1. Kiến thức :
- Học sinh nắm được định nghĩa đa thức một biến, bậc của đa thức một biến.
- Học sinh biết ký hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức một biến theo lũy thừa giảm dần hoặc tăng dần của biến.
2. Kỹ năng :
- Biết tính giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.
- Biết tìm bậc của đa thức một biến.
5 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Bài 7: Đa thức một biến (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Ngày soạn:15/3/2014 Môn: Đại số 7
Ngày dạy:19/3/2014 Tiết PPCT: 62
§7. ĐA THỨC MỘT BIẾN (TIẾT 1)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức :
- Học sinh nắm được định nghĩa đa thức một biến, bậc của đa thức một biến.
- Học sinh biết ký hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức một biến theo lũy thừa giảm dần hoặc tăng dần của biến.
2. Kỹ năng :
- Biết tính giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.
- Biết tìm bậc của đa thức một biến.
3. Thái độ :
- Hứng thú trong quá trình học tập , cẩn thận trong quá trình làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, bảng phụ, giáo án, thước kẻ, phấn,...
HS: - Ôn khái niệm đa thức, bậc của đa thức, cộng trừ đa thức.
Chuẩn bị đầy đủ sách, vở, bút,....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định trật tự lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5p)
Câu hỏi: Nhắc lại khái niệm về đa thức và bậc của đa thức. Lấy ví dụ về đa thức ?
Trả lời: - Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng là một hạng tử của đa thức đó.
Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
Ví dụ: 3x3y + 5x + 7y2 ; ....
Bài mới:
Đặt vấn đề: Cô có các biểu thức sau:
A = 7y2 – 3y + 12
B = 2x5 – 3x + 7x3 + 4x5 + 12
Các biểu thức A, B có phải là các đa thức không ? Những đa thức như A, B ta gọi là đa thức một biến. Vậy đa thức một biến được định nghĩa như thế nào thì ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung Ghi bảng
20’
Hoạt động 1: Đa thức một biến
GV : - C¸c h¹ng tö cña ®a thøc A và B cã ®Æc ®iÓm g×?
GV: -Thế nào là đa thức một biến ?
GV: -Hãy lấy ví dụ về đa thức một biến ?
GV: -Hãy giải thích ở đa thức A tại sao lại coi là đơn thức của biến y ?
GV giới thiệu chú ý (SGK)
GV:- BiÕn trong ®a thøc A lµ biÕn nµo? Khi đó ta nãi A(y) lµ ®a thøc cña biÕn y.
B(x) lµ ®a thøc cña biÕn nµo?
GV:- Cho học sinh làm ?1
Tính A(5), B(-2) ?`
-Tìm bậc của mỗi đa thức trên ?
GV: -Bậc của đa thức một biến là gì?
GV yêu cầu học sinh làm bài tập 43 (SGK)
GV kết luận.
GV yêu cầu làm bài tập sau:
Các đa thức sau, đa thức nào là đa thức một biến, tìm bậc của đa thức đó.
5x2 + 3y3
2x + 15
x3 – 3x2 +9
2xy – 13y2
HS: Các h¹ng tö chØ cã 1 biÕn gièng nhau.
HS: Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
HS: Lấy ví dụ theo yêu cầu.
HS: Ta có: nên cũng được coi là đơn thức của biến y
HS: là biến y.
HS: là đa thức của biến x.
HS: A(5) = 160,5
B(-2) = -241,5
-HS: bậc của A là 2, bậc của B là 5.
HS: Là số mũ cao nhất của biến trong đa thức
HS làm bài tập 43 (SGK)
HS trả lời: các biểu thức b); c) là các đa thức một biến.
1.Đa thức một biến
Ví dụ:
B= 2x5 – 3x + 7x3 + 4x5 + 12
*Định nghĩa: Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
*Chú ý: Mỗi số cũng được coi là một đa thức một biến.
-Viết
A(y): Đa thức của biến y
B(x): Đa thức của biến x
?1: Tính:
B(-2)= 2(-2)5 – 3(-2) + 7(-2)3 +4(-2)5 + 12
B(-2) = -241,5
*Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
Bài 43 (SGK)
a)
có bậc 5
b) có bậc 1
c) có bậc 3
d) có bậc 0
13’
Hoạt động 2: Sắp xếp một đa thức.
GV: yêu cầu các nhóm HS tự đọc SGK, rồi trả lời câu hỏi:
-Để sắp xếp các hạng tử của 1 đa thức trước hết ta thường phải làm gì ?
-Có mấy cách sắp xếp một đa thức ? Nêu cụ thể ?
GV: yêu cầu học sinh làm ?3 và ?4 (SGK)
-Gọi 3 HS lên bảng trình bày bài
-Có nhận xét gì về bậc của Q(x) và R(x) ?
-GV nêu phần nhận xét và giới thiệu về hằng số
GV kết luận và nêu chú ý.
HS:
- Trước hết phải thu gọn đa thức.
-Có 2 cách: sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến và sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến.
Học sinh thực hiện ?3 và ?4 vào vở
Ba HS lên bảng trình bày lời giải của bài tập, mỗi HS làm một phần
HS: Q(x) và R(x) đều có bậc 2
2. Sắp xếp một đa thức:
Ví dụ: Sắp xếp đa thức:
-Theo lũy thừa giảm của biến
-Theo lũy thừa tăng của biến
?3: Sắp xếp B(x) theo lũy thừa tăng của biến
B= 12 - 3x+7x3+ 6x5
?4: Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm của biến:
*Nhận xét: Mọi đa thức bậc 2 của biến x, sau khi đã sắp xếp các hạng tử của chúng theo lũy thừa giảm của biến, đều có dạng: ax2+bx+c.
*Chú ý: Trong các biểu thức đại số mà các chữ đại diện cho các số xác định cho trước. Để phân biệt với biến, người ta gọi những chữ như vậy là hằng số (gọi tắt là hằng).
Củng cố: (5p)
-HS nh¾c l¹i: ThÕ nµo lµ ®a thøc mét biÕn, bËc cña ®a thøc mét biÕn.
-Làm các bài tập sau:
1) Tính giá trị của đa thức P(x)= x2 - 6x + 9 tại x = -3.
2) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức sau theo lũy thừa giảm của biến:
P(x)= 2 + 5x2 - 3x3 + 4x2 - 2x - x3 + 6x5
Q(x)= x2 + 2x4 +4x3 – 5x6 + 3x2 - 4x -1.
Đáp án: 1) P(-3) = 36
2) P(x) = 6x5 - 4x3 + 9x2 -2x +2
Q(x) = -5x6 + 2x4 + 4x3 + 4x2 -4x -1
Dặn dò: (1p)
-Nắm chắc định nghĩa đa thức một biến và bậc của đa thức một biến.
- Đọc trước lý thuyết của phần 3 để chuẩn bị cho tiết sau.
File đính kèm:
- Da thuc mot bien.docx