Các phân số thập phân đều được viết dưới dạng số thập phân.
Bất kỳ 1 STN nào cũng đều được viết dưới dạng số thập phân có phần thập phân là 0.
Bất kỳ một P/số nào cũng có thể viết được dưới dạng 1 số thập phân (có nhiều số gần đúng)
Phân số thập phân ở phần MS có bao nhiêu chữ số 0 thì ở phần thập phân có bấy nhiêu chữ số.
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Số thập phân các dạng toán điển hình về số thập phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Số thập phân
các dạng toán điển hình về số thập phân
I/ Lý thuyết:
1/ Kiến thức chung:
Các phân số thập phân đều được viết dưới dạng số thập phân.
Bất kỳ 1 STN nào cũng đều được viết dưới dạng số thập phân có phần thập phân là 0.
Bất kỳ một P/số nào cũng có thể viết được dưới dạng 1 số thập phân (có nhiều số gần đúng)
Phân số thập phân ở phần MS có bao nhiêu chữ số 0 thì ở phần thập phân có bấy nhiêu chữ số.
Ta có thể thêm (bớt) bất kỳ bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùn bên phải hoặc tận cùng bên trái của STP.
Lùi dấu phẩy sang trái 1, 2, 3 ….. chữ số thì ta đã giảm số đó đi 10, 100, 1000 …. lần.
Tịnh tiến dấu phẩy sang phải 1, 2, 3 …. chữ số thì ta đã tăng số đó lên 10, 100, 1000 …… lần.
2/ So sánh số thập phân:
So sánh từ phần nguyên rồi mới đến phần thập phân.
3/ Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân:
Viết theo mối liên hệ giữa các đại lượng trong cùng một bảng đo.
4/ Cộng số thập phân:
Khi cộng 2 STP ta viết các hàng đơn vị thẳng nhau, dấu phẩy thẳng hàng, cộng như đối với số tự nhiên , dấu phẩy ở tổng thẳng hàng dấu phẩy của các số hạng.
Khi cộng 1 STN với 1 STP ta coi STN là STP có phần thập phân là 0, đặt STN thẳng hàng với phần nguyên của STP và cộng bình thường như 2STP.
Tổng các STP không thay đổi khi ta thay đổi thứ tự các số hạng.
Tổng nhiều số thập phân không thay đổi khi ta thay đổi hai hay nhiều số hạng của tổng bằng tổng riêng của chúng.
Tổng của 2 số thập phân không thay đổi nếu ta thêm ở số hạng này và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.
5/ Trừ số thập phân:
Khi trừ 2STP ta đặt SBT trên ST các hàng đơn vị và dấu phẩy thẳng nhau, trừ bình thương như 2STN. Đối với trừ 1STP cho 1 STN hoặc 1STN cho 1 STP ta cũng thực hiện như đối với 2 STP coi STN là STP có phần thập phân là 0.
Hiệu của 2 số thập phân không thay đổi khi ta cùng thêm hoặc cùng bớt một lượng như nhau.
6/ Nhân số thập phân:
Khi nhân 2 STP ta nhân như đối với các STN, sau đó đếm xem ở phần thập phân của 2 số có bao nhiên chữ số thì đánh dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
7/ Chia số thập phân:
Khi chia 1 STP cho 1 STP ta đếm xem ở phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số thì lùi dấu phẩy ở số bị chia sang phải bấy nhiêu chữ số rồi chia. Khi lấy đến chữ số đầu tiên của phần thập phân để chia thì đánh dấu phẩy ở thương.
Khi chia 1 STN cho 1 STN còn dư thì thêm chữ số 0 vào phần dư và chia đồng thời đánh dấu phảy ở thương.
Khi chia 1STN cho 1 STP ta đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số thì ta thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào bên phải số bị chi rồi bỏ dấu phẩy của số chia rồ chia bình thường như 2 STN.
Khi chia 1 STP cho 1 STN ta chia bình thường khi nào lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân để chia thì đánh dấu phẩy ở thương. Hoặc đếm xem phần thập phân của số bị chia có bao nhiêu chữ số thì thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào số chia rồi chia bình thường như 2 STN.
* Lưu ý:
Cộng (trừ) cho 1: Thêm (bớt) 1 ở phần đơn vị của phần nguyên.
Cộng (trừ) cho 10: Thêm (bớt) 1 ở hàng chục của phần nguyên.
…..
Cộng (trừ) cho 0,1: Thêm (bớt) 1 ở hàng phần mười của phần thập phân.
Cộng (trừ) cho 0,01: Thêm (bớt) 1 ở hàng phần trăm của phần thập phân.
Nhân (chia) với 10: Tịnh tiến dấu phẩy sang phải (trái) 1chữ số.
Nhân (chia) với 100: Tịnh tiến dấu phẩy sang phải (trái) 2chữ số.
Nhân (chia) với 0,5: Ta chia (nhân) STP đó với 2.
Nhân (chia) với 0,25: Ta chia (nhân) STP đó với 4.
Nhân (chia) với 0,75: Nhân (chia) STP đó với 3 rồi chia (nhân) STP đó với 4.
II/ Bài tập:
1/ Bài tập 1: Viết sang STP:
a) 3/10; 3/1000; 7/100; 5/100; 687/100; 689/1000; 15/100;
b) ; ; ; ; ;
c) 8/20; 3/2; 4/5; 30/25; 101/125; 403/205
2/ Bài tập 2: Cho 4 chữ số 0; 1; 2; 3 hãy lập tất cả các STP mà phần thập phân có: một, hai, ba chữ số và ở mỗi số có đủ mỗi chữ số đã cho.
3/ Bài tập 3:
a) Viết thành các hỗn số có chứa P/số thập phân:
4,7; 6,43; 17,07; 315,705; 21,906.
b) Viết sang P/số thập phân:
0,7; 0,03; 0,006; 0,085; 0,103
c) Viết các số đo sau dưới dạng STP:
Tên đơn vị là mét: 36dm; 42cm; 6789cm; 3dm5cm7mm; 36dm5cm.
Tên đơn vị là kilôgam: 45hg; 432g; 8hg9g; 63hg7dag; 6g; 560dag.
4/ Bài tập 4: Tính nhanh
62,87 + 35,14 + 4,13 + 8,35 + 4,86 + 5,65
1,27 + 2,77 + 4,27 + 5,77 + 7,27 + 8,77 + 10,27 + 11,77 + 13,27 + 14,77
49,8 – 48,5 + 47,2 – 45,9 + 44,6 – 43,3 + 42 – 40,7
11,13 + 13,15 + 15,17 + 17,19 + 19,21 + 21,23 + 23,25 + 25,27 + 27,29 + 29,31 + 31,33
(Đ/s: a) 121; b) 80,2; c) 5,2; d)233,53)
5/ Bài tập 5: Cho 2 STP 14,78 và 2,87. Tìm số A sao cho khi thêm A vào số nhỏ và bớt A ở số lớn ta tìm được 2 số có tỷ số là 4.
(Đ/s: 0,66)
6/ Bài tập 6: Cho 2 STP 15,19 và 4,64. hãy tìm số A để khi cùng thêm A vào mỗi số đã cho thì được 2 số có tỷ số là 4.
(Đ/s: 0,62)
7/ Bài tập 7: Bốn người ăn 5 ngày, ngày ăn 2 bữa thì hết 18 kg gạo. Hỏi 9 người ăn 7 ngày, mỗi ngày ăn 3 bữa thì hết bao nhiêu kg gạo (mức ăn các bữa như nhau)
(Đ/s: 85,5kg)
8/ Bài tập 8: Tổng của 3 số là 7,7. Nếu lấy ST1 gấp lên 3 lần, ST2 gấp lên 5 lần thì tổng 2 số sẽ là 27,9. Tìm 2 số đó?
(Đ/s: 2,4 và 5,3)
9/ Bài tập 9: Tìm a,b. Biết: a,b x 9,9 = aa,bb
(Đ/s: 4,5)
10/ Bài tập 10: Tìm 1 STP biết rằng nếu chuyển dấu phẩy của nó sang phải 1 hàng rồi cộng với số phải tìm ta được 13,53.
(Đ/s: 1,23)
11/ Bài tập 11: Cho 2 số A và B. Nếu đem số A trừ 6,57 và đem số B cộng với 6,57 thì ta được 2 số bằng nhau. Nếu bớt 0,2 ở cả 2số thì được 2 số có tỷ số bằng 4. Tìm 2 số A và B.
(Đ/s: A = 17,72; B = 4,58)
12/ Bài tập 12: Tìm x. Biết:
a) x x 12,8 = 6,4; b) 17,3 : x = 69,2
c) 16,48 x x = 4,12; d) x : 12,8 = 1,6
¯¯¯¯¯
File đính kèm:
- Boi duong HS nang khieu Toan bac TH phan So thap phan.doc