Bài giảng Phòng, chống bệnh “tay - chân - miệng”

Bệnh “tay - chân - miệng” là một bệnh do virút đường tiêu hoá (vi rút đường ruột) gây nên, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng, và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng và lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối (nên gọi là bệnh “tay - chân - miệng” )

 1. Nguyên nhân gây bệnh: Do vi rút đường tiêu hóa (vi rút đường ruột)

 - Tác nhân thường gặp nhất là coxsakievirut A16: (ít gây biến chứng)

 - Đôi khi do Enterovirut 71: (thường hay gây biến chứng)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phòng, chống bệnh “tay - chân - miệng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH “TAY - CHÂN - MIỆNG” Giảng viên: Bs Lê Văn Toàn Bệnh “tay - chân - miệng” là một bệnh do virút đường tiêu hoá (vi rút đường ruột) gây nên, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng, và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng và lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối (nên gọi là bệnh “tay - chân - miệng” ) 1. Nguyên nhân gây bệnh: Do vi rút đường tiêu hóa (vi rút đường ruột) - Tác nhân thường gặp nhất là coxsakievirut A16: (ít gây biến chứng) - Đôi khi do Enterovirut 71: (thường hay gây biến chứng) 2. Dịch tễ học và triệu chứng: Đây là một bệnh dễ lây lan. Dịch bệnh “tay - chân - miêng” xảy ra khắp nơi trên thế giới, tần suất mắc bệnh cao trong mùa hè và đầu thu (bệnh chỉ lây giữa Người với Người) - Đường lây: từ Người sang Người do tiếp súc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh (Giai đoạn lây mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh) - Thời kỳ ủ bệnh thường 3-7 ngày, một hai ngày sau sẽ xuất hiện những nốt hồng ban vài mm nổi trên nền da bình thường sau đó trở thành bóng nước. Ở miệng có dạng vết loét đường kính 4 - 8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, tại vòm miệng hoặc ở lợi răng làm trẻ nuốt đau (triệu chứng này dễ nhầm với viêm loét miệng thông thường) - Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay,lòng bàn chân,cẳng chân hoặc ở cánh tay - Giai đoạn cấp: có thể kèm theo triệu chứng nổi hạch ở cổ, dưới hàm, ho, sổ mũi, tiêu chảy, nôn, buồn nôn. - Giai đoạn tiến triển: khi vi rút xâm nhập hệ thần kinh trung ương sẽ xuất hiện rối loạn tri giác: như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật (có thể tử vong hoặc hồi phục nhưng vẫn còn những rối loạn thần kinh kéo dài) - Bệnh “tay - chân - miệng” xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi (nhưng cũng có thể gặp ở người trưởng thành) 3. Chẩn đoán: - Dựa vào triệu chứng lâm sàng: với vị trí đặc trưng của ban đỏ và bọng nước (ở tay - chân - miệng và có thể ở mông ) - XN bệnh phẩm: sau 2 - 4 tuần mới có kết quả (XN chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và dịch tễ học ) * Chẩn đoán phân biệt: + Dựa vào tuổi, lời khai của bố mẹ và các triệu chứng điển hình (nốt ban, vị trí các bọng nước và đau khi thăm khám) để phân biệt với bệnh khác. + Trong bệnh “tay - chân - miệng”: Sự hiện diện bóng nước ở cả 03 vị trí: “tay - chân - miệng” giúp ta loại trừ bệnh lý khác 4. Điều trị : - Chưa có thuốc điều tri đặc hiệu bệnh: “ tay - chân - miệng”. - Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau bằng Paracetamol hay Acetaminophen (không được dùng Aspirin hoặc các thuốc chứa Aspirin) * Chế độ chăm sóc: + Vệ sinh thân thể hàng ngày: tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng không làm vỡ các bóng nước + Thay quần áo sạch sẽ hàng ngày + Cho trẻ súc miệng mỗi ngày; không nên chọc vỡ các bọng nước; không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da + Cho trẻ ăn,uống : đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước( nước trái cây , nước canh , nước cháo) - Hãy đưa ngay đến Bệnh Viên khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau: sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, bóng nước có mủ, máu, trẻ không chịu uống nước, da khô, mắt trũng, giảm cân,trẻ khó chịu hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu 5. Tiên lượng: - Bệnh “tay - chân - miệng” do Cosackievirut: thường tự khỏi sau 7-10 ngày, không cần điều trị, ít biến chứng. - Bệnh “tay - chân - miệng” do Enterovirut 71: Thường gây biến chứng viêm não, màng não có thể gây tử vong . - Các biến chứng khác như: Viêm cơ tim, viêm phổi 6. Phòng bệnh: - Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. - Biện pháp có tác dụng: là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau mỗi lần thay tã cho trẻ. - Những nơi bị nhiễm bệnh: Làm sạch trước tiên bằng xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch CloraminB. - Tránh tiếp xúc thân mật với người bệnh như ôm hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ 7. Phòng bệnh “ tay - chân - miệng” tại nhà trẻ, mẫu giáo: * Khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau: - Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp các vật dụng có dính phân trẻ - Che miệng khi ho và hắt hơi - Vệ sinh đồ chơi. Rửa thật kỹ rồi khử trùng các dụng cụ và bề mặt với dung dịch Cloramin B, thuốc tẩy. - Cho trẻ nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc biểu hiện loét miệng hoặc trẻ tiết nhiều nước bọt * Các biện pháp xử lý ổ dịch: Tại nhà trẻ, mẫu giáo - Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Khi có từ 02 trẻ trở lên trong một lớp mắc bệnh trong vòng 07 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối. - Cô giáo phải theo dõi trẻ sốt, phỏng nước để thông báo kịp thời - Đảm baỏ tất cả thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch - Làm sạch các dụng cụ vật dụng , đồ chơi..của trẻ bằng nước và xà phòng sau đó lau bằng Cloramin B 2% - Thường xuyên làm thông gió lớp học .

File đính kèm:

  • docPHONG CHONG BENH TAY CHAN MIENG.doc
Giáo án liên quan