Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Kỹ thuật cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

I/. MỤCH ĐÍCH – YÊU CẦU :

1). Mục Đích : Giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng biện pháp đơn giản dễ thực hiện.

2) Yêu Cầu :

 - Nắm đại cương một số tai nạn thường gặp và triệu chứng biểu hiện

 - Biết cách xử trí cấp cứu, băng bó vết thương một số tai nạn thường gặp.

 - Tích cực tập luyện, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.

II/. NỘI DUNG :

 - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường

 - Băng vết thương.

III/. THỜI GIAN :

 -Thời gian toàn bài : 5 tiết ( 225 phút)

 - Thời gian lý thuyết : 1 tiết (45 phút)

 - Thời gian luyện tập : 3 tiết (135 phút)

 - Thời gian kiểm tra kết thúc 1 tiết (45 phút)

IV/. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP :

1) Tổ Chức :

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Kỹ thuật cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sớm chỉ vài phút đến vài giờ sau khi ăn : + Đau bụng dữ dội, nôn và tiêu chảy rất nhiều lần trong ngày. + Ngứa và phát ban khắp người, càng gãi càng ngứa, toàn thân mẫn đỏ và nổi lên các nốt ban. Có khi tạo thành từng mảng đỏ hồng bằng đồng xu, mi mắt sưng húp, bàn tay căng mọng. + Trường hợp nhẹ có thể vài giờ sẽ khỏi, trường hợp nặng có thể hôn mê rồi chết. c). Cấp cứu ban đầu và đề phòng : * Cấp cứu ban đầu : Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc thức ăn, biện pháp xử lý cấp cứu chung là : - Chống mất nước : + Chủ yếu là cho truyền dịch mặn, ngọt đẳng trương 1-2 lít. Chú trọng đặt biệt với trẻ nhỏ và người già. + Nếu không có điều kiện truyền được, cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng. + Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường, muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ. + Ngộ độc sắn nên cho uống nước đường, sữa, nước mật mía, mật ong - Chống nhiễm khuẩn : Thông thường cho uống Ganidan, Cloroxit, hoặc có thể dùng một số loại kháng sinh như : Amplicilin, Bactrim. - Chống truỵ tim mạch và trợ sức : Chủ yếu dùng long não, Vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thêm các thuốc hạ sốt, an thần. - Cho nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1-2 bữa để ruột được nghỉ ngơi. Trường hợp ngộ độc nặng và các loại gây độc nguy hiểm : nấm, sắn, cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa. * Đề phòng : - Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường - Phải đảm bảo tốt khâu vệ sinh công nghiệp thực phẩm và nội trợ. Chấp hành đầy đủ 10 điều qui định của bộ y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Không nên để người đang mắc các bệnh đường tiêu hoá, ngoài da, viêm tai, mũi, họng làm công việc chế biến thức ăn, trông trẻ - Với cá nhân chủ yếu giữ vệ sinh ăn uống : + Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước chưa đun sôi + Không ăn sống, ăn tái, ăn các thức ăn đã ôi, thiu, đồ hộp đã hỏng. + Phải bảo quản kĩ, không để ruồi, nhặng đậu vào thức ăn. + Không ăn nấm tươi, các loại nấm có hại hoặc nấm lạ. + Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc ăn. II/. BĂNG VẾT THƯƠNG : A). Mục Đích : - Băng nhằm bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm : từ không khí, quần áo, từ mặt da xung quanh vết thương. - Băng nhằm cầm máu tại vết thương : Mỗi vết thương rách da thịt điều chảy máu. - Băng nhằm bảo vệ vết thương : Chống cọ sát, va quẹt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tỉnh trong quá trình vận chuyển, giúp cho cơ thể thương binh mau chóng hồi phục. B). Nguyên Tắc Băng : Sau khi bị thương cần băng ngay, thương binh tự băng hoặc đồng đội băng giúp. - Phải bộc lộ vết thương trước khi băng và băng kín vết thương, khi băng phải thận trọng, tránh băng ngoài quần áo và băng không kín vết thương. - Băng chăt vừa phải, băng lỏng sẽ làm tuột vết thương khi vận chuyển, băng quá chặt sẽ gây đau đớn cho thương binh, máu lưu thông kém. - Băng sớm, băng nhanh, đúng qui trình thao tác kĩ thuật. Không làm bẩn vết thương khi băng, không dùng tay sờ mó vào vết thương, không dùng bất cứ vật gì như : (lá cây, vải bẩn) đắp phủ lên vết thương. C ). Kĩ Thuật Băng Vết Thương : 1). Các kiểu băng cơ bản : có 2 kiểu cơ bản nhất mà ta sử dụng băng cuộn. 1.1). Băng vòng xoắn (băng xoắn vòng) : Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo, từ dưới lên trên. - Đặt đầu cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt miếng gạc phủ kín vết thương), tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngữa lên trên. - Đặt vòng 2 đầu tiên cuốn đè lên nhau để giữ chặt đầu cuộn băng, cuốn nhiều vòng theo hướng từ dưới lên trên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước, cho đến khi băng kín toàn bộ vết thương. - Cố định vòng cuối của cuộn băng bằng cách : gài kim băng hoặc xé đôi đầu cuộn băng để buộc ở phía trên vết thương. - Cách băng này áp dụng băng ở các đoạn chi hình trụ như cánh tay, vùng ngực, vùng bụng. 1.2). Băng số 8 : Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có hai vòng đối xứng. - Băng số 8 phức tạp hơn băng vòng xoắn, xong chắc và thích hợp băng ở nhiều vị trí khác nhau : vai, nách, mông, bẹn, khuỷu, gối, gót chân, - Tuỳ theo trí định băng mà cách đưa cuộn băng theo hình số 8 khác nhau. 2). Aùp Dụng Cụ Thể : 2.1). Băng đoạn chi : Băng cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, đùi thường vận dụng kiểu băng vòng xoắn hoặc số 8. - Đặt 2 vòng cố định đầu tiên đè lên nhau để cố định đầu băng. - Đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8 - Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng. 2.2). Băng vai, nách : Vận dụng kiểu băng số 8. - Đặt 2 vòng cố định đầu tiên của cuộn băng ở đầu trên cánh tay bị thương. - Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, 2 vòng số 8 cuốn dưới 2 nách, bắt chéo nhau ở dưới vùng vai bị chấn thương. - Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng. 2.3). Băng vùng gối – gót chân – vùng khuỷu : - Băng mỏm gối, gót chân, mỏm khuỷu. Vận dụng kiểu băng số 8. - Đặt 2 vòng qua giữa gối (xương bánh chè) để cố định đầu băng. - Đưa cuộn băng cuốn quanh gối 1 vòng đi dần lên phía trên, 1 vòng đi dần xuống phía dưới gối cho đến khi kín vết thương. - Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng. - Băng gót chân, mỏm khuỷu giống băng mỏm gối. 2.4). Băng vùng khoeo, nếp khuỷu : Vận dụng kiểu băng số 8, bắt chéo ở khoeo. - Đặt 2 vòng ở đầu trên cẳng chân cố định đầu băng. - Đưa cuộn băng bắt chéo qua khoeo lên trên gối, băng vòng tròn ở trên gối rồi lại cho bắt chéo qua khoeo xuống cẳng chân, cứ băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương. - Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng. - Băng nếp khuỷu giống như băng khoeo. 2.5). Băng bàn tay, bàn chân : Vận dụng kiểu băng số 8. - Đặt 2 vòng cố định đầu băng ở sát đầu ngón chân. - Đưa cuộn băng đi theo hình số 8 vòng sau cổ chân và bắt chéo qua mu bàn chân. - Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng ở cổ chân. - Băng tay giống như băng bàn chân nhưng đường bắt chéo của băng là ở gan bàn tay. 2.6). Băng đầu (kiểu quai mũ) : Vận dụng kiểu băng số 8. - Buộc đầu ngoài của cuộn băng vào vai trái làm điểm tựa. - Đưa cuộn băng vắt ngang đầu từ trái sang phải làm 1 vòng xoắn ở mang tai phải. - Đưa cuộn băng đi 1 vòng tròn quanh đầu, sau đó băng qua đầu từ phải sang trái, từ trái sang phải xoắn qua 2 đầu băng ở 2 bên mang tai, các đường băng nhích dần từ giữa đỉnh đầu ra trước trán và sau gáy cho đến khi kín đầu - Buộc đầu cuối cuộn băng với đầu ngoài ở vai trái thành 1 vòng quai mũ dưới cằm. Phần III : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP I/. NỘI DUNG : - Cấp cứu các tai nạn thông thường - Băng vết thương. II/. THỜI GIAN : 135 phút III/. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP : 1). Tổ Chức : Luyện tập theo tổ học tập 2). Phương Pháp : - Lớp chia theo đơn vị 4 tổ học tập - Tổ học tập thành hàng ngang. - Từng cá nhân nghiên cứu 5-10 phút. - Từng đôi bạn học tập thay nhau băng chậm trên cơ thể của bạn mình với từng nội dung các kiểu băng. - Quá trình băng từng người theo dõi, góp ý cho nhau để nắm chắc nội dung từng kiểu băng ở các vị trí trên cơ thể. IV/. KHU VỰC LUYỆN TẬP : Sân trường THPT Lưu Tấn Phát V/. KÝ HIỆU LUUYỆN TẬP : - Một hồi cồi bắt đầu tập luyện - Hai hồi còi nghỉ giải lao - Ba hồi còi về vị trí tập trung. Phần VI : KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN I/. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 1). Mục Đích : Nhằm đánh giá chất lượng truyền đạt của người dạy và sự luyện tập của người học đối vơí các cách băng đơn giản, cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường. Để làm cơ sở khi vận dụng vào thực tế. 2). Yêu Cầu : - Kiểm tra phải trung thực - Người được kiểm tra phải biết vận dụng thuần thục các kiểu băng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. - Kết quả kiểm tra phải đạt từ khá trở lên II/. NỘI DUNG KIỂM TRA : - Kĩ thuật băng bó vết thương các vùng trên cơ thể. III/. THỜI GIAN KIỂM TRA : 45 phút IV/. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA : 1). Tổ Chức : Lấy đội hình lớp học để kiểm tra. 2). Phương pháp : Viết phiếu câu hỏi gọi tên lần lược từng học sinh vào bốc thăm và thực hành trả lời câu hỏi. V/. ĐỐI TƯỢNG THÀNH PHẦN KIỂM TRA : Toàn bộ học sinh theo đơn vị lớp học của khối lớp 10. VI/. ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA : Sân trường THPT LƯU TẤN PHÁT. VII/. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM : - Bàn học sinh, câu hỏi kiểm tra, sổ ghi điểm. - Băng cuộn, người phục vụ kiểm tra (HS cuối danh sách lớp) - Học sinh trang phục đúng quy định LỜI MỞ ĐẦU Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương nhằn giới thiệu cho các em học sinh biết nguyên nhân, chách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thông thường bằng biện pháp đơn giản. Băng bó vết thương bằng các cuộn băng và các phương tiện sẵn có tại chổ. Sau đây chúng ta sẽ vào nội dung chính của Bài Cấp Cứu Ban Đầu Các Tai Nạn Thông Thường Và Băng Bó Vết Thương.

File đính kèm:

  • docGDQP(4).doc
Giáo án liên quan