Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Thường thức phòng tránh một số loại bom - đạn và thiên tai - Lê Chánh Tân

1). Phê duyệt giáo án :

 Bài : Binh Khí Súng Tiểu Liên AK

 Tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn súng tiểu liên AK

 Của : LÊ CHÁNH TÂN

 Là giáo viên GDQP của trường THPT Chu Văn An

2). Địa điểm phê duyệt :

 + Tại : Phòng BGH Trường THPTTHPT Chu Văn An.

3). Nội dung phê duyệt :

 a). Nội dung giáo án :

 - Tính năng, cấu tạo các bộ phận chính của súng

 - Sơ lược chuyển động của súng

 - Qui tắc sử dụng và bảo quản súng

 - Tháo, lắp súng thông thường ban ngày

 - Ngắm bắn

 - Tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn súng tiểu liên AK

 - Bắn mục tiêu cố định

 b). Khi thực hành giảng :

 - Tính năng chiến đấu

 - Tháo, lắp súng thông thường ban ngày

 - Tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn súng tiểu liên AK

 - Ngắm bắn

4). Kết luận :

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Thường thức phòng tránh một số loại bom - đạn và thiên tai - Lê Chánh Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cánh tay phải mở tự nhiên, không nâng lên hay mở rộng quá và không khép quá. - Hai khuỷu tay tuỳ theo tư thế bắn mà tỳ cho thích hợp để giữ súng được chắc. Khi nằm bắn có thể tỳ trên mặt đất hay bệ tỳ. v Ngắm bắn : Khi lấy đường ngắm má áp vào báng súng vừa phải, để đầu đỡ rung, không gối má vào báng súng, mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải lấy đường ngắm đúng như đã học. v Bóp cò : - Dùng phần cuối đốt thứ nhất của ngón trỏ tay phải để bóp cò, mặt trong của ngón trỏ không áp vào tay cầm, bóp cò phải từ từ, đều, thẳng về phía sau theo hướng trục nòng súng cho đến khi đạn nổ. - Khi bóp cò nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp cò, ngón tay trỏ giữ nguyên vị trí và áp lực trên tay cò, chỉnh lại đường ngắm và tiếp tục bóp cò. - Không bóp cò vội vàng làm súng đột nhiên rung động mạnh, bắn sẽ không đạt kết quả cao. - Trong quá trình bóp cò phải điều chỉnh đường ngắm đúng. Muốn vậy phải ngừng thở để người bớt rung động theo nhịp hít vào thở ra, để chọn nhịp ngừng thở trong khoảng trống giữa hít vào và thở ra. 3). Động Tác Thôi Bắn : a). Khẩu lệnh : “Thôi bắn, tháo đạn, đứng dậy”, khẩu lệnh không có dự lệnh. b). Động tác : Khi nghe dứt động lệnh, tay phải tháo hộp tiếp đạn ở súng trao cho tay trái, dùng ngón cái tay phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau, ngón trỏ lươt trên cửa thoát võ đạn, 3 ngón con khép lại chắn cửa thoát võ đạn hứng viên đạn từ trong buồng đạn ra, lắp viên đạn vào hộp tiếp đạn. Lấy hộp tiếp đạn không có đạn lắp vào súng, lấy hộp tiếp đạn có đạn cất vào túi đựng đạn, bóp cò, gạt cần định bắn về vị trí an toàn. Sau đó ta thực hiện 3 cử động : § Cử động 1 :Tay phải nắm ốp lót tay, người hơi nghiêng sang trái, đùi trái co ngang thắt lưng, tay phải đưa súng đặt trên đùi trái, đồng thời tay trái thu về úp trước ngực. § Cử động 2 :Tay phải đưa súng đặt bên hông phải đồng thời dùng sức của tay trái và hai chân đẩy người đứng dậy, chân phải bước lên một bước ngang với bàn tay trái, đồng thời xoay mũi bàn tay trái về trước, chân trái duỗi thẳng. § Cử động 3 : Dùng sức của tay trái và hai chân đẩy người đứng dậy, kéo chân trái lên sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. C/. Những Điểm Chú Ý : Khi nằm xuống, bàn tay trái chống xuống đất trước mũi chân phải khoảng 20 cm, hạ khuỷu tay, đùi trái thân người sẽ tạo hợp với hướng bắn 1 góc tư 20 à 300. PHẦN III : NGẮM CHỤM 1). Ý nghĩa : - Giúp người học biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hoặc điểm ngắm sang phải, sang trái , cao hay thấp để quá trình tập luyện rèn luyện sữa chữa. - Giúp người dạy biết được từng người mà sửa chữa giúp đỡ trong quá trình huấn luyện. 2). Tập ngắm chụm : Thứ tự luyện tập theo các bước sau : - Người phục vụ làm các việc : Cắm bảng bia có dán giấy trắng ở cự ly 10m (địa hình bằng phẳng) rồi ngồi sang phải hoặc trái quay mặt vào bia phục vụ ngắm : Tay phải cằm đồng tiền di động, 3 ngón tay ( ngón cái, trỏ và ngón giữa ) cầm cán đồng tiền, ngón đeo nhẫn và ngón út tỳ lên thành hoặc kẹp phía sau bảng bia để tránh rung động; đầu tiên đặt đồng tiền vào một góc bảng bia ngắm chụm. - Người tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn; đặt súng lên bệ, điều chỉnh súng thẳng hướng bia và bắt đầu ngắm; khi ngắm, một tay chống vào cằm đỡ cho đầu khỏi rung, một tay điều chỉnh súng đưa đường ngắm cơ bản vào chính giữa mép dưới vòng đen của đồng tiền (không tỳ súng vào vai); khi được buông tay khỏi súng (không đụng vào súng); sau đó hô “Chấm”. - Người phục vụ : giữ đồng tiền nguyên vị trí, dùng bút chì vót nhọn chấm thẳng góc qua lỗ ở tâm điểm đen của đồng tiền vào bia, sau đó đưa đồng tiền ra chỗ khác cách điểm vừa chấm khoảng 2-4 cm. - Người tập : Không động vào súng, hai tay chóng vào má để đầu khỏi rung, ngắm vào đường ngắm và điều khiển người phục vụ đưa đồng tiền về vị trí ngắm lần đầu (có thể dùng ký hiệu hoặc lời nói). Khi điểm đen của đồng tiền vào đúng đường ngắm cũ thì hô “Chấm”. Cứ như thế ngắm tiếp lần 3. - Người phục vụ : Sau mỗi lần “Chấm” lại đưa đồng tiền ra khỏi vị trí “Chấm” như lần đầu. Sau khi người tập ngắm xong 3 lần, người phục vụ dùng bút chì khoanh 3 điểm vừa chấm đánh số lần ngắm rồi dùng 3 lỗ kiểm tra kết quả trong đồng tiền để đo độ chụm đã đánh dấu trên bia và báo cho người tập biết thành tích ngắm theo tiêu chuẩn : + Giỏi : Chụm trong lỗ có đường kính 2mm + Khá : Chụm trong lỗ có đường kính 5mm + Đạt : Chụm trong lỗ có đường kính 10mm v Chú ý : Ngắm từ lần 2 trở đi nếu làm sai vị trí súng hoặc vị trí bảng bia phải tập lại từ đầu. KẾT LUẬN Qua nghiêng cứu bài binh khí súng tiểu liên AK, tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn, yêu cầu học sinh nắm vững cấu tạo, tính năng chiến đấu, chuyển động gây nổ và thành thạo động tác tháo – lắp súng, tư thế động tác bắn, ngắm bắn. Do đó các em cần phải tích cực tập luyện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện sau này. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP I/. NỘI DUNG : - Tính năng chiến đấu cấu tạo của súng - Tháo – lắp thông thường ban ngày - Tư thế động tác chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn - Ngắm chụm II/. THỜI GIAN : 540 phút III/. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP : 1). Tổ Chức : Chia lớp thành 4 nhóm luyện tập 2). Phương Pháp : * Nhóm 1: - Ôn luyện tính năng chiến đấu, cấu tạo súng - Thời gian : 30 phút - Tập theo 2 bước : + Bước 1 : Từng người tự nghiên cứu bài học (15 phút) + Bước 2 : Tổ trưởng nêu câu hỏi và gọi từng thành viên trong tổ lên trả lời kết hợp với tranh vẽ, mô hình. * Nhóm 2: Tháo lắp thông thường ban ngày - Thời gian : 30 phút - Tập theo 3 bước : + Bước 1 : Từng người tự nghiên cứu động tác ( 5 phút ) + Bước 2 : Tổ trưởng hô cho tiểu đội tháo – lắp chậm từng bộ phận. Giáo viên quan sát sữa sai ( 10 phút ) Bước 3 : Tổ trưởng hô cho tiểu đội tháo – lắp nhanh tính thời gian (15phút ) * Nhóm 3: Nằm bắn có tỳ - Thời gian : 30 phút - Tập theo 2 bước : + Bước 1 : Từng người tự nghiên cứu động tác ( 10 phút ) + Bước 2 : Tổ trưởng gọi từng thành viên trong tổ thực hiện động tác, Giáo viên quan sát sữa sai ( 20 phút ) * Nhóm 4 : Tư thế động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn. - Thời gian : 30 phút - Tập theo 3 bước : + Bước 1 : Từng người tự nghiên cứu động tác ( 5 phút ) + Bước 2 : Tổ trưởng cho tiểu đội tập luyện hô từng cử động động tác, Giáo viên sữa sai động tác, nâng dần nhịp độ tập luyện cho đến khi thành thạo động tác ( 15 phút ). + Bước 3 : Tổ trưởng hô khẩu lệnh tùng học sinh thực hiện nhanh liên hoàn các động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn tháo đạn, khám súng, đứng dậy ( 10 phút ). * Sau 30 phút đổi nhóm tập luyện IV/. ĐỊA ĐIỂM : - Nhóm 1 : Điểm tập số 1 - Nhóm 2 : Điểm tập số 2 - Nhóm 3 : Điểm tập số 3 - Nhóm 4 : Điểm tập số 4 V/. VẬT CHÂT BẢO ĐẢM : - Nhóm 1 : Tranh vẽ súng đạn, giá treo mô hình súng đạn Súng AK thật - Nhóm 2 : Súng AK thật, bàn tháo – lắp súng, giẽ lau - Nhóm 3 : Súng AK thật, bao cát, bia số 4, bạt trải. - Nhóm 4 : Súng AK thật, bao cát, bia số 4, bạt trải. VI/. KÝ TÍNH HIỆU LUYỆN TẬP : Sử dụng còi kết hợp với khẩu lệnh trực tiếp. - Một hồi còi dài bắt đầu tập. - Hai hồi còi đổi tập. - Ba hồi còi thôi tập về vị trí tập trung. VII/. NGƯỜI PHỤ TRÁCH : - Phụ trách chung là giáo viên. - Phụ trách trên các điểm tập là lớp trưởng, các tổ trưởng. KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN I/. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 1). Mục Đích : - Kiểm tra nhận thức của học sinh về cấu tạo, tính năng của súng đạn, chuyển động gây nổ của súng đạn. - Đánh giá : + Khả năng tháo – lắp + Lấy được đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng - Thành thạo động tác bắn, bắn, thôi bắn 2). Yêu cầu : - Thành thạo : + Tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng đạn + Tháo – lắp thông thường ban ngày + Tư thế động tác bắn, bắn, thôi bắn - Đạt : + Giỏi : 70 % + Khá : 20 % + TB : 10 % II/. NỘI DUNG : - Tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng đạn - Tháo – lắp thông thường ban ngày - Tư thế động tác bắn, bắn, thôi bắn III/. THỜI GIAN : 90 phút IV/. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP : 1). Tổ chức : Lấy đội hình lớp để kiểm tra 2). Phương pháp : - Về lý thuyết : Đặt câu hỏi để trả lời - Về thực hành : + Người kiểm tra chuẩn bị súng chờ lệnh và tự tháo – lắp, khi hoàn thành phải có khẩu lệnh “Xong” để tính thời gian. + Người kiểm tra chuẩn bị súng và thực hiện động tác, tự hô khẩu lệnh khi thực hiện từng cử động của động tác “Nằm chuẩn bị bắn, bắn, thôi bắn” V/. THÀNH PHẦN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA : - Thành phần : Giáo viên và Học sinh K11 - Đối tượng : Học sinh K11 VI/. ĐỊA ĐIỂM : Sân trường THPT Lưu Tấn Phát. VII/. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM : Bàn kiểm tra, bàn tháo – lắp, Súng AK, giẽ lau, bao cát, bia số 4, bia ngắm chụm, bạt.

File đính kèm:

  • docGDQP(8).doc