- Đọc đúng các từ: Lễ phép, lần nói dối, tặc lưỡi, giận dữ, sững sờ.
Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ khó: Tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng.
- Nội dung bài: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ có sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là 1 tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc tiết 12 : 2 chị em tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên cô vẫn nói dối.
+ Cô rất ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.
+ Vì cô cũng thương ba, cô ân hận vì mình phụ lòng tin của ba.
+ Nhiều lần cô chị nói dối ba.
- HS đọc.
+ Cô bắt chước chị cũng nói dối rồi để chị nhìn thấy và tức giận.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận mắng mỏ, thậm chí đánh hai chị em.
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
+ Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
- HS đọc.
- Vì cô em bắt chước mình nói dối, vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em...
+ Cô không nói dối ba đi chơi nữa.
+ Chúng ta không nên nói dối, nói dối là có hại làm mất lòng tin ở mọi người, anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng tới các em.
+ HS đọc.
- HS đọc bài.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Nhiều HS tham gia.
tập làm văn
Tiết 11: Trả bài văn viết thư
I- Mục tiêu
- Hiểu được những lối mà GV chỉ ra trong bài.
- Biết cách sửa lỗi do GV chỉ ra: về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Hiểu và viết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay.
II- Đồ dùng dạy – học.
- Bảng viết sẵn 4 đề tập làm văn.
- Giấy bút
III- Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Trả bài 12’
- Trả bài cho HS.
- Yêu cầu HS đọc lại bài của mình.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
+ Ưu điểm:
- Những HS viết bài tốt.
- Nhận xét chung về cả lớp đã xác định đúng kiểu bài văn viết thư, bố cục lá thư, các ý diến đạt.
+ Hạn chế:
- Những lỗi sai của HS.
B. Hướng dẫn HS chữa bài 20’
- HS nhận vở để chữa trực tiếp bài văn của mình.
- Đến từng bàn hướng dẫn nhắc nhở HS.
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả mà nhiều HS mắc phải sau đó gọi HS chữa bài.
- Gọi HS bổ xung nhận xét.
- Đọc những đoạn văn hay
- GV đọc đoạn văn.
- Sau mỗi bài gọi HS nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò.2’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS viết chưa đạt về viết lại
- HS nhận bài và đọc lại.
- Đọc lời nhận xét của GV.
- Đọc các lỗi sai trong bài viết và chữa vào bài.
- Đổi vở để bạn bên cạnh kiểm tra lại.
- Đọc lỗi và chữa bài.
- Bổ xung nhận xét.
- HS nghe.
- Nhận xét tìm ra cái hay.
luyện từ và câu
Tiết 12: Mở rộng vốn từ: Trung thực – tự trọng
I- Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng.
- Sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để nói tiếp.
II- Đồ dùng dạy – học
- Bảng viết sẵn bài tập 1.
- Thẻ từ, giấy bút.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 3’
- Gọi 2 HS thực hiện yêu cầu.
+ Viết 5 danh từ chung.
+ Viết 5 danh từ riêng.
- Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới.30’
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận và làm bài.
- Gọi HS ghép từ- HS khác nhận xét.
- Nhận xét kết luận.
- Gọi HS đọc bài hoàn chỉnh.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Tổ chức thi giữa hai nhóm: nhóm 1 đưa từ, nhóm 2 tìm nghĩa của từ và ngược lại.
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm.
- Gọi nhóm làm xong dán phiếu nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Gọi HS đọc lại 2 nhóm từ.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đặt câu
- Nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:2’
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1
- 2 HS thực hiện.
- 2 HS đọc- hoạt động theo cặp.
- Làm bài nhận xét bổ xung.
- Từ cần điền: Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- 2 HS đọc lại bài.
- 2 HS đọc- hoạt động nhóm.
- Thi giữa hai nhóm.
- Một lòng một dạ vì nghĩa: Trung nghĩa
- Ngay thẳng thật thà: Trung thực.
- Ăn ở nhân hậu thành thật...trung hậu...
- 1 HS đọc
- Hoạt động nhóm.
- Dán bài, nhận xét bổ xung.
+ Trung có nghĩa là ở giữa: Trung thu, trung bình, trung tâm
+ Trung có nghĩa là một lòng một dạ:
Trung thành, trung nghĩa, trung kiên...
- Tiếp nối nhau đặt câu
+ Đêm trung thu thật vui.
+ Bạn Minh là người trung thực.
+ Trần Bình Trọng là người trung nghĩa
tập làm văn
tiết 12: luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I- Mục tiêu
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt chuyện “ Ba lưỡi rìu”
- Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa chuyện.
- Lời kể tự nhiên sinh động, sãng tạo trong miêu tả.
- Nhận xét đánh giá được lời kể theo các tiêu chí đã nêu.
II- Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ3’
- Gọi HS đọc ghi nhớ tiết trước(54)
- Gọi HS kể lại phần thân đoạn.
- Gọi HS kể chuyện “ Hai mẹ con và bà tiên”?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới 30’
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: Gọi HS đọc đề bài.
- Dán 6 tranh minh hoạ như SGK yêu cầu HS quan sát đọc phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu truyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới bức tranh.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh kể lại cốt truyện “ Ba lưỡi rìu”
- GV sửa chữa cho HS, nhăc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
- Nhận xét tuyên dương HS kể hay.
Bài2: Gọi đọc yêu cầu.
- GV làm mẫu tranh 1
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc ý dưới bức tranh trả lời câu hỏi.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm với 5 bức tranh còn lại
- Gọi HS đọc nội dung phần câu hỏi của mình
- GV nhận xét ghi những ý chính lên bảng
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện
- Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố – dặn dò 2’
- Câu truyện nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết câu truyện vào vở
-4 HS thực hiện
-1 HS đọc
- Quan sát tranh, đọc thầm phần lời, trả lời câu hỏi.
-Truyện có hai nhân vật
-Kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi được Tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
- Khuyên chúng ta hãy trung thực thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 6 HS nối tiếp nhau đọc.
- 3 – 5 HS kể cốt truyện
-HS đọc
- Quan sát đọc thầm
-Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng nói: Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.
+ Chàng trai nghèo ở trần đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi đầu quấn 1 chiếc khăn nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1
-Nhận xét lời kể của bạn
-Hoạt động nhóm: Ghi câu trả lời vào giấy trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu.
-Mỗi nhóm cử 1HS thi kể 1 đoạn
-2-3HS kể toàn truyện.
tập đọc
tiết 13 : trung thu độc lập
I- Mục tiêu
- Đọc đúng các từ: Gió núi bao la, soi sáng, chi chít, mươi mười lăm năm nữa...
Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu các từ ngữ khó: Tết trung thu độc lập, trại , trăng ngàn, nông trường...
- Nội dung bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II- Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 3’
- Gọi 3 HS đọc phân vai bài chị em tôi và trả lời.
+ Em thích chi tiết nào trong chuyện nhất? Vì sao?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung?
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới : 30’
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- Gọi HS đọc chú giải,
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
b, Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc và trả lời
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
+ Đối với thiếu nhi tết Trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
+ Hình ảnh: Trăng mai còn sáng hơn, nói lên điều gì?
+ Em mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- ý chính của đoạn 3 là gì?
- Đại ý của bài này nói lên điều gì?
c, Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn.
- Giới thiệu đoạn văn: Ngày mai...vui tươi.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm HS.
- Tổ chức HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét cho điểm HS.
C. Củng cố – dặn dò 2’
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- 4 HS thực hiện
- HS đọc tiếp nối:
+ Đoạn 1: Đêm nay...các em
+ Đoạn 2: Anh nhìn...vui tươi.
+ Đoạn 3: Trăng...các em.
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Đọc thầm và trả lời
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+ Trung thu là tết của thiếu nhi rước đèn phá cỗ.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới các em nhỏ và tương lai của các em
+ Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi xuống đất nước chiếu sáng khắp thành phố làng mạc..
+Nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ.
- Đọc thầm và nói tiếp trả lời
+Cảnh đất nước tươi đẹp với nhà máy phát điện, cánh đồng lúa chín...
+Đêm trung thu đầu tiên đất nước còn nghèo, mơ về vẻ đẹp của đất nước hiện đại giầu có.
- Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
+ Tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
+ HS trả lời: mơ ước nước ta phát triển ngang tầm thế giới, không còn người nghèo và trẻ em lang thang...
+ Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
+ Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- 3 HS đọc
+ Đọc thầm và tìm ra cách đọc hay.
- HS đọc
- HS đọc toàn bài.
File đính kèm:
- Tap doc 2.doc