Mục tiêu.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- HS đọc trôi chảy toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ:Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ.
ii-Đồ dùng dạy học.
-Tranh SGK.
iii-các hoạt động dạy học.
272 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc bài Mẹ ốm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 .
- Ôn luyện viết đoạn văn tả cây xương rồng .
II - Đồ dùng dạy học.
Phiếu học tập.
Tranh cây xương rồng.
Bảng ép, bút dạ.
III - các hoạt động dạy học.
1-Giới thiệu bài.
2-Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS về chỗ chuẩn bị bài.
- HS lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm HS.
3-Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ cây xương rồng.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu:
+ Dựa theo những chi tiết mà bài văn trong SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết 1 đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng.
+ Đoạn văn tả rất tỉ mỉ về loài cây xương rồng, em cần đọc kĩ để có hiểu biết về cây xương rồng.
+ Chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả .
- HS viết đoạn văn.
- Một số em làm bảng ép.
- HS trình bày bài viết.
- Lớp và GV nhận xét.
- GV chấm điểm những bài viết tốt.
4-Củng cố-dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại đoạn văn vào vở.
…………………………………….
Ngoại ngữ
Giáo viên chuyên soạn, giảng
Kể chuyện
Tiết 35. Ôn tập tiết 4.
I - Mục tiêu.
Ôn luyện về các kiểu câu ( câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến )
- Ôn luyện về trạng ngữ .
II - Đồ dùng dạy học.
Phiếu học tập.
Tranh cây minh hoạ SGK.
Bảng ép, bút dạ.
III - các hoạt động dạy học.
1-Giới thiệu bài.
2-Bài tập 1, 2.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc truyện Có một lần . Tìm một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến .
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Một số em làm bảng ép.
- HS trình bày bài.
- Lớp và GV nhận xét.
+ Đáp án :
Câu hỏi : Răng em đau, phải không ?
Câu cảm : Ôi, răng đau quá !
Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi !
Câu khiến : Em về nhà đi !
Nhìn kìa !
Câu kể : Các câu còn lại trong bài.
3. Bài tập 3
- HS nêu yêu cầu.
- HS tìm câu có trạng ngữ chỉ thời gian và câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Một số em làm bảng ép.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Đáp án :
Câu có trạng ngữ chỉ thời gian : Có một lần, trong giờ tập đọc , tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm .
Chuyện xảy ra đã lâu.
Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn : Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm…
4-Củng cố-dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Tiết 70. Ôn tập tiết 5
I - Mục tiêu.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 .
- Nghe thầy, cô đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em .
II - Đồ dùng dạy học.
Phiếu học tập.
III - các hoạt động dạy học.
1-Giới thiệu bài.
2-Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS về chỗ chuẩn bị bài.
- HS lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm HS.
3-Nghe-viết bài “Nói với em ”.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV đọc bài thơ.
- HS đọc thầm bài thơ .GV nhắc các em chú ý cách trình bày từng khổ thơ, những từ ngữ mình dễ viết sai .
- HS luyện viết các từ khó : lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya…
- HS nói về nội dung bài thơ ( Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình thương yêu của cha mẹ ).
- GV đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- GV chấm điểm một số bài.
- Nêu nhận xét, chữa lỗi.
4-Củng cố-dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Quan sát hoạt động của con chim bồ câu.
Tập làm văn
Tiết 69. Ôn tập tiết 6
I - Mục tiêu.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 .
- Ôn luyện viết đoạn văn tả hoạt động của con vật 9 chim bồ câu ) .
II - Đồ dùng dạy học.
Phiếu học tập.
Tranh con chim bồ câu.
Bảng ép, bút dạ.
III - các hoạt động dạy học.
1-Giới thiệu bài.
2-Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS về chỗ chuẩn bị bài.
- HS lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm HS.
3-Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh con chim bồ câu.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu:
+ Dựa theo những chi tiết mà bài văn trong SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết 1 đoạn văn khác miêu tả hoạt động của con chim bồ câu.
+ Đoạn văn tả rất tỉ mỉ về con chim bồ câu, em cần đọc kĩ để có hiểu biết về con chim bồ câu.
+ Chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của bồ câu, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả .
- HS viết đoạn văn.
- Một số em làm bảng ép.
- HS trình bày bài viết.
- Lớp và GV nhận xét.
- GV chấm điểm những bài viết tốt.
4-Củng cố-dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại đoạn văn vào vở.
T7
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I-Mục tiêu.
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn,HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện )
II- Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu.
Bảng ép , bút dạ .
III- Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ : HS nêu ghi nhớ tiết trước.
Dạy bài mới.
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1;
HS đọc cốt truyện Vào nghề.
HS quan sát tranhminh hoạ :
GV yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên.
HS phát biểu, nhận xét .
+ Đáp án : Mỗi lần xuồng dòng đánh dấu một sự việc :
Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc .
va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét chuồng ngựa .
Va-li-a giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa .
Va-li-a trở thành diễn viên giỏi .
+ Bài tập 2: HS nêu yêu cầu
HS đọc nội dung bài tập.
HS đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề .
HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn .
HS tự làm bài.
Một số em làm bảng ép.
GV lưu ý HS :
+ Chọn viết đoạn nào phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn.
HS trình bày bài.
GV mời những HS khác đọc kết quả bài làm.
Nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, cho điểm.
Khen ngợi những em viết tốt.
Củng cố- dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I – Mục tiêu
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam .
II - Đồ dùng dạy – học
Bảng ép, bút dạ.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam .
III – Các hoạt động dạy học
A – Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
B – Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài
2-Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : - HS nêu yêu cầu của bài
GV lưu ý HS :
+ Bài ca dao có một số tên riêng không viết đúng quy tắc chính tả, các em đọc bài viết cho đúng các tên đó .
HS đọc nội dung bài, giải nghĩa từ Long Thành.
Lớp đọc thầm lại bài, phát hiện những tên riêng viết không đúng chính tả và sửa lại.
Một số em làm bảng ép.
HS trình bày bài.
Nhận xét , chữa bài .
+ Đáp án : Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót…
HS đọc lại bài thơ đã điền đúng.
Bài 2 :HS nêu yêu cầu.
GV giải thích trò chơi:
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố của nước ta-Viết lại các tên đó đúng chính tả.
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam , thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta- Viết lại các tên đó đúng chính tả.
- Một số em làm bảng ép, trình bày bài.
- Nhận xét kết luận bạn tìm được nhiều địa danh nhất.
- GV treo bản đồ Việt Nam .
- HS chỉ trên bản đồ địa danh mình vừa viết tên .
4 – Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học
Tập làm văn.
Luyện tập phát triển câu chuyện.
i-Mục tiêu.
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
Ii-Đồ dùng dạy-học.
Bảng ép, bút dạ.
iii-Các hoạt động dạy học.
A-Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn đã viết của cốt truyện Vào nghề.
B-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
2-Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc đề bài và các gợi ý.
GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề :
+ GV gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề : Trong giấc mơ em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
HS dọc thầm gợi ý 3 trả lời câu hỏi :
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ?
+ Vì sao bà tiên cho em 3 điều ước ?
+ Em thực hiện những điều ước như thế nào ?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc ?
HS suy nghĩ làm bài.
Một số em làm bảng ép.
- HS thực hành kể chuyện trong nhóm.
- GV hướng dẫn một số HS.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể, đặt câu hỏi cho bạn.
- GV nhận xét ,cho điểm.
Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
HS viết bài vào vở.
Một số em đọc bài viết.
GV nhận xét, cho điểm .
3-Củng cố-dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe.
T23
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I- Mục tiêu
Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II- đồ dùng dạy – học
Bảng ép, bút dạ .
Tranh cây gạo .
III- các hoạt động dạy – học
A : Kiểm tra bài cũ : HS đọc đoạn văn tả loại hoa hay thứ quả em thích .
B: Dạy bài mới .
1.Giới thiệu bài
2.Phần nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2,3 .
- HS đọc thầm bài cây gạo .
- HS quan sát tranh cây gạo .
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, chốt lại lời giải :
Bài văn gồm 3 đoạn .
Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo.
+ Đoạn 1 : Thời kì ra hoa.
+ Đoạn 2 : Lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3 : Thời kì ra quả.
3.Phần ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ trong SGK.
4.Phần luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm bài Cây trám đen, xác định đoạn và nội dung chính của đoạn
- HS phát biểu, nhận xét, kết luận.
+ Bài Cây trám đen gồm 4 đoạn.
Bài tập 2
- HS nêu yêu cầu .
- HS viết đoạn văn tả về lợi ích của một loài cây.
- Một số em làm bảng ép .
- HS trình bày bài, nhận xét, khen ngợi em viết tốt .
3. Củng cố – dặn dò :
GV nhận xét tiết học
File đính kèm:
- Tieng viet.4.doc