bài Liên hệ bài cũ 2’ Giảng bài mới I Các loại hình chiếu. 1 Khái niệm. Giảng giải 5’ 2 Các loại hình chiếu. 28’ a) Hình chiếu cơ bản. Giảng giải, trực quan, phát vấn b) Hình chiếu phụ. Giảng giải, trực quan, phát vấn c) Hình chiếu riêng phần. Giảng giải, trực quan phát vấn IV. Tổng kết bài Thời gian: 3’ Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian 1.Khái niệm hình chiếu của vật thể. 2.Hình chiếu cơ bản. Vị trí của các hình chiếu cơ bản 3.Hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần. 4.Giải đáp thắc mắc của học sinh Đàm thoại V. Câu hỏi, bài tập thời gian 2’ Nội dung Hình thức thực hiện Thời gian 1.Thế nào là hình chiếu cơ bản? Cách bố trí các hình chiếu cơ bản như thế nào? 2.Phân biệt hình chiếu phụ và hình chiếu riềng phần? 3.Bài tập. Thông báo VI. Tự rút kinh nghiệm (chuẩn bị, tổ chức, thực hiện) ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... Trưởng ban / trưởng tổ môn (Ký duyệt) Ngày…....tháng….….. năm……. Chữ ký giáo viên Bài giảng Hình chiếu của vật thể I.Các loại hình chiếu. 1.Khái niệm: Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn. Vật thể được đặt giữa mắt người quan sát và mặt phẳng chiếu. Vật thể được đặt sao cho các bề mặt của nó song song với bề mặt hình chiếu để hình chiếu của vật thể phản ánh được hình dạng thật của các bề mặt đó. Các hình chiếu phải giữ đúng vị trí sau khi gập các mặt phẳng hình chiếu trùng với mặt phẳng bản vẽ. Để đơn giản tiêu chuẩn quy định không vẽ các đường gióng, đường trục, không ghi ký hiệu bằng chữ, bằng số ở các đỉnh, các cạnh của vật thể. Những đường nhìn thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm, những đường khuất được vẽ bằng nét đứt. Hình chiếu của mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình chiếu của trục hình học của khối tròn được vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Hình chiếu của vật thể bao gồm hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ hình chiếu riêng phần. 2. Các loại hình chiếu: a)Hình chiếu cơ bản. TCVN5-78 quy định lấy 6 mặt của một hình hộp làm 6 mặt phẳng chiếu cơ bản. Hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản của vật thể. 4 1 2 3 5 6 5 4 6 3 1 2 1 2 3 6 4 5 Các hình chiếu cơ bản được sắp xếp và có tên gọi như sau: 1.Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng). 2.Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng). 3.Hình chiếu từ trái. 4.Hình chiếu từ phải. 5.Hình chiếu từ dưới. 6.Hình chiếu từ sau. (Vị trí các hình chiếu cơ bản) Nếu các hình chiếu từ trên, từ trái, từ phải, từ dưới và từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính như đã quy định như hình trên thì các hình chiếu đó phải ghi ký hiệu bằng chữ tên hình chiếu như chữ A trong hình vẽ sau. A A b)Hình chiếu phụ. Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có bộ phận nào đó nếu chiếu lên mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dạng và kích thước, như vật thể có mặt nghiêng. Hình chiếu riêng phần A A a) Hình chiếu phụ b) Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu bằng chữ tên hình chiếu như chữ A trên hình. Nếu hình chiếu phụ được đặt ở vị trí liên hệ chiếu trực tiếp ngay cạnh hình chiếu cơ bản có liên quan thì không ghi ký hiệu như (hình a). Để tiện bố trí các hình biểu diễn có thể xoay hình chiếu phụ về vị trí thuận tiện khi đó trên ký hiệu bằng chữ có vẽ thêm mũi tên cong như (hình b). c)Hình chiếu riêng phần. Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp không cần thiết phải vẽ toàn bộ hình chiếu cơ bản của vật thể như hình A và B của hình vẽ sau. Hình chiếu riêng phần được ghi chú như hình chiếu phụ. Phải có mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ cái chỉ tên hình chiếu như chữ A và B trên hình vẽ. Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lượn sóng như hình A hoặc không vẽ đường giới hạn nếu phần vật thể được biểu diễn có ranh giới rõ rệt như hình B. Nếu hình chiếu riêng phần được đặt ở vị trí liên hệ chiếu trực tiếp với hình chiếu cơ bản có liên quan thì không ghi ký hiệu.

File đính kèm:

  • doche thong thuy luc.doc
Giáo án liên quan