Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 31 - Tiết 63: Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến (tiếp)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học sinh được củng cố khái niệm đa thức một biến, nghiệm của đa thức và cách tìm nghiệm của đa thức một biến.

2. Kỹ năng:

- Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không.

- Rèn luyện kĩ năng tính toán giá trị của đa thức tại mỗi giá trị của biến số.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 31 - Tiết 63: Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 27 /3/2014 TUẦN 31 Ngày dạy / /2014 TIẾT 63 BÀI 9: NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh được củng cố khái niệm đa thức một biến, nghiệm của đa thức và cách tìm nghiệm của đa thức một biến. 2. Kỹ năng: - Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không. - Rèn luyện kĩ năng tính toán giá trị của đa thức tại mỗi giá trị của biến số. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác với bạn. Tập suy luận logic. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: SGK, giáo án, phấn màu, bảng phụ. - Học sinh : SGK, soạn bài, bảng nhóm, nháp, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP Luyện tập thực hành, thảo luận... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS1: Khoanh tròn vào đáp án đúng  Nghiệm của đa thức x2 - 2x + 1 là A. 1 B. - 1 C. 2 D. -2 HS2: Kiểm tra xem x = 1 có là nghiệm của đa thức x2 - 4x + 3 không ? 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1 : Chữa bài tập về nhà (10’) GV: Cho HS đọc lại yêu cầu bài 55/ 48 - SGK Học sinh xác định nội dung bài và làm việc cá nhân trả lời tại chỗ. GV: Vậy muốn tìm nghiệm của đa thức ta cần tìm giá trị của biến để đa thức nhận giá trị bằng 0 HS: Thực hiện câu b tại chỗ GV: Trình bày bảng ...phần b HS:Ghi nhớ cách lập luận cho các bài tương tự HĐ 2 : Làm các bài tập luyện (20’) HS: Làm bài 43/ 15 SBT- cá nhân, lên bảng thực hiện HS: Dưới lớp làm vở ghi - nhận xét, bổ sung ... GV: Vậy để chứng minh một số là nghiệm của đa thức Q(x) ta phải c/m điều gì. Ta chứng minh Q(x) = 0 tại giá trị của biến x = ... HS: Làm bài 44/ 16 SBT -cá nhân - lên bảng trình bày ... HS: Chia nhóm thực hiện - mỗi nhóm 2 phần - nhận xét, bổ sung và hoàn thiện các phần GV: Chốt cách làm ..... GV: Cho HS làm bài 49 trả lời tại chỗ - So sánh: x2 với 0 x2 + 1 với 0 Học sinh: x2 0 x2 + 1 > 0 1. Bài 55/ 48 – SGK. a) Tìm nghiệm của đa thức P(y) = 3y + 6 Ta có: 3y + 6 = 0 Þ 3y = 6 Þ y = 6: 3 = 2 Vậy y = 2 là nghiệm của đa thức P(y) b) Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm Q(y) = y4 + 2. - Ta có y4 ³ 0 với mọi giá trị của y Þ y4 + 2 > 0 với mọi giá trị của y Vậy không có giá trị nào của y để Q(y) = 0 do đó đa thức Q(y) vô nghiệm. Bài 43/ 15 – SBT Cho đa thức f(x) = x2 – 4x – 5 chứng tỏ rằng x = - 1 ; x = 5 là hai nghiệm của đa thức đó. Giải. f (-1) = (-1)2 – 4(-1) – 5 = 1 + 4 – 5 = 0 f (5) = 52 – 4. 5 – 5 = 25 - 20 – 5 = 0 chứng tỏ x = -1; x = 5 là hai nghiệm của đa thức đó. Bài 44/ 16 – SBT Tìm nghiệm của đa thức a) 2x + 10 b) c) x2 – x Giải a) Ta có: 2x + 10 = 0 Þ 2x = -10 Þ x = - 10: 2 = -5 Vậy x = -5 là nghiệm của đa thức 2x + 10 b) Ta có: Vậy là nghiệm của đa thức c) Ta có: x2 - x = 0 Þ x (x - 1) = 0 Þ x = 0 hoặc x - 1 = 0 Þ x = 0 hoặc x = 1 Vậy x = 0 ; x = 1 là hai nghiệm của đa thức x2 – x Bài 49/ 16 – SBT Chứng tỏ rằng đa thức x2 + 2 không có nghiệm Giải. Thực vậy ta có x2 0 với mọi x Vậy x2 + 2 > 0 x Do đó đa thức x2 + 2 không có nghiệm. 4. Củng cố (7’) GV: Hệ thống các dạng bài đã chữa và cách thực hiện .... - Cách tìm nghiệm của P(x): cho P(x) = 0 sau tìm x. - Cách chứng minh: x = a là nghiệm của P(x): ta phải xét P(a) + Nếu P(a) = 0 thì a là nghiệm. + Nếu P(a) 0 thì a không là nghiệm. HS: làm thêm các bài tập sau: Bài 45; ...; 50/ 16 SBT 5. Hướng dẫn về nhà(3’) - Học bài cũ: - Ôn lại bài học. Làm bài tập 54, 55, 56 (tr48-SGK); cách làm tương tự? - Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị tốt các bài về nhà, tiết sau ôn tập. Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập. V. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn 27 /3/2014 TUẦN 31 Ngày dạy / /2014 TIẾT 64 ÔN TẬP CHƯƠNG IV I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh được hệ thống lại các kiến thức cơ bản chương 4 thông qua các bài tập vận dụng và rèn luyện kĩ năng.. 2. Kỹ năng: - Biết cách vận dụng thành thạo kiến thức trong chương để giải quyết các bài tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác với bạn. Tập suy luận logic. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: SGK, giáo án, phấn màu, bảng phụ. - Học sinh : SGK, soạn bài, bảng nhóm, nháp, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP Nêu và giải quyết vấn đề. Luyện tập thực hành, thảo luận... IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: LÝ THUYẾT ( 12’) - GV nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đứng tại chỗ nhắc lại nội dung 4 câu hỏi SGK trang 49. - Học sinh đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác bổ sung cho hoàn chỉnh. 1. 2x2y3; 7xy2; 5x3y2; 2. Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. 3. Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. 4. Nếu x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó. Hoạt động 2: LUYỆN TẬP ( 30’) GV: Cho HS làm bài tập 57/ 49-SGK HS: Làm cá nhân vào vở – lên bảng cho các VD – mỗi ý chọn 3 VD GV: Yêu cầu HS xác định hệ số, biến số, bậc ... HS: Làm cá nhân tại chỗ sau đó lên bảng trình bày lấy các ví dụ minh hoạ. GV: Cho HS làm cá nhân bài 61/ 50 – lên bảng thực hiện. HS: Làm và nhận xét ... HS: thực hiện tại chỗ – xác định bậc và hệ số của mỗi đơn thức thu gọn. GV: Cho học sinh đọc yêu cầu bài HS: Làm cá nhân thực hiện vào nháp, Lên bảng trình bày, nhận xét và hoàn thiện bài GV: Nhắc nhở học sinh cẩn thận khi tính toán - Bài 57/ 49. Viết một biểu thức đại số của hai biến x và y thoả mãn từng điều kiện sau: Biểu thức đó là đơn thức VD: 3x2y3; -2axy2 ; ; ... b) Biểu thức đó là đa thức mà không phải là đơn thức VD: 2x4 - 3xy + 1; x – 2y2 ; -y + 4xy2 - ; ... Bài 61/ 50. Tính tích các đơn thức sau rồi tìm hệ số và bậc của tích tìm được. a) và - 2x2yz2 b) - 2x2yz và - 3xy3z Giải. (). (- 2x2yz2) = . (x.x2). (y.y3 ). z2 = x3.y4.z2 - Đơn thức có phần hệ số là và có bậc 9 (-2x2yz )(-3xy3z) = [(-2).(-3)]. (x2.x).(y.y3).(z.z) = 6x3y4z2 - Đơn thức có phần hệ số là 6 và có bậc 9 Bài 58/ 49. Tính giá trị mỗi biểu thức sau tại x = 1; y = -1; z = -2 a) 2xy(5x2y + 3x - z) b) xy2 + y2z3 + z3x4 Giải. Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức đã cho ta được. 2. 1. (-1). [5.12.(-1) + 3.1 – (-2)] = (-2). [(-5)+ 3 + 2] = (-2).0 = 0 Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức đã cho ta được. 1. (-1)2 + (-1)2.(-2)3 + (-2)3.14 = 1 + (-8) + (-8) = - 15 3. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’) GV: Hệ thống các dạng bài đã chữa và cách thực hiện .... HS: Ghi nhớ cách làm ...đặc biệt chú ý cách kiểm tra một số là nghiệm của đa thức và cách tìm nghiệm của đa thức ... Ôn lại các kiến thức cơ bản trong chương. Làm thêm các bài tập 63; 64; 65/ 50 V. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................ Long Hòa, ngày tháng năm 2014 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTUAN 31.doc