Bài giảng môn Hình học 7 - Tiết: 59: Đa thức một biến

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được cách viết kí hiệu đa thức một biến và hiểu cách sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến.

 - Học sinh hiểu rằng chỉ xác định bậc, hệ số . của đa thức khi đa thức đã được thu gọn.

 2. Kỹ năng:

 - Học sinh biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.

 - Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại 1 giá trị cụ thể của biến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Tiết: 59: Đa thức một biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 02-04-2014 Tiết: 59 ĐA THỨC MỘT BIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được cách viết kí hiệu đa thức một biến và hiểu cách sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến. - Học sinh hiểu rằng chỉ xác định bậc, hệ số ... của đa thức khi đa thức đã được thu gọn. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến. - Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại 1 giá trị cụ thể của biến. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phấn màu, bảng phụ. - Học sinh : SGK, nháp, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : Tính tổng các đa thức sau rồi tìm bậc của đa thức tổng. Học sinh 1: a) và Học sinh 2: b) và 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Ghi bảng HĐ1 : Đa thức một biến GV: - Em hãy cho biết mỗi đa thức trên có mấy biến là những biến nào. (phần KTBC) HS: đa thức A có 2 biến là x và y; đa thức B có 3 biến là x, y và z. HS: Viết đa thức có một biến x hoặc y Cả lớp làm bài ra giấy nháp – hai học sinh lên bảng cho VD GV: Cho nhận xét. - Giới thiệu: đó là các ví dụ về đa thức một biến Vậy em hiểu thế nào là đa thức một biến. HS: trả lời tại chỗ và đọc khái niệm trong SGK/ 41 GV: Cũng như khái niệm đơn thức và đa thức, mỗi số thực khác 0 cũng được coi là một đa thức một biến. - Giới thiệu cách viết các kí hiệu ..... HS: Củng cố hiểu cách viết các kí hiệu qua bài ?1 và ?2/ 41. HS: Làm ? 1 theo nhóm, sử dụng MTBT 1. Đa thức một biến Khái niệm: Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến. Ví dụ: A = (đa thức của biến y) B = 2x5 – 3x + 7x2 + 4x5 – 1 (đa thức của biến x) Chú ý: mỗi số cũng được coi là đa thức một biến. - Kí hiệu A(y): A là đa thức của biến y B(x) : B là đa thức của biến x - Kí hiệu A(-1) là giá trị của đa thức A(y) tại y = -1 HS: Làm ?2 cá nhân tại chỗ GV: Khắc sâu cho HS hiểu và diễn đạt đúng các kí hiệu .... HS: Quan sát đa thức A và B cho biết luỹ thừa cao nhất của biến trong đa thức – Trả lời tại chỗ GV: Do đó ta nói rằng đa thức A(y) có bậc 2 và đa thức B(x) có bậc 5 GV: Vậy bậc của đa thức một biến là gì. HS: Đứng tại chỗ trả lời. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK HĐ 2 Sắp xếp một đa thức : GV: Yêu cầu làm ?3 HS:- Làm theo nhóm ra bảng phụ GV: Có mấy cách để sắp xếp các hạng tử của đa thức. - Để sắp xếp các hạng tử của đa thức trước hết ta phải làm gì. HS: Ta phải thu gọn đa thức. HS:Làm ?4 - Cả lớp làm bài ra giấy nháp Giáo viên giới thiệu đa thức bậc 2: ax2 + bx + c (a, b, c cho trước; a0) HS: Chỉ ra các hệ số trong 2 đa thức trên. - Đa thức Q(x): a = 5, b = -2, c = 1; - Đa thức R(x): a = -1, b = 2, c = -10. B (-2) là giá trị của đa thức B tại x = -2 Vận dụng: Ta có Ta có: B = 6x5 – 3x + 7x2 – 1 Vậy Đa thức A(y) có bậc 2 Đa thức B(x) có bậc 5 2. Sắp xếp một đa thức - Có 2 cách sắp xếp + Sắp xếp theo luỹ thừa tăng dần của biến. + Sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến. - Vận dụng: ( là các đa thức bậc 2 của biến x) HĐ 3. Hệ số GV: giới thiệu hằng số (gọi là hằng) HS: - Học sinh đọc SGK GV: Hãy tìm hệ số của các luỹ thừa bậc 5; 3; 1 HS: Hệ số của luỹ thừa bậc 5; 3; 1 lần lượt là 6 ; 7 và -3 GV: Tìm hệ số của luỹ thừa bậc 4, bậc 2 HS: hệ số của luỹ thừa bậc 4; 2 là 0. GV: Khắc sâu và củng cố cách xác định hệ số và hạng tử tự do của đa thức một biến đã thu gọn 3. Hệ số Xét đa thức - Hệ số cao nhất là 6 - Hệ số tự do là Chú ý: Thi “Về đích nhanh nhất” 4. Củng cố - luyện tập: GV: Cho hs nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học qua bảng ghi HS: Học sinh làm bài tập 39, 42, 43 (tr43-SGK) Bài tập 39 a) b) Các hệ số khác 0 của P(x) là: luỹ thừa bậc 5 là 6, ... Bài tập 42: 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ: Nắm vững cách sắp xép, kí hiệu đa thức một bién. Biết tìm bậc của đa thức và các hệ số. Làm các bài 40, 41 (tr43-SGK) Bài tập 34 37 (tr14-SBT) - Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị trước bài mới “Cộng trừ đa thức một biến”. 

File đính kèm:

  • docDAI SO TIET 59.doc