Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần: 25 tiết 24: Ôn tập chương II - (tiết 1)

MỤC TIÊU:

 1 Kiến thức

- Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng các góc của một tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

 2. Kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, tính toán, vẽ hình .

3. Thái độ

 - Rèn tính chính xác, cẩn thận

 

docx4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần: 25 tiết 24: Ôn tập chương II - (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/2014 Ngày dạy: Tuần: 25 Tiết24: ÔN TẬP CHƯƠNG II- hình học (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1 Kiến thức - Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng các góc của một tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, tính toán, vẽ hình ... 3. Thái độ - Rèn tính chính xác, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK. Compa, thước thẳng, thước đo độ. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập. Soạn các câu hỏi ôn tập chương. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: xen trong giờ 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung I.Lý thuyết - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ôn tậplí thuyết mà giáo viên đưa ra. II.Bài tập Bài 1: Cho tam giác ADC cân tại A. Kẻ AE vuông góc với DC ( EÎDC ) a/ Chứng minh: DAED = D AEC b/ Giả sử AD = AC = 5cm, DC = 8cm. Tính độ dài AE c/ Trên tia đối của tia EA lấy điểm M sao cho EM = EA. Chứng minh D ADM cân d/ Chứng minh DM // AC GV cho HS đọc kĩ đề bài và vẽ hình theo yêu cầu đề bài. - 1 học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT, Kl. -GV Yêu cầu hs suy nghĩ trả lời từng câu hỏi. -GV yêu cầu HS phát biểu lại định lí Pytago để vận dụng vào làm câu b. ?Muốn chứng minh D ADM cân ta làm thế nào? HS: Xét DAEC và DMED có ED = EC ( cmt) EA = EM ( gt ) => DAEC = DMED ( c.g.c) => AC = DM ( hai cạnh tương ứng ) Mà AD = AC => AD = DM => D ADM cân Câu d :Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày. - Học sinh nhận xét. I.Lý thuyết 1. Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác: - Trong ABC có: - Tính chất góc ngoài: Góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó. 2. Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác: II.Bài tập Bài 1: Cho tam giác ADC cân tại A. Kẻ AE vuông góc với DC ( EÎDC ) a/ Chứng minh: DAED = D AEC b/ Giả sử AD = AC = 5cm, DC = 8cm. Tính độ dài AE c/ Trên tia đối của tia EA lấy điểm M sao cho EM = EA. Chứng minh D ADM cân d/ Chứng minh DM // AC a) Xét DvuôngAED và D vuông AEC có: AD = AC ( gt) AE: cạnh chung => DvuôngAED = D vuông AEC ( cạnh huyền - canh góc vuông) b) Vì DAED = D AEC nên ED = EC ( tương ứng) => ED = EC = DC: 2 = 8: 2 = 4cm Xét tam giác vuông ADE có : AD2 = ED2 + AE2 ( định lý Py –ta – go ) => AE2 = AD2 - ED2 AE2 = 52 – 42 AE2 = 25 -16 = 9 => AE = 3cm c) Xét DAEC và DMED có ED = EC ( cmt) EA = EM ( gt ) => DAEC = DMED ( c.g.c) => AC = DM ( hai cạnh tương ứng ) Mà AD = AC => AD = DM => D ADM cân d) Vì DAEC = DMED ( cmt ) => ( hai góc tương ứng) mà hai góc ở vị trí so le trong nên suy ra : DM // AC 4. Củng cố Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. 5.Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục ôn tập chương II. - Làm bài tập 106, 107 (tr111-SBT) Kiểm tra, ngày 22/2/2014.

File đính kèm:

  • docxtuan 26tu chon toan 7.docx