- Đọc đúng các tiếng , các từ khó : Hạt giống nẩy mầm, ngủ dậy , đáy biển ,mãi mãi .
-Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nhịp đúng theo ý thơ.
-Đoc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ
2-Hiểu nội dung bài thơ : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về các ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép là để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
3- Giáo dục hs luôn luôn có những ước mơ tốt đẹp qua những cử chỉ , lời nói và hành động hằng ngày
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc bài (tiết 15 ) nếu chúng mình có phép lạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
1-Bài cũ:
-Gọi 3 hs lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài : Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó.
-Nhận xét về nội dung truyện , cách kể , cho điểm .
2 Bài mới :
2.1 -Giới thiệu:
Trong tiết học này các em sẽ luyện phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian và cùng thi xem ai mở đoạn hay nhất.
2.2-Hướng dẫn làm bài tập:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi:
+Bức tranh minh hoạ cho truyện gì?.Hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện đó.
-Nhận xét ,khen ngợi hs ghi nhớ cốt truyện.
Bài 1 :
-Y/c hs đọc đề.
Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi.và viết câu mở đầu cho từng đoạn .
-Y/c 4 nhóm làm xong trước nộp phiếu .
-Y/c hs lên sắp xếp phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian
-Gọi hs nhận xét phát biểu ý kiến .
-Gv ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng hs vào bên cạnh.
--Kết luận về những câu mở đoạn hay.
Bài 2:
-Gọi hs đọc y/c.
-Y/c hs đọc toàn chuyện và thảo luận cặp đôi , trả lời câu hỏi.
+Các đoạn văn sắp xếp theo trình tự nào?
+Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy .
Bài 3 :
-Gọi hs đọc y/c.
-Em chọn câu chuyện nào đã học , đã kể?
--Y/c hs kể chuyện theo nhóm.
-Cho hs thi kể chuyện, lớp theo dõi.
- Nhận xét , ghi điểm .
3- Củng cố và dặn dò:
-Hỏi: +Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
-Nhận xét tiết học..
-Dặn hs về nhà viết lại một câu chuyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 hs lên bảng kể lại câu chuyện
-Hs lắng nghe.
+Bức tranh minh hoạ cho truyện Vào nghề.
Câu chuyênh kể về ước mơ đẹp của cô bé Va-li-a.
Một lần Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc.Em rất thích tiết mục “ cô gái phi ngựa , đánh đàn “ và ước mơ trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy .Em xin vào học nghề ở rạp xiếc , ông giám đốc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa . Em ngạc nhiên rồi cũng nhận lời . Em đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học. Về sau Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước .
-1 hs đọc đề.
-Hs thảo luận theo nhóm đôi.
-4 nhóm nộp phiếu .
-1 hs lên sắp xếp phiếu theo trình tự thời gian.
-Nhận xét phát biểu theo cách mở đoạn của mình.
-Đọc toàn bộ các đoạn văn , 4 hs tiếp nối nhau đọc.mình
-1 hs đọc đề -1 hs đọc toàn truyện ,
- thảo luận theo nhóm đôi.
+Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian : sự việc nào xảy ra trước thì kể trước ,sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
+Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
-1 hs đọc thành tiếng .
-Em kể câu chuyện :
+Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+Lời ước dưới trăng.
+Ba lưỡi rìu.
+Sự tích hồ Ba Bể.
+Người ăn xin….
Hoạt động theo nhóm 6 .
- 5 -6 hs thi kể chuyện .
-Lớp nhận xét .
TẬP LÀM VĂN : (TIẾT 16 ) LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I-Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
-Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
Có ý thức dùng từ hay, viết câu trau chuốt , giàu hình ảnh.
II- đồ dùng học tập:
-Tranh minh họa Ở vương quốc tương lai .
-Bảng phụ ghi sẵn chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III-Hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ;
-Gọi 1 hs lên bảng kể câu chuyện mà em thích.
- y/c hs nhận xét câu chuyện kể đã kể đúng trình tự chưa. Lời kể của bạn như thế nào?
-Nhận xét và cho điểm.
2-Bài mới :
2.1-Giới thiệu : Tiết học trước các em đã học luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian thì tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện theo 2 cách khác nhau: phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian.
2.2- Hướng dẫn hs làm bài:
Bài 1 :
-Gọi 1 hs đọc y/c.
-Hỏi: +Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay gián tiếp?
-Gọi 1 hs giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất.
-Nhận xét ,tuyên dương.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
-Treo tranh minh hoạ truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Y/c hs kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
-Tổ chức cho hs thi kể từng màn.
-Gọi hs nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
-Nhận xét ,ghi điểm .
Bài 2:
-Gọi hs đọc y/c.
-Hỏi: +Trong truyện Ở Vương quốc Tương
Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng
nhau không?
+Hai bạn đi thăm nơi nào trước nơi nào sau?-
Vừa rồi các em đã kể câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước ,sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tintin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau.Mi-tin đi thăm xưởng xanh còn Tin-tin thì đi thăm khu vườn kì diệu và ngược lại
-Y/c hs kể chuyện trong nhóm .
-Tổ chức cho hs thi kể về từng nhân vật.
-Gọi hs nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa?sáng tạo không?
-Nhận xét ,ghi điểm hs.
Bài 3 :
-Gọi hs đọc y/c của bài.
-Gv dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn1 đoạn2 (kể theo trình tự thời gian / kể theo trình tự không gian.
-Y/c hs nhìn bảng ,phát biểu ý kiến .
-Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
+Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi bằng từ ngữ chỉ địa điểm.
*Kể theo trình tự thời gian:
-Mở đầu đoạn 1 : Trước hết hai bạn rủ nhau
đến thăm công xưởng xanh.
-Mở đầu đoạn2: Rời công xưởng xanh Tin-
tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu
*Kể theo trình tự không gian:
-Mở đầu đoạn 1:Mi-tin đến khu vườn kì diệu
-Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở
khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến
công xưởng xanh.
3-Củng xố và dặn dò:
-Hỏi : +Có những cách nào để phát triển câu chuyện?+Những cách đó có gì khác nhau?
-Nhận xét tiết học .
Dặn về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo hai cách vừa học.
- 1 hs lên kể
-Hs nhận xét lời kể.
-Hs lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c đề.
+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp.
-1 hs kể mẫu.
Một hôm Tin-tin và Mi –tin đến thăm công xưởng xanh .Hai bạn thấy một em bé đang mang một cổ máy có đôi cánh xanh .Tin –tin ngạc nhiên hỏi :
-Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
-Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
-2 hs nối tiếp nhau đọc từng cách .Cả lớp đọc thầm.
-Hs quan sát tranh , 2 hs ngồi cùng bàn kể chuyện , sửa chữa cho nhau.
-3- 4 hs thi kể từng màn.
-Lớp nhận xét.
-1 hs đọc y/c đề.
+Tin-tin và Mi-tin đi thăm công xưởng
xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước , khu vườn kì diệu sau.
-Hs lắng nghe.
-2 hs ngồi cùng bàn kể chuyện , nhận xét bổ sung cho nhau( mỗi hs kể về một nhân
vật)
-3 – 5 hs tham gia kể chuyện
-Nhận xét về câu chuyện và lời kể của bạn.
-1 hs đọc y/c đề.
-Hs nhìn phiếu dán trên bảng.
-Hs phát biểu ý kiến.
-Lớp lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC: ( TIẾT 8 ) TIẾT KIỆM TIỀN CỦA.
( Thực hành )
I-Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức cho hs biết cần phải tiết kiệm vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.
- Giáo dục hs tiết kiệm ,giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi…trong sinh hoạt hằng gnayf.
-Biết đồng tình ủng hộ những hành vi ,việc làm tiết kiệm , không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của.
II-Đồ dùng học tập :
-Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1 :
1- Bài cũ:
-Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của ?
-Y/c hs lên nêu một số việc làm tiết kiệm và một số việc làm thể hiện sự không tiết kiệm của gia đình mình?
-Nhận xét ,tuyên dương.
II- Bài mới:
-Giới thiệu : Hôm nay cô sẽ ôn lại các kiến thức đã học ở bài Tiết kiệm tiền của qua hình thức thực hành và xử lí tình huống.
-Hs mở sgk.
-Gv tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm đôi
ở bài tập 4:
-Hỏi: + Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm?
+ Trong các việc làm đó việc nào thể hiện sự không tiết kiệm?
-Gv chốt lại và nhận xét .
* Hoạt động 2: Em xử lí thế nào?
-Tổ chức làm việc theo nhóm 6 , thảo luận nêu ra xử lí tình huống :
+ Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi . Tuấn sẽ giải quyết như thế nào?
+Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới trong khi chơi chưa hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
+ Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vỏ đang dùng còn nhiều giấy trắng . Cường sẽ nói gì với Hà?
-Y/c các nhóm lên trình bày dưới hình thức dựng tiểu phẩm.
-Các nhóm khác theo dõi ,nhận xét .
-Gv kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
+Kết luận chung: Y/c vài hs đọc to phần ghi
nhớ.
*Hoạt động nối tiếp:
-Thực hành tiết kiệm tiền của , sách vở , đồ dùng , đồ chơi, điện ,nước …trong cuộc sống hằng ngày.
- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi .
-Hs lắng nghe.
-Hs mở sgk.
-Thảo luận nhóm đôi.và cho ý đúng.
+ a, b , g , h , k là tiết kiệm tiền của.
+ c , d, đ, e là lãng phí tiền của.
-Hs thảo luận theo nhóm 6.
-Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi trò chơi khác .
-Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có , như thế mới đúng là bé ngoan.
-Hỏi Hà xem có tận dụng được không và khuyên Hà có thể viết tiếp vào vở đó sẽ tiết kiệm hơn.
-Theo dõi , nhận xét .
-Hs đọc ghi nhớ.
SINH HOẠT LỚP ( tiết 8 )
I/ SƠ KẾT TUẦN :
+Nhận xét tuần qua :hs đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu
xây dựng bài tốt như:Dung, Nga, Thục , Thảo , Nhi , Trường, Thảo Vy.
+ Tham gia công tác Đội tốt.
+Thực hiện hồi trống vệ sinh tốt.
+Truy bài đ ầu giờ t ương đối tốt
II/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI
+ƯU ĐIỂM:
+Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.: Tốt .
+Ghi chép bài đầy đủ.
+Tham gia mọi hoạt động.
TỒN TẠI
+Còn nói chuyện như: Cường , Duy , Thành. , Thiện
III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
+Thường xuyên theo dõi.phân công bạn bên cạnh nhắc nhở
IV PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN :
Theo dõi các HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi
Kiểm tra sách vở của Thu Như, Trí, Sơn, Na.
Ôn bài theo đề cương nhiều hình thức: Kiểm tra trên giấy, dò bài ,trác nghiệm.
Kiểm tra vệ sinh cá nhân : Đầu tóc , móng tay, áo quần khi ra vàoTHieenh
Thăm phụ huynh em : Thiện , Nhật Nam ( lúc 17 giờ ngày 26 /10/2005)
V /BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .
File đính kèm:
- Trun thudoclap8.doc