Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự - Trường THPT Chu Văn An

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giáo dục cho học sinh hiểu biết về hệ thống đào tạo trong quân đội nhân dân Việt Nam và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự; giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp quân sự, tự nguyện thi vào học trường quân đội, phục vụ quốc phòng.

II. NỘI DUNG THỜI GIAN

1/. Nội dung:

 - Hệ thống nhà trường trong quân đội – 30 phút.

 - Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội – 60 phút.

2. Trọng tâm:

Phần II: Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội – 60 phút

III. TỔ CHỨC

- Lấy lớp học để lên lớp.

- Trao đổi giáo viên – học sinh tại lớp.

IV. ĐỊA ĐIỂM

Ở trong lớp học.

V. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM

Giáo án của giáo viên, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, SGK GDQP 10 – NXBGD-2001.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự - Trường THPT Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ëc trương của các nghành đào tạo cũng như việc phân bố vị trí các trường, xây dựng cho học sinh lòng ham muốn tham gia vào lĩnh vục quốc phòng. Từ đó dẫn vào phần 2. GV: giảng bài thật sâu. HS: Lắng nghe và ghi chép. HS: Theo bài giảng của giáo viên có thể trao đổi những vấn đề chưa rỏ trong bài. GV: Treo bảng và giới thiệu cho học sinh về một số quy định. HS: Quan sát và ghi nhớ. Trao đổi với giáo viên những vấn đề chưa hiểu. BÀI 3 : NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ I – HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Tóm tắt quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống nhà trường quân đội. Sau khi đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, tiền thân của QĐNDVN ngày nay. Đảng và Bác Hồ đã chú trọng đến đào tạo cán bộ cho quân đội cách mạng. - Trường võ bị Trần Quốc Tuấn là trường đào tạo cán bộ quân đội đầu tiên, thành lập ngày 15/4/1945. Đó là tiền thân của trường sĩ quan Lục quân 1 ngày nay. Tiếp đó các trường lần lược ra đời: Học viện lục quân, ngày 7/71946 Học viện quân y, ngày 10/3/1949 Học viện hậu cần, ngày 3/3/1951 Học viện chính trị quân sự, ngày 25/10/1951 - Năm 1979, nhà nước quyết định đặt hệ thống nhà trường quân đội trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các học viện quân đội lần lược được nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ bật đại học và sau đại học. Năm 1998, nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo bật đại họccho toàn bộ các trường sĩ quan quân đội. Hiện nay, quân đội có 13 cơ sở được nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Các trường đã đào tạo được 2000 tiến sĩ và thạc sĩ thuộc các ngành : khoa học quân sự, khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục. Trong đó có trên 400 giáo sư, phó giáo sư, trên 200 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú. 2. Các học viện quân sự đào tạo đại học và sau đại học Học viện quốc phòng (Cầu Giấy – Hà Nội) Học viện lục quân (TP Đà Lạt). Học viện chính trị quân sự ( TX Hà Đông – Hà Tay). Học viện hậu cần (Long Biên – Hà Nội). Học viện kĩ thuật quân sự (từ năm 1991 được nhà nước cho mang thêm tên dân sự là trường đại học kĩ thuật Lê Quý Đôn – Nghĩa Đô – Hà Nội ). Học viện quân y ( TX Hà Đông – Hà tay). Học viện khoa học quân sự (tên cũ là trường đại học ngoại ngữ quân sự, Từ Liêm – Hà Nội ). Học viện hải quân (TP Nha Trang – Khánh Hoà). Học viện phòng không – không quân (do học viện không quân và học viện phòng không hợp nhất năm 1999 – Thanh Xuân - Hà Nội ). 3. Các trường đại học quân sự Sĩ quan Lục quân I ( Sơn Tay – Hà Tay ). Sĩ quan Lục quân II ( Long Thành – Đồng nai). Sĩ quan Pháo binh ( Sơn Tay – Hà Tay). Sĩ quan CHKT Công binh ( TX.TDM – Bình Dương). Sĩ quan CHKT Thông tin (TP. Nha Trang – Khánh Hoà). Sĩ quan CHKT Tăng – Thiết Giáp ( Tam Đảo – Vĩnh Phúc). Sĩ quan Đặc công ( Xuân Mai – Hà Tay). Sĩ quan Phòng hoá (Sơn Tay – Hà Tay). Đại học biên phòng (Sơn Tay – Hà Tay). *Thời gian đào tạo: + Học viện quân Y : 6 năm + Học viện kĩ thuật quân sự : 5 năm + Các học viện, các trường đại học: 4 năm. 4. Các trường quân sự khác trong hệ thống nhà trường quân đội Các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Các trường quân quân khu khác, quân sự quân đoàn . Các trường thiếu sinh quân . Các trường đào tạo nghề. Trường dự bị bay không quân . 5. Các trường quân đội có tuyển sinh từ thanh niên, học sinh ngoài quân đội và ngành nghề đào tạo Hàng năm Bộ Quốc Phòng có ban hành thông tư về tuyển sinh quân đội, trong đó xác định các trường quân đội có tuyển sinh từ thanh niên học sinh. Cụ thể như sau: Tuyển sinh đào tạo đại học Tuyển sinh đào tạo cao đẳng Tuyển sinh đào tạo phi công Tuyển sinh đào tạo nguồn dân tộc ít người. II- TUYỂN SINH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG QUẬN ĐỘI 1. Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh a) Đối tượng tuyển sinh Nam quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng có từ 1 năm tuổi quân trở lên ( tính đến hết tháng 9 năm thi). Nam thanh niện ngoài quân đội ( kể cả quân nhân , công nhân viên đã xuất ngũ) . - Thanh niên ngoài quân đội và hạ sĩ quan, binh sĩ quân nhân chuyên nghiệp, chưa tốt nghiệp đào tạo tiểu đội trưởng ( khẩu đội trưởng ), nếu trúng tuyển vào đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm học trước khi vào học chính khoá. b) Tiêu chuẩn tuyển sinh - Tự nguyện : + Thí sinh tự nguyện đăng kí dự tuyển vào các trường quân sự . + Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học + Khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác. - Về chính trị, đạo đức: + Lai lịch chính trị gia đình, bản thân rõi ràng , đủ điều kiện trở thành Đảng viên ĐCSVN . + Bản thân có phẩm chất đạo đức tốt . + Hạ sĩ quan, binh sĩ , quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng phải là đoàn viên TNCSHCM. - Về văn hoá: + Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT . + Qua kì thi tuyển sinh, thi đủ các môn quy định; không có môn thi bị điểm “0” và đạt điểm tuyển sinh quy định vào trường dự thi( hoặc qua dự thi đại học, tuyển thẳng theo quy định của nhà nước và Bộ Quốc Phòng ) . - Về thể lực: + Đạt sức khỏe loại 1 theo quy định; lấy loại 2 các trường hợp : người có hộ khẩu 3 năm trở lên ở các tỉnh phía nam; khu vực 1miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, người dân tộc ít người . + Không tuyển người : Có bệnh mãn tính, có các bệnh hoặc có tật như nói lắp, nói ngọng, câm, điếc, cận thị, viễn thị,có thể có dị dạng khác. + Ngoài tiêu chuẩn trên, đối với một số quân chủng, binh chủng, chuyên ngành đào tạo đặc biệt có tiêu chuẩn riêng theo chuyên ngành yêu cầu. - Về độ tuổi: + Nam thanh niên ngoài quân đội tuổi từ 17 – 21. + Quân nhân tại ngũ và xuất ngũ tuổi từ 18 – 23 (tính hết tháng 9 năm thi) . TIẾT DẠY THỨ : 2 Tiết theo PPCT: Ngày dạy: ------------------------------------------------------------------------------------------- Tổ Chức Tuyển Sinh Quân Sự a) Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự Hàng năm Hội Đồng tuyển sinh quân sự - Bộ Quốc Phòng ban hành thông tư tuyển sinh và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng . Các trường quân đội theo địa bàn được phân công, tới các địa phương để phối hợp tổ chức sơ tuyển . Sau khi sơ tuyển đủ tiêu chuẩn, thí sinh sẽ được báo thi . Xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm thi (kể cả điểm ưu tiên nếu có ) từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu mà Bộ Quốc Phòng quy định. Người trúng tuyển sẽ có giấy báo nhập học. b) Môn thi, nội dung và hình thức thi Môn thi : Từ năm 2001 thi 4 khối A,B,C,D theo quy định chung của nhà nước. Khối thi cụ thể của từng trường, hàng năm sẽ có công bố trong thông tư tuyển sinh của Bộ Quốc Phòng và cuốn “những điều cần biết về tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ”. Nội dung: Chương trình cuối cấp THPT Hình thức thi: thi viết c) Các móc thời gian tuyển sinh quân sự Thông tư tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc Phòng tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm. Thời gian đăng kí thi và sơ tuyển : Từ 10/2 – 10/4 hàng năm . Thời gian thi : Chung với các trường đại học cả nước. Thông báo kết quả, gọi nhập học : Tháng 8 Khai giảng năm học mới : Đầu tháng 9 3. Chính Sách Ưu Tiên Trong Tuyển Sinh Quân Sự Tất cả thí sinh thi vào các trường đại học trong quân đội điều được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn như quy định của nhà nước, bao gồm ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực. Cụ thể : - Thí sinh thi vào học viện kĩ thuật quân sự, Học viện quân , học viện khoa học quân sự , Đại học biên phòng. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển chọn theo quy định chung của nhà nước đối với các trường đại học ngoài quân đội. - Thí sinh thi vào các đại học trong quân đội còn lại, được ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực: + Ưu tiên theo đối tượng : Có 2 nhóm, nhóm 1 (ưu tiên 1) và nhóm 2 (ưu tiên 2). - Ưu tiên theo khu vực : Theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh của nhà nước . - Thí sinh được hưởng chínhn sách ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực. 4.Dự Bị Đại Học Bộ Quốc Phòng tổ chức các lớp đào tạo dự bị đại học theo quy chế tuyển sinh đại học của nhà nước đối với thí sinh là người dân tộc đặc biệt ít người, thí sinh đang sinh sống và có quê quán , hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên ở các tỉnh phía nam (từ quảng trị trở vào); quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở quần đảo trường Sa và các đảo khác được hưởng chính sách như đảo trường Sa. 5. Một Số Quy Định Đối Với Học Viên Đào Tạo Trong Nhà Trường Quân Đội . - Những thí sinh thanh niên ngoài quân đội, nếu trúng tuyển sẽ được đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm trước khi vào học chính khoá. - Bộ Quốc Phòng cấp quân trang, tiền ăn hàng ngày, phụ cấp theo quân hàm học viên hàng tháng theo chế độ quy định. Sau 1 năm học, những học viên xuất sắc được hưởng phụ cấp một lần bắng 6 lần phụ cấp quân hàm tháng đó. Nếu đạt loại giỏi 3 lần. 4. Củng cố bài học. 5. Dặn dò xuống lớp.

File đính kèm:

  • docGDQP10.doc