Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 10 - Tiết 20: Số vô tỉ - Khái niệm về căn cậc hai

I. MỤC TIÊU:

 - Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa 2 đại lượng tỷ lệ thuận. Nhận biết được 2 đại

lượng có tỷ lệ thuận hay không? Hiểu được tính chất của 2 đại lượng tỷ lệ thuận.

 - Kĩ năng: Biết cách tìm hệ số tỷ lệ qua 1 cặp giá trị tương ứng của 2 đại lượng tỷ lệ

thuận hoặc tìm giá trị 1 đại lượng khi biết hệ số tỷ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng

kia.

 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.

 - Thái độ: Có ý trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 10 - Tiết 20: Số vô tỉ - Khái niệm về căn cậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 7 MAI VĂN DŨNG Tuần10 Ngày soạn: 27/10/2013 Tiết 20 Ngày dạy: 31/10/2013 SỐ VÔ TỈ - KHÁI NIỆM VỀ CĂN CẬC HAI I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa 2 đại lượng tỷ lệ thuận. Nhận biết được 2 đại lượng có tỷ lệ thuận hay không? Hiểu được tính chất của 2 đại lượng tỷ lệ thuận. - Kĩ năng: Biết cách tìm hệ số tỷ lệ qua 1 cặp giá trị tương ứng của 2 đại lượng tỷ lệ thuận hoặc tìm giá trị 1 đại lượng khi biết hệ số tỷ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia. - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán. - Thái độ: Có ý trong học tập II.- Chuẩn bị: - Giáo viên: Nội dung kiến thức. - Học sinh: ôn lại 2 đại lượng tỷ lệ thuận đã học ở tiểu học. III.- Phương pháp. Phát hiện và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên và học sinh Bài ghi của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là số hữu tỉ? - Phát biểu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân? - Viết các số sau dưới dạng số thập phân: . Hoạt động 2: 1. Số vô tỉ - Xét bài toán. GV đưa bảng phụ hình vẽ 5: GV yêu cầu HS tính S hình vuông AEBF và S hình vuông ABCD? Tính AB ? - GV HD: Gọi độ dài cạnh AB là x(m) (x>0). Hãy biểu thị diện tích hình vuông ABCD theo x. HS tính: - S hình vuông AEBF là: 1 . 1 = 1 (m2) - S hình vuông ABCD là: 2 . 1 = 2 (m2) Ta có x2 = 2 - GV giới thiệu: Không có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng hai và tính được: x = 1,41421356237095... - Em có nhận xét ghi về số này? - GV: Đây là số thập phân vô hạn không tuần hoàn ta gọi là số vô tỉ. - Vậy số vô tỉ là gì? - Số vô tỉ khác với số hữu tỉ ở những điểm nào? - GV tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là I? 1/ Số vô tỉ : a/ Khái niệm : SGK b/ Kí hiệu : Tập hợp các số ô tỉ kí hiệu là I. Hoạt động 3: 2. Khái niệm về căn bậc hai - GV hãy tính: 32 = ....; (-3)2 = ......; 02 = ........ - HS tính: 32 = 9; (-3)2 = 9; 02 = 0 - GV: Ta nói 3 và -3 là căn bậc hai của 9. - GV: tương tự hãy tìm các căn bậc hai của 4 ? - HS trả lời: 2 và -2. - GV: Vậy căn bậc hai của một số a không âm là số như thế nào? - HS trả lời như SGK. - GV: Khẳng định: Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau : số dương kí hiệu là và số âm kí hiệu -. Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết = 0. Ví dụ: Số 16 có căn bậc hai là: = 4 và -= -4 - Tìm căn bậc hai của ; -16 ; 3 ; ? - HS thực hiện. Không có căn bậc hai của -16 vì không có số nào bình phương lên bằng -16. - GV giới thiệu chú ý như SGK. - GV cho học sinh làm ?2 * GV : ở bài toán trên x2 = 2 với x>0 nên x = là độ dài đường chéo của hình vuông cạnh là 1. - Không giới thiệu các sốlà các số vô tỉ. 2/ Khái niệm về căn bậc hai: Định nghĩa: SGK + Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau : số dương kí hiệu là và số âm kí hiệu -. + Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết = 0. VD: a) Căn bậc hai của 16 là 4 và =- 4 b) Căn bậc hai của là = và =-. c) Căn bậc hai của 3 là và - Hoạt động 4: Luyện tập + Củng cố - GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bài 82/41; 83/41 SGK. - HS hoạt động theo nhóm. - Nhận xét bài làm của vài nhóm Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm. - Phân biệt số hữu tỉ và số vô tỉ. - Làm bài tập 83, 84, 86/41,42 SGK ,Bài 106, 107, 110, 114/18,19 SBT.

File đính kèm:

  • docTIET20.doc
Giáo án liên quan