Bài giảng Môn : toán giải toán có lời văn

Giúp học sinh nhận biết việc thường làm khi giải bài toán có lời văn:

 Tìm hiểu bài toán.

 +Bài toán đã cho biết những gì?Bài toán hỏi gì? (tức là bài toán đòi hỏi phải đi tìm gì?)

 *Giải bài toán.

 +Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi

 

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn : toán giải toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nhận biết việc thường làm khi giải bài toán có lời văn: Tìm hiểu bài toán. +Bài toán đã cho biết những gì?Bài toán hỏi gì? (tức là bài toán đòi hỏi phải đi tìm gì?) *Giải bài toán. +Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi +Trình bày bài giải (nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số) II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ chuẩn bị các bài tập SGK, các tranh vẽ trong SGK. -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài học. Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh làm: Bài 4: 2 em, 1 em viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán; 1 em giải bài toán. Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn trên bảng. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán, cho xem tranh rồi đọc bài toán. Hướng dẫn các em tìm hiểu đề bài Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì? Giáo viên ghi tóm tắt bài toán lên bảng Tóm tắt: Có : 5 con gà Thên : 4 con gà Có tất cả : ? con gà Hướng dẫn học sinh viết bài giải: Viết câu lời giải Viết phép tính (đơn vị đặt trong dấu ngoặc) Viết đáp số. Gọi học sinh đọc lại bài giải vài lượt. 4. Học sinh thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Hướng dẫn quan sát tranh vẽ rồi viết (nêu) số thích hợp vào mỗi chỗ chấm để có bài toán, dựa vào tóm tắt để giải bài toán. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Học sinh tự quan sát hình bài 2 để nêu bài toán. Giáo viên giúp đỡ các em để hoàn thành bài tập của mình. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Hướng dẫn quan sát tranh vẽ rồi đọc bài toán “Có 5 con vịt dưới ao và 4 con vịt trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?” Cho học sinh giải theo nhóm và nêu kết quả. 5.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò làm bài tập ở nhà và chuẩn bị tiết sau. Học sinh nêu. 2 học sinh giải bảng, học sinh khác theo dõi và nhận xét bài bạn. Học sinh nhắc tựa. Học sinh xem tranh và đọc đề toán SGK Cho biết: Có 5 con gà Hỏi: Nhà An có tất cả mấy con gà? Học sinh đọc bài giải mẫu Giải: Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà Học sinh nêu các bước khi giải bài toán có văn: B1: Viết câu lời giải B2: Viết phép tính (đơn vị đặt trong dấu ngoặc) B3: Viết đáp số. Học sinh viết tóm tắt và trình bày bài giải.Vào VBT, đọc bài làm cho cả lớp nghe. Học sinh tự giải và nêu bài giải Tổ em có tất cả là: 6 + 3 = 9 (bạn) Đáp số : 9 bạn Đàn vịt có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con) Đáp số : 9 con vịt Học sinh nêu tên bài và các bước giải bài toán có văn. Môn : Toán XĂNGTIMET – ĐO ĐỘ DÀI I.Mục tiêu : Giúp học sinh: - Có khái niệm ban đầu về đo độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimet (cm) -Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimet trong các trường hợp đơn giản. II.Đồ dùng dạy học: -Thước thẳng với các vạch chia thành xăngtimet (cm), từ 0 đến 20 cm -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GIÁO VIÊN Hoạt động HS 1.KTBC: Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập số 2. Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia từng cm). Giáo viên hướng dẫn cho học quan sát cái thước và giới thiệu: Đây là cái thước có vạch chia từng cm. Người ta dùng cái thước này để đo các độ dài đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0 (giáo viên chỉ cho học sinh nhìn vào vạch số 0 này). Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm, độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng 1 cm, làm tương tự như thế cho đến độ dài vạch 20 cm. Xăngtimet viết tắt là cm (giáo viên viết lên bảng). Chỉ vào cm và cho học sinh đọc. Giới thiệu các thao tác đo độ dài : Hướng dẫn đo độ dài theo 3 bước B1: đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. B2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xămet) B3: Viết số đo đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp) 3. Họïc sinh thực hành: (Luyện tập) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên lưu ý học sinh viết ký hiệu của xăngtimet là cm. Giúp học sinh viết đúng quy định. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Yêu cầu học sinh viết số thích hợp rồi đọc to cho cả lớp nghe. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm ở VBT rồi chữa bài tại lớp. Bài 4 Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh đo rồi ghi kết quả vào chỗ chấm thích hợp. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Học sinh nêu lại nội dung bài học. Học sinh làm ở bảng lớp bài 2. Học sinh khác nhận xét. Học sinh nhắc tựa. Học sinh theo dõi cái thước giáo viên hướng dẫn. Học sinh quan sát và làm theo. Học sinh thực hành trên thước để xác định các vạch trên thước đều bằng nhau, vạch này cách vạch kia 1 cm. Học sinh chỉ và đọc xăngtimet Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh làm (viết) VBT. Học sinh làm VBT và đọc kết quả. Học sinh làm VBT và chữa bài trên bảng lớp. Học sinh thực hành đo và nêu kết quả. Học sinh nêu tên bài, nhắc lại cách đặt thước, đomột đoạn thẳng và đọc kết quả đo được. Môn : Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : -Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ chuẩn bị bài 3 SGK. -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài học. Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh làm: Dãy 1: Đo và nêu kết quả chiều dài của sách toán 1. Dãy 2: Đo và nêu kết quả chiều rộng của sách toán 1. Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh hoạt động nhóm để nêu tóm tắt bài toán, viết vào chỗ chấm thích hợp. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hỏi: Muốn tính tất cả có mấy hình vuông và tròn ta làm thế nào? 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau. Học sinh nêu. Hai dãy thi đua nhau đo và nêu kết quả đo được theo yêu cầu của giáo viên. Dãy 1: Chiều dài sách toán 1 là: 24 cm Dãy 2: Chiều rộng sách toán 1 là: 17 cm Học sinh nhắc tựa. Học sinh đọc đề toán, quan sát tranh vẽ và nêu tóm tắt đề toán. Nêu câu lời giải: Trong vườn có tất cả là: hoặc: Số cây chuối trong vườn có tất cả là: 12 + 3 = 15 (cây) Đáp số : 15 cây chuối. Học sinh thảo luận nhóm và nêu (viết) tóm tắt và trình bày bài giải theo nhóm (thi đua giữa các nhóm) Tóm tắt: Có : 14 bức tranh Thêm : 2 bức tranh Có tất cả : ? bức tranh Giải Số bức tranh có tất cả là: 14 + 2 = 16 (bức) Đáp số: 16 bức tranh Học sinh nêu: Lấy số hình vuông cộng số hình tròn. Tìm lời giải và giải. Giải Số hình vuông và hình tròn có tất cả là: 5 + 4 = 9 (hình) Đáp số: 9 hình Môn : Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : -Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải toán có lời văn. -Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăngtimet. II.Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài học. Gọi học sinh đặt đề toán và giải theo sơ đồ tóm tắt sau: Tóm tắt: Có : 12 bức tranh Thêm : 5 bức tranh Có tất cả : ? bức tranh Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên gợi ý để học sinh viết tóm tắt bài toán và giải. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 1. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh đọc phần hướng dẫn mẫu 2 cm + 3 cm = 5 cm cho học sinh làm VBT và nêu miệng kết quả. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau. Học sinh nêu. Học sinh xung phong đặt đề toán và giải Giải Số bức tranh có tất cả là: 12 + 5 = 17 (bức) Đáp số: 17 bức tranh Học sinh nhắc tựa. Học sinh đọc đề toán, quan sát tóm tắt đề toán và ghi số thích hợp vào chỗ trống và giải. Giải: Số quả bóng An có tất cả là: 4 + 5 = 9 (quả bóng) Đáp số : 9 (quả bóng) Học sinh thảo luận nhóm và nêu (viết) tóm tắt và trình bày bài giải theo nhóm (thi đua giữa các nhóm) Tóm tắt: Có : 5 bạn nam Có : 5 bạn nữ Có tất cả : ? bạn Giải Số bạn của tổ em có tất cả là: 5 + 5 = 10 (bạn) Đáp số: 10 bạn. Học sinh tự giải vào VBT và nêu miệng kết quả cho lớp nghe. Học sinh đọc bài mẫu. Học sinh làm VBT và nêu kết quả. Học sinh nêu nội dung bài.

File đính kèm:

  • docTUAN 22.doc
Giáo án liên quan