Bài giảng Kể chuyện ( 15 ) : kể chuyện đã nghe , đã đọc

Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

 - HIểu ý nghĩa truyện , tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể.

 - Lời kể chân thật , sinh động , giàu hình ảnh và sáng tạo.

 - Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu

 

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kể chuyện ( 15 ) : kể chuyện đã nghe , đã đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện ( 15 ) : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu : - Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - HIểu ý nghĩa truyện , tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể. - Lời kể chân thật , sinh động , giàu hình ảnh và sáng tạo. - Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. II. Đồ dùng dạy học : - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với trẻ em. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể truyện Búp bê của ai ? bằng lời của búp bê. - Gọi 2 HS đọc phần kết truyện với tình huống : cô chủ cũ gặp búp bê trên tay cô chủ mới. - Nhận xét HS kể chuyện và cho điểm HS. 2. Bài mới : 2.1. Giới thiệu bài : - Kiểm tra HS chuẩn bị truyện có nhân vật là đồ chơi hoặc con vật gần gũi với trẻ em. - Giới thiệu : Tuổi thơ chúng ta có những người bạn đáng yêu : đồ chơi , con vật quen thuộc. Có rất nhiều câu chuyện viết về những người bạn ấy. Hôm nay , lớp mình sẽ bình chọn xem bạn nào kể câu chuyện về chúng hay nhất. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện : a. Tìm hiểu đề bài : - Gọi HS đọc yêu cầu. - Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện. + Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em? - Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe. b. Kể trong nhóm : - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa truyện. GV đi giúp đỡ các em gặp khó khăn. Gợi ý : + Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm. + Kể câu chuyện phải có đầu ,có kết thúc , kết truyện theo lối mở rộng. c. Kể trước lớp : - Tổ chức cho HS thi kể. - Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tích cách nhân vật , ý nghĩa truyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện đã nghe cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. HS thực hiện yêu cầu. Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các tổ viên. Lắng nghe. 1 HS đọc thành tiếng. Lắng nghe. + Chú lính chì dũng cảm – An-đec-xen. + Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài. + Chú Đất Nung - Nguyễn Kiên. + Truyện Chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện Võ sĩ bọ ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. +Truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ! Chú mèo đi hia ! Vua lợn ! Chim sơn ca và bông cúc trắng ! Con ngỗng vàng ! Con thỏ thông minh ! … 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu. + Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về con thỏ thông minh luôn giúp đõ mọi người , trừng trị bọn gian ác. + Tôi xin kể câu chuyện “ Chú mèo đi hia “. Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ. + Tôi xin kể chuyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài. 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện , trao đổi với nhau về nhân vật , ý nghĩa truyện. 5 đến 7 HS thi kể. HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

File đính kèm:

  • docKCHUYN~115l.DOC
Giáo án liên quan